Khám phá những ưu nhược điểm của kênh bán hàng trực tiếp hiện nay
Theo dõi viecday365 tạiThời đại 4.0 lên ngôi, nhu cầu mua sắm hàng hóa ngày càng cao, do vậy mà các doanh nghiệp, cửa hàng luôn tìm kiếm các kênh bán hàng hiệu quả cho mình. Trong các kênh bán hàng, kênh bán hàng trực tiếp được xem là kênh phân phối các sản phẩm trực tiếp đến khách hàng mà không qua bất kỳ đại lý trung gian nào. Vậy kênh bán hàng trực tiếp là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của kênh bán hàng trực tiếp nhé!
1. Kênh bán hàng trực tiếp là gì?
Bán hàng trực tiếp là bán hàng cho khách hàng tại một địa điểm nào đó, có thể là vật lý tĩnh hoặc thương mại. Các giao dịch trong bán hàng trực tiếp có thể thông qua bản demo trực tiếp hoặc các thỏa thuận cá nhân.
Để bán hàng qua kênh trực tiếp, người bán cần xây dựng cũng như quản lý một đội ngũ bán hàng và nhóm bán hàng cần phải sát với thị trường mục tiêu của bạn. Do đó, nếu bạn bán hàng ở nhiều kênh khác nhau, bạn có thể cần thêm các chi phí quản lý.
2. Những ưu nhược điểm của kênh bán hàng trực tiếp là gì?
2.1. Tìm hiểu ưu điểm của kênh bán hàng trực tiếp
So với các kênh bán hàng khác, bán hàng trực tiếp là một hình thức bán hàng vô cùng khôn ngoan bởi nó có những ưu điểm cực kỳ lớn.
2.1.1. Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, kênh bán hàng trực tiếp sẽ tiết kiệm hiệu quả các chi phí thuê mặt bằng làm địa điểm bán hàng hoặc hoạt động tiếp thị quảng cáo. Doanh nghiệp vẫn có thể trở thành nhà phân phối các sản phẩm cho công ty và tiếp cận được một lượng khách hàng lớn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tăng cao doanh số và mở rộng được thị trường, mạng lưới kinh doanh.
2.1.2. Đối với khách hàng
Khách hàng không cần thông qua các đại lý hay cửa hàng, dễ dàng mua được hàng hóa, sản phẩm trực tiếp từ công ty. Người mua hàng sẽ tránh được tình trạng mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái hay hàng giả. Đồng thời, khách hàng có thể trở thành nhà phân phối để kiếm thêm thu nhập.
2.1.3. Đối với người tham gia
Người bán chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ khi tham gia kênh bán hàng trực tiếp. Họ có thể tự chủ về thời gian bán hàng và làm việc linh hoạt. Đặc biệt, doanh thu của họ sẽ không phải chia sẻ cho doanh nghiệp hay bất kỳ ai và nguồn thu nhập không giới hạn.
2.1.4. Đối với xã hội
Kênh bán hàng trực tiếp được xem là phương pháp kích cầu cực kỳ cao, giúp số đông lao động giải quyết nhu cầu việc làm. Đồng thời, tình trạng thất nghiệp trong xã hội sẽ được giảm bớt.
2.2. Vậy kênh bán hàng trực tiếp có nhược điểm hay không?
Ngoài các ưu điểm vượt trội, kênh bán hàng trực tiếp còn có một số nhược điểm nhất định.
2.2.1. Đối với doanh nghiệp
Một doanh nghiệp khi tham gia vào hình thức bán hàng trực tiếp sẽ có rất nhiều nhà phân phối khác nhau. Tuy việc này giúp doanh nghiệp tao ra doanh thu, nhưng các hành vi của nhà phân phối doanh nghiệp sẽ khó mà kiểm soát được.
Thực tế, có nhiều nhà phân phối không có năng lực kinh doanh, khi không bán được sản phẩm sẽ quay ra đổ lỗi cho doanh nghiệp, do rằng doanh nghiệp lợi dụng họ hoặc cho rằng sản phẩm này không hề tốt. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không thể kiểm soát hết các nhà phân phối, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm thiểu.
2.2.2. Đối với người bán
Người bán hàng cần có mạng lưới bán hàng thì mới có thể có được mức thu nhập mong muốn, vì hình thức bán hàng theo kênh trực tiếp có sức cạnh tranh vô cùng lớn. Mặt khác, một số đối tượng bán hàng trực tiếp bất chính xuất hiện trong xã hội, khiến khách hàng đánh đồng lừa đảo. Do vậy mà để trụ lại với ngành, người bán phải chịu được rào cản và sức ép từ dư luận.
2.2.3. Đối với người mua
Vì người mua không biết được giá cụ thể của các sản phẩm nên có thể mua hàng với giá cao hay bị hớ. Đồng thời, người bán không phải lúc nào cũng túc trực trên các kênh bán hàng, vì vậy người mua có thể gặp phải bất tiện.
2.2.4. Đối với xã hội
Có một số người trực lợi kênh bán hàng trực tiếp có sự quản lý lỏng lẻo để bán hàng bất chính, khiến nhiều người bị lừa gây bức xúc xã hội. Do đó mà nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm về mô hình này. Chẳng hạn như: Bán hàng trên mạng xã hội Facebook, người bán đăng tải hình ảnh cực kỳ lung linh, nhưng khi người mua nhận về lại là một đống đồ cũ rích, khiến nhiều người cực kỳ bức xúc.
3. Những kênh bán hàng trực tiếp hiệu quả nhất
3.1. Bán hàng qua fanpage
Mạng xã hội Facebook được đánh giá là có lượt người dùng cao nhất, do đó mà bán hàng online qua các fanpage trên Facebook vẫn được nhiều người ưa chuộng. Vì Facebook có đông đảo người dùng nên bạn dễ dàng tiếp cận được các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp hay tương tác qua các bài viết trên fanpage bán hàng của bạn.
Để fanpage của mình phát triển hiệu quả, bạn cần đăng tải các hình ảnh chất lượng, content hay, các video đăng tải cần là video quay thật sản phẩm, tổ chức các sự kiện hay minigame để tăng tương tác và thu hút khách hàng tham gia. Bên cạnh đó, để fanpage tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn có thể kết hợp chạy quảng cáo trên fanpage của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể livestream bán hàng trên fanpage của mình, kết hợp với các phần mềm chốt đơn tự động và phần mềm quản lý bán hàng, ví dụ như phần mềm quản lý bán hàng 365. Đây sẽ là hình thức giúp bạn đem về số lượng đơn hàng cực kỳ “khủng”.
3.2. Sàn thương mại điện tử
Đại dịch Covid-19 ngày càng gia tăng kết hợp với 4.0 ngày càng phát triển, kéo đến người mua sắm trên các sàn thương mại ngày càng tấp nập. Bạn nên tận dụng các kênh bán hàng online trên Shopee, Tiki, Lazada… Đây là những sàn thương mại điện tử được người dùng cực kỳ ưa chuộng. Đồng thời, tỷ lệ khách hàng sẽ tăng cao vào các ngày hội chốt đơn và săn sale, bán hàng 1k vào các ngày tháng trùng nhau, thu hút được khách hàng tiềm năng cực kỳ quan tâm, nhờ đó các chủ shop có thể nhanh chóng chốt đơn.
3.3. Website bán hàng
Google là công cụ tìm kiếm hàng đầu, do đó nhiều người dùng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm trên đây và website chính là công cụ hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Thực tế, có nhiều khách hàng nhận định rằng khi thấy website bán hàng được đầu tư chuyên nghiệp, khách hàng sẽ gia tăng mức độ tin tưởng, giúp doanh nghiệp tạo được uy tín và quyết định mua hàng của người dùng sẽ đưa ra nhanh hơn.
Tuy vậy, để tạo một website bán hàng chuẩn, các chủ shop cần rảnh về công nghệ và biết coding, hoặc sẽ phải tốn khá nhiều chi phí để thuê đơn vị thiết kế website bán hàng.
3.4. Bán hàng qua Zalo
Theo báo cáo mới của Zalo, đã có hơn 100 triệu dùng tại Việt Nam, do đó mà kênh bán hàng trực tiếp qua Zalo cũng đem lại hiệu quả cực kỳ cao mà lại hoàn toàn miễn phí. Có thể thấy, Zalo là kênh bán hàng vô cùng thu hút khách hàng tiềm năng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đa dạng về độ tuổi, sở thích, hành vi, thu nhập…
3.5. Bán hàng qua Instagram
Thông thường, độ tuổi trung bình sử dụng Instagram trung bình từ 16-25 tuổi, vì vậy nếu sản phẩm của bạn phù hợp với các đối tượng này thì đừng bỏ lỡ kênh bán hàng tiềm năng này nhé! Đặc biệt, khả năng chuyển đổi đơn hàng và tỷ lệ tương tác cực kỳ cao, do đó mà những ngành bán hàng về thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện là vô cùng phù hợp.
Tuy nhiên, để bán hàng hiệu quả cao trên Instagram, bạn cần thu hút được sự quan tâm của khách hàng bằng cách đầu tư vào các hình ảnh, tạo ra những câu chuyện mang thương hiệu riêng của mình, từ đó tăng được tỷ lệ chốt đơn cao.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được ưu nhược điểm của kênh bán hàng trực tiếp và những kênh bán hàng hiệu quả qua hình thức trực tiếp. Đây là một hình thức bán hàng vô cùng lớn, đem lại rất nhiều ưu điểm khác nhau, đặc biệt là tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chốt đơn nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn lựa kênh bán hàng trực tiếp hiệu quả nhất để chú trọng đầu tư vào nó nhé! Chúc bạn thành công!
1581 0