Trình bày trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc như thế nào?
Theo dõi viecday365 tạiMột đơn xin việc của ứng viên khi có trình độ ngoại ngữ được thể hiện phù hợp và bắt mắt sẽ luôn là điểm cộng trước mắt nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Bởi vậy việc mà việc nắm bắt được cách trình bày trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc đúng chuẩn thì sẽ luôn là cơ hội dành cho bạn để lọt vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, nên làm thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về vấn đề, đừng bỏ qua để tránh sự đáng tiếc nhé!
1. Tầm quan trọng của trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc
Việc trình bày trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc đã dần trở thành xu hướng HOT của nhiều bạn trẻ để qua đó có thể nắm bắt được cơ hội việc làm tại các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc show trình độ ngoại ngữ tại đơn xin việc đâu chỉ vậy, đối với nhà tuyển dụng đó còn là cách để sàng lọc ứng viên chất lượng dành cho đảm nhận các vị trí quan trọng.
Một ứng viên không có khả năng giao tiếp với khách hàng cũng như đồng nghiệp hay quản lý thì sự tồn tại của doanh nghiệp là không thể. Nhất là khi thời buổi hội nhập toàn cầu hóa đồng nghiệp, đối tác hay sếp của có thể chính là người nước ngoài và am hiểu ngoại ngữ là cách để bạn giao tiếp, trao đổi. Hơn nữa là các nhà tuyển dụng hiện nay sẽ thường tìm kiếm các ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt vì qua đó thể hiện được cái nhìn về truyền đạt thông tin của ứng viên tới người khác.
Việc sở hữu các kỹ năng ngoại ngữ đối với bạn không chỉ cung cấp một nền tảng giao tiếp tốt mà còn là cách để phản ánh về chính trình độ văn hóa. Do đó mà ngoại ngữ đã càng trở nên quan trọng hơn đối với nguồn nhân lực doanh nghiệp đặc biệt khi nền kinh tế hội nhập không chỉ một lĩnh vực mà là tất cả các lĩnh vực xã hội tồn tại.
Điều đó lại càng khẳng định hơn nữa khi mà trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc là nhân tố quan trọng bên cạnh các nhân tố khác như trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm, am hiểu kiến thức. Thông qua chứng chỉ, năng lực giao tiếp của bạn mà cơ hội với một cuộc hẹn phỏng vấn với nhà tuyển dụng được mở ra. Hay cạnh đó đây cũng là điều quyết định về chính mức lương, cơ hội phát triển thăng tiến tại tương lai sau này của bạn.
Ngoài ra, dù đơn xin việc của bạn là tiếng anh hay tiếng việt hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác thì đều có vai trò quan trọng như nhau. Đều là sự thu hút điểm nhìn từ nhà tuyển dụng và bạn có thể “đốn gục” họ theo các bí quyết dưới đây.
2. Thể hiện trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc, bạn đã biết chưa?
2.1. Đưa vào đơn xin việc chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp?
Trình độ ngoại ngữ sẽ luôn là điểm cộng lớn dành cho lá đơn xin việc của bạn và đó còn là sự tác động hỗ trợ tới chính các danh mục khác được cho là có sự thiếu sót. Đặc biệt khi bạn là sinh viên chuẩn bị ra trường hoặc đang còn đi học nhưng muốn tham gia đảm nhận vị trí, dù kinh nghiệm của bạn chưa có nhiều nhưng ngoại ngữ sẽ giúp bạn thể hiện về việc dễ tiếp thu, học hỏi nhanh. Hơn nữa đó còn là cách để bạn có thể ứng dụng và vận dụng cho thực tế khi làm việc tạo nên hiệu quả năng suất.
Ví dụ như đối với một hồ sơ của ứng viên tham gia tình nguyện thì điều cần nhấn mạnh đó là Highlight nhiều hơn vào trình độ ngoại như để có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở trên toàn thế giới.
Ở một khía cạnh khác thì việc bạn cung cấp các chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp còn giúp chứng minh cho trình độ của mình và mô tả được kỹ năng có sự phù hợp. Việc nâng cao trình độ đó có thể là tham gia vào các kỳ thi để được kiểm tra và đánh giá cấp độ của bạn, bạn nên biết rằng trình độ các cao vị trí bạn nắm giữ cũng sẽ tương xứng. Chẳng hạn tiếng anh sẽ có các chứng chỉ về (IELTS, TOEFL, TOEIC) để đánh giá, tiếng hàn có chứng chỉ về (TOPIK, KLAT, KLPT),...
2.2. Nổi bật khả năng ngoại ngữ với kinh nghiệm liên quan
Một điều có vẻ đã quá rõ ràng khi mà trình độ ngoại ngữ của bạn có liên quan trực tiếp tới công việc mà bạn mong muốn và có sự thể hiện tốt. Nếu bạn không có không có chứng chỉ thể hiện trình độ thì sao? Đừng lo lắng về điều đó vì bạn còn có cách thể hiện các đó và đôi khi nhà tuyển dụng cũng sẽ không yêu cầu về điều này tại đơn xin việc đâu nhé. Bạn chỉ cần đơn giản là Show ra về các công việc thực tế ngoại ngữ đã từng tham gia để bù trừ chứng chỉ, đôi khi sự đánh giá còn cao hơn rất nhiều.
Tuy thế, bạn cũng cần suy nghĩ về công việc hàng ngày cụ thể cần thực hiện và trách nhiệm mà bạn đảm nhận là gì? Đặc biệt là khi mà bạn đã trúng tuyển vào vị trí và có thể tham gia làm việc. Ví dụ như một công việc liên quan tới bán hàng thì việc bạn biết nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn. Nếu như bạn là một nhân viên đảm nhận việc hỗ trợ khách hàng thì hãy nắm bắt về công ty đó có trụ sở ra sao, đặt tại nước nào? Tìm hiểu trước vấn đề sẽ luôn là điều kiện tốt dành cho bạn để có thể nắm bắt được sự phát triển trong tương lai gần.
Ngoài ra bạn cũng nên nắm bắt về chính một nguyên tắc nhỏ là nếu như làm việc với nhiều thành viên và bạn đóng vai trò quan trọng thì kỹ năng ngoại ngữ giúp bạn giao tiếp tốt. Có thể hiểu được ý của đồng nghiệp và thống nhất về một kết quả tốt nhất.
2.3. Từ ngữ chuyên ngành - Đừng ngại ngùng sử dụng
Trình độ ngoại ngữ của bạn phụ thuộc vào chính sự thành thạo của bạn về việc sử dụng ngôn ngữ và cách ứng dụng thực tế. Nếu vị trí bạn ứng tuyển thật sự bắt buộc về ngoại ngữ thì hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc viết về chúng. Sử dụng các thuật ngữ dành cho chuyên ngành để thể hiện cho mẫu đơn xin việc của bạn trở nên sáng tạo hơn, độc đáo hơn so với các ứng viên khác.
Bạn nên đưa kết hợp sự đan xen với phần học vấn hoặc chính kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trước đó để tăng về sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc thể hiện được sự hiểu biết của bạn nhiều hơn. Lựa chọn thuật ngữ chuyên môn với nghĩa đơn thay vì từ đa nghĩa gây nên sự hiểu nhầm về mục đích hướng tới.
3. Trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc không nên thể hiện khi nào?
3.1. Khi ngoại ngữ của bạn không nổi bật
Điều cần tránh đó là việc bạn đừng cố ý thổi phồng quá nhiều tại đơn xin việc, nói quá nhiều về trình độ ngoại ngữ của bản thân đối khi thiếu đi sự trung thực lại là điểm trừ đó. Tất nhiên khi tham gia cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ luôn có nhiều phép thử để phát hiện về sự thật ra sao?
Trình độ ngoại ngữ sẽ luôn là căn cứ cần thiết để phân biệt ứng viên cho các vị trí cao cùng mức thu nhập tốt và cơ hội rộng mở. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngọa ngữ được thể hiện cũng là tốt đặc biệt khi mà trình độ của bạn là sơ cấp hoặc vị trí ứng tuyển không cần tới ngoại ngữ quá nhiều. Hãy lựa chọn phương án tốt hơn về việc yêu cầu cần trau dồi ngoại ngữ thêm sự nghiêm túc của bạn về học tập sẽ được đánh giá tốt hơn. Thay vì cố gắng nhận lại mặt trái từ trình độ mình thể hiện trong đơn xin việc đem lại.
3.2. Vị trí sử dụng ngoại ngữ như “cơm bữa”
Chúng ta không thể phủ nhận về hiệu quả của trình độ ngoại ngữ khi được viết vào đơn xin việc hay CV về việc làm bật hơn về ứng viên. Vấn đề là ở chỗ bạn “làm màu” không đúng lúc khi mà công việc bạn ứng tuyển lại sử dụng ngoại ngữ am hiểu đó hàng ngày để giao tiếp.
Cái dở xảy ra là khi bạn đưa yếu tố đó không chỉ không lấy được lòng của nhà tuyển dụng mà còn chiếm quá nhiều về không gian của đơn xin việc. Tạo nên sự thừa thãi không cần thiết và tất nhiên điểm trừ đã được dành cho bạn và chính bạn đã biến yếu tố đó thành sự thất bại cho chính mình. Do đó việc lựa chọn thật kỹ lưỡng về các vị trí cùng là điều bạn cần quan tâm ngay từ đầu.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
4. Ngoại ngữ cùng tác dụng ngược “hái” được trong đơn xin việc
4.1. Bạn trình bày chung chung
Bất kỳ một vấn đề nào cũng vậy đừng nên trình bày chung chung điều đó tạo nên sự khó hiểu và nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá năng lực của bạn không có sự am hiểu sâu về chuyên môn. Dù là ngôn ngữ nếu bạn biết về một ngôn ngữ thì lời khuyên dành cho bạn là không nên ghi kỹ vào đơn xin việc của mình. Vì đó sẽ là không cần thiết cho các trường hợp như bạn chỉ viết thành thạo tiếng anh mà trong khi công việc ứng tuyển lại yêu cầu về nói. Bạn ghi vào hồ sơ xin việc thì đó chỉ là đang tăng thêm sự dài dòng cho hồ sơ mà thôi.
4.2. Ngoại ngữ của bạn đúng “Dởm” chứ không phải “Rởm”
Tại sao lại nói như vậy thì chúng ta có thể thấy với thực tế điều “tối kỵ” cho đơn việc đó là việc bạn “nói dối” về trình độ ngoại ngữ của mình. Nếu như nhà tuyển dụng nhận ra được điều này sẽ không ngần ngại thẳng tay loại bỏ hồ sơ của bạn ra khỏi danh sách thí sinh dự tuyển đâu nhé, dù bạn có những điểm tài năng hơn ứng viên sau nhưng nói bạn nói dối đó là sai.
Nhà tuyển dụng luôn mong muốn năng lực được thể hiện khi bạn thật sự va chạm với thực tế, nếu như bạn nói dối thì công việc cho hiện tại bạn sẽ không thể làm tốt. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp hiện nay sẽ thường bỏ qua về việc sơ tuyển, phỏng vấn mà đánh giá thông qua kết quả tuần đầu nhận được.
Do đó đừng bao giờ nói dối về khả năng của bản thân điều đó chỉ gây lãng phí về thời gian của bạn cũng như nhà tuyển dụng. Sự trung thực sẽ luôn được ưu tiên dù là ngoại ngữ của bạn là chưa tốt thì vẫn có khoảng thời gian cố gắng phía sau.
Chỉ là một yếu tố nhỏ những đóng một vai trò lớn cho lá đơn xin việc bởi vậy mà sự chuẩn bị một cách cẩn thận sẽ luôn đem lại kết quả xứng đáng đúng không? Hy vọng với thông tin được cung cấp tại bài viết về trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc của viecday365.com này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm được một cách thức trình bày hợp lý. Tất nhiên nếu bạn thật sự không biết quá nhiều thì có thể lựa chọn về mẫu đơn xin việc được cung cấp bởi website nhé.
2995 0