Sở thích cá nhân trong đơn xin việc nên viết như thế nào?

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 15-05-2024

Sở thích cá nhân trong đơn xin việc dường như không còn xa lạ với chúng ta nữa thế nhưng nhiều bạn vẫn không biết cách viết ra sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu như bạn vẫn đang loay hoay không biết thể hiện như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết bên dưới nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Có nhất thiết phải thể hiện sở thích trong đơn xin việc hay không?

Thông thường đối với đơn xin việc hay CV xin việc thì mục sở thích hoàn toàn nằm trong vùng tự chọn. Có nghĩa là bạn cũng có thể viết hoặc có thể lựa chọn bỏ qua nếu như không có sở thích đặc biệt hoặc không biết viết như thế nào. Nếu như bạn thấy, trong các mẫu đơn xin việc online thường sẽ không có phần sở thích, tuy nhiên cũng có những ứng viên viết thêm vào nhằm làm dài đơn xin việc. Chính điều này đã khiến cho đơn xin việc của bạn trở nên nhạt nhòa hơn, phi logic hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Có nhất thiết phải thể hiện sở thích trong đơn xin việc hay không?
Có nhất thiết phải thể hiện sở thích trong đơn xin việc hay không?

Đương nhiên phần sở thích cũng sẽ góp phần giúp bạn tăng thêm ấn tượng, bổ trợ cho các kỹ năng của mình. Thế nhưng nếu như có quá nhiều sở thích trong đơn xin việc thì nó lại thành quá lố bởi bạn chưa biết cách chọn lọc sở thích của mình trong đơn xin việc đó.

Bất kỳ một ứng viên nào hay một nhà tuyển dụng nào cũng sẽ biết được ứng viên đó làm tốt công viêc của mình là vì sở thích. Chính vì thế mà thật phi logic nếu như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing tại một công ty nào đó mà trong phần sở thích của mình lại trình bày đến sở thích viết lách, đọc truyện. Thực chất, thương trường sẽ không giống như trong chuyện mà bạn đọc đâu nhé, nhà tuyển dụng sẽ chỉ thêm nghi ngờ về khả năng của bạn mà thôi.

Chính vì thế mà việc lựa chọn có nên đưa sở thích vào trong đơn xin việc hay không rất quan trọng, nó có thể giúp bạn trở nên “sáng hơn” nhưng cũng có thể trở thành chiếc phao chìm đó nhé. Tuy nhiên bạn hãy theo dõi tiếp các phần bên dưới đây để có thêm thông tin bổ ích nhất nhé.

Mẫu cv xin việc

2. Tác dụng to lớn của mục sở thích trong đơn xin việc?

Tác dụng to lớn của mục sở thích trong đơn xin việc?
Tác dụng to lớn của mục sở thích trong đơn xin việc?

Mục sở thích trong đơn xin việc không bắt buộc, thế nhưng nếu như bạn biết tận dụng nó thì sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả bất ngờ to lớn đó:

- Giúp bạn thể hiện được các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển

- Giúp cho đơn xin việ của bạn nổi bận hơn, đón nhận được nhiều quan tâm của nhà tuyển dụng hơn

- Sở thích cá nhân còn giúp cho bạn trở nên nổi bật với màu sắc cá nhân riêng biệt

- Có thể gợi ý cho bạn và nhà tuyển dụng một câu chuyện mới mẻ hơn

Đối với nhà tuyển dụng, khi nhìn vào sở thích của bạn họ cũng phần nào đánh giá và tìm kiếm được những nhân tố phù hợp với văn hóa công ty, để dễ dàng cùng nhau phát triển gắn bó lâu dài hơn.

Thông thường với mục sở thích trong đơn xin việc sẽ chiếm một phần dung lượng rất nhỏ. Chính vì thế mà rất ít người có thể biến nó thành một điểm nổi bật của bản thân mình, tô đậm thêm phong cách cho chính bạn.

Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như có hàng nghìn đơn xin viên từ trên xuống dưới y đúc một khuân nhà tuyển dụng cứ đọc đi đọc lại cũng sẽ cảm thấy phát chán. Tận dụng điểm đó, bạn hãy khai thác thật tốt sở thích của mình để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính nhé.

Việc làm phát triển thị trường

3. Nhà tuyển dụng có kịp đọc đến mục sở thích hay không?

Nhà tuyển dụng có kịp đọc đến mục sở thích hay không?
Nhà tuyển dụng có kịp đọc đến mục sở thích hay không?

Rất nhiều câu hỏi đặt ra “nhà tuyển dụng có đọc đến mục sở thích trong đơn xin việc không?”, “họ có quan tâm đến mục sở thích không?”,…bởi như ở trên cũng đã nhắc đến đây chỉ là một mục nhỏ và phụ.

Bạn có thể yên tâm rằng:

+ Thứ nhất, nhà tuyển dụng sẽ có khoảng thời gian là 10 – 20 giây để quét một lượt từ đầu đến cuối đơn xin việc của bạn. Vì thế mà bạn cũng không cần phải lo lắng họ bỏ sót bất kỳ một thông tin nào đâu nhé.

+ Thứ hai, ngoài mong muốn tìm được các ứng viên về kỹ năng cũng như kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng hiện đại còn muốn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty mình để tiện cho sự hòa nhập và phát triển. Chính vì thế mà họ sẽ chú ý đến sở thích của bạn hơn đó.

Chính vì thế mà bạn đừng lo lắng họ có quan tâm hay có kịp đọc đến mục sở thích cá nhân trong đơn xin việc hay không, bạn chỉ cần thể hiện thật tốt là được.

4. Cách viết mục sở thích cá nhân trong đơn xin việc

4.1. Bạn nên đặt mục sở thích ở đâu trong đơn xin việc là hợp lý

Bạn nên đặt mục sở thích ở đâu trong đơn xin việc là hợp lý
Bạn nên đặt mục sở thích ở đâu trong đơn xin việc là hợp lý

Vậy việc đặt mục sở thích ở đâu trong đơn xin việc là hợp lý nhất. Thông thường cấu trúc của một đơn xin việc sẽ bao gồm các nội dung như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết.

Nếu như trong CV xin việc sở thích sẽ được đặt ở gần cuối CV, trước phần người tham chiếu thì với đơn xin việc lại không như vậy. Bạn không nên đặt nó ở đầu và ở cuối, cách tốt nhất chỉ có thể là đặt ở phần nội dung chính. Để làm tăng thêm tin tưởng cũng như khả năng của mình thì bạn nên đặt nó ngay ở phần bạn thể hiện các kỹ năng mềm (phần lý do). Như vậy sẽ hợp logic và gia tăng sự tin tưởng của nhà tuyển dụng vào khả năng đảm nhận công việc của bạn. Tuy nhiên cũng có thể để nó ở phần kết thúc nội dung chính.

Việc đặt sở thích cá nhân ở đâu trong đơn xin việc sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mục đích cá nhân của bạn. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý chỗ đặt sao cho hợp lý và logic nhé.

4.2.Nhà tuyển dụng sẽ lưu tâm đến những sở thích như thế nào?

Một lưu ý cho bạn trước khi viết sở thích, bạn hãy tìm hiểu về văn hóa, tác phong của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh đó cũng cần phải ưu tiên chọn các sở thích phù hợp với vị trí ứng tuyển nhé.

4.2.1. Yêu thích các môn thể thao mạo hiểm

Yêu thích các môn thể thao mạo hiểm
Yêu thích các môn thể thao mạo hiểm

Đây cũng là một sở thích khá thú vị và mới mẻ của giới trẻ hiện nay đó chứ. Các môn thể thao mạo hiểm như: nhảy dù, leo núi, đua xe, lướt sóng,…sẽ là các sở thích khiến cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có quy củ, kỷ luật tốt và thích xem giới hạn bản thân mình đến đâu. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng tìỉa nhân tài cho công ty.

Với môn thể thao leo núi, không những thể hiện sức mạnh bản thân mà trong công việc bạn cũng là một người muốn chinh phục những điều khó, những mục tiêu đề ra. Đây lại là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cực kỳ cần ở ứng viên của mình.

4.2.2. Yêu thích viết lách

Yêu thích viết lách
Yêu thích viết lách

Dường như sở thích này sẽ cực kỳ phù hợp nếu như bạn ứng tuyển vị trí biên tập tại một công ty truyền thông hay một tòa soạn nào đó. Với sở thích viết lách này, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là một người có ngôn ngữ phong phú, sử dụng từ linh hoạt và khả năng văn chương bay bổng. Chính vì thế mà sẽ rất phù hợp nếu như bạn ứng tuyển vị trí biên tập, content đó nhé.

Việc làm marketing - pr

4.2.3. Sở thích của bạn thiên về nghệ thuật sáng tạo

Sở thích của bạn thiên về nghệ thuật sáng tạo
Sở thích của bạn thiên về nghệ thuật sáng tạo

Các sở thích như: Nấu ăn, vẽ tranh, chụp ảnh,…là một trong những sở thích thiên về sáng tạo, sở thích này sẽ cực kỳ giúp ích cho ứng viên nếu như bạn ứng tuyển vị trí quảng cáo, thiết kế,...bởi các công việc này yêu cầu sự sáng tạo cao, kỹ năng tốt, sản phẩm có sự khác biệt nhưng vẫn chiếm được cảm tình của người dùng. Sự sáng tạo trong công việc cũng vô cùng cần thiết, nó khiến cho nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn mà còn giúp bạn “thăng hoa”hơn trong công việc.

4.2.4. Sở thích tình nguyện

Sở thích tình nguyện
Sở thích tình nguyện

Không thể tránh khỏi nhiều người sẽ có sở thích tình nguyện này, đây là một trong những sở thích thiên về hoạt động nhân đạo. Nhiều bạn vẫn băn khoăn không biết nên thể hiện những thông tin này hay không, nếu lỡ như điều đó làm nhà tuyển dụng không hài lòng. Ngược lại với những suy nghĩ đó, bạn có thể mạnh dạn chia sẻ những hoạt động tình nguyện này, nó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn, là một người biết đồng cảm và chia sẻ, dễ dàng hòa đồng với môi trường.

Thông thường với những người có sở thích tình nguyện thì họ không phải là người có suy nghĩ tư lợi về cho bản thân mình. Họ cũng là người có khả năng ứng xử và giao tiếp rất tốt, điều này sẽ giúp ích trong công việc sau này khá nhiều.

Ngoài những sở thích trên ra thì bạn cũng có thể xem xét và cân nhắc thêm các sở thích của mình để cho vào đơn xin việc, thật sự làm nổi bật mình trong hàng nghìn đơn xin việc khác.

4.3. Nếu như không có sở thích thì cần phải làm như thế nào?

Nếu như không có sở thích thì cần phải làm như thế nào?
Nếu như không có sở thích thì cần phải làm như thế nào?

Tuy nhiên trong trường hợp bạn không có sở thích nào nhưng lại rất muốn thể hiện nó trong đơn xin việc thì cũng không nên mạo hiểm, thể hiện những từ sáo rỗng, không có nội dung cụ thể và chính xác. Việc này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng ghi ngờ về chính khả năng của bạn, liệu rằng bạn có thật sự có sở thích đó hay thật sự phù hợp với công việc hay không.

Sở thích như: thích đi du lịch, ăn uống, gặp gỡ bạn bè, xem phim,… những thú vui và sở thích này chỉ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người thích tán ngẫu với bạn bè và đồng nghiệp trên công ty, hiệu quả công việc sẽ không có nếu như thật sự có một bà tám chuyện trong công ty.

Chính vì thế mà đừng “chơi trò mạo hiểm”, bạn hãy loại bỏ nó ngay ra khỏi đơn xin việc của mình để nó thật sự tạo được ấn tượng tốt nhé. Không nhất thiết phải miễn cưỡng đưa sở thích cá nhân đó vào đâu nhé.

Do như vậy, các bạn đã cùng chúng tôi khám phá về sở thích cá nhân trong đơn xin việc, hi vọng rằng với những chia sẻ này thì các bạn đã có đủ tự tin với đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1036 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT