Hướng dẫn chi tiết thủ tục mua bán nhà đất chính xác nhất
Theo dõi viecday365 tạiNhững quy định về thủ tục mua bán nhà đất luôn là những vấn đề khiến ta đau đầu bởi nếu có sai sót thì rủi ro gây ra cho chúng ta không hề nhỏ. Hiểu được điều này ở bài viết dưới đây chúng tôi đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết cụ thể dễ hiểu chính xác nhất cho bạn.
1. Sổ hồng và sổ đỏ
Khi thực hiện một giao dịch nhà đất điều kiện tiên quyết là cần phải có sổ hồng hoặc sổ đỏ thì mới có thể thực hiện việc mua bán được. Vậy sổ đỏ sổ hồng ở đây là gì? Hai loại sổ này thực chất có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở dụng đất ở”. Theo quy định luật pháp nước ta từ trước đến nay có không có bất kỳ quy định nào về sổ đỏ hay sổ hồng, đó chỉ là tên thường gọi của người dân ta dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận.
Theo nghị định ban hành của Chính Phủ số 88/2024/NĐ – CP, bắt đầu từ ngày 10 – 12 – 2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có chỉ thị ban hành mẫu giấy chứng nhận mới với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng về đất đai và tài sản gắn liền với đất”.
Giấy chứng nhận này là chứng từ có pháp lý theo đó để nhà nước có thể xác định được quyền sử dụng, quyền sở hữu đất nhà ở, và tài sản gắn liền với đất đó là hợp pháp với người có quyền, người đứng tên giấy chứng nhận đó. Điều này được quy định và áp dụng theo khoản 16 - điều 13 – Luật đất đai 2024.
Xem thêm: Mách bạn cách bán đất nhanh nhất đem về lợi nhuận khủng!
2. Thủ tục mua bán nhà đất
Mua bán nhà đất là việc làm ẩn chứa nhiều rủi ro trong đó, tùy thuộc vào đó là hình thức mua bán như thế nào mà thủ tục tiến hành sẽ khác nhau. Vậy thủ tục mua bán nhà đất gồm những gì và thế nào thủ tục mua bán nhà đất an toàn?
2.1. Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ đỏ
Khi tài sản đất hay nhà ở đã có sổ đỏ hay “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” thì thủ tục mua bán trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Để có một cuộc giao dịch mua bán thành công chúng ta sẽ cần làm qua 4 bước sau:
Bước 1: tài sản mua bán đem đi đặt cọc:
Quá trình này được thực hiện ở phòng công chứng hay chỉ cần có người thứ ba đứng ra làm chứng là được. thông thường hiện nay chúng ta nhờ một người thứ ba đứng ra chứng kiến, điều kiện người thứ ba này phải là người không có bất cứ quan hệ nào với hai bên mua bán kia. Một số thông tin cần chuẩn bị để đặt cọc đó là:
Thông tin của người bán:
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Giấy CMND hoặc thẻ căn cước nhân dân bản gốc;
Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn hay giấy chứng nhận ly hôn (nếu có)
Nếu như tài sản có đồng chủ sở hữu thì cung cấp người đồng sở hữu cũng như vậy. Một điểm lưu ý là thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng chung với thủ tục mua bán đã có sổ hồng sổ đỏ tương tự nhau.
Thông tin của người mua:
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Giấy chứng minh nhân dân
Địa chỉ thường trú
Bản hợp đồng đặt cọc:
Ghi rõ giá trị tài sản mua bán là bao nhiêu
Số tiền đặt cọc
Thời gian ký kết thực hiện hợp đồng
Hình thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản (nếu chuyển khoản thì cần nêu rõ số tài khoản, tên chi nhánh của cả hai bên)
Bên chịu thuế, chi phí…
Bước 2: mang hợp đồng mua bán nhà đất đi công chứng
Sau khi hoàn tất những thông tin trên, chúng ta sẽ đi đến văn phòng công chứng để ký kết hợp đồng mua bán nhà đất theo thời gian đã nêu trong hợp đồng cọc ở bước 1. Để làm hợp đồng chúng ta cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Người bán:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
Sổ hộ khẩu
Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn hay giấy chứng nhận ly hôn (nếu có)
Người mua:
Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân
Sổ hộ khẩu.
Sau khi ký kết xong bên mua sẽ chuyển toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán. Bên bán khi mà nhận được đầy đủ số tiền sẽ bàn giao đưa toàn bộ những giấy tờ pháp lý có liên quan cho người mua.
Bước 3: nộp thuế và sang tên sổ đỏ theo quy định
Khi mà mọi thủ tục mua bán được hoàn tất, khi đó người bán sẽ mang sổ đỏ cũng như hồ sơ lên văn phòng địa chính quản lý nhà đất để làm những thủ tục để sang tên cho người mua. Tùy theo thỏa thuận trước đó mà người mua hay người bán là người chịu thuế phí. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, người mua mang hồ sơ cần thiết lên văn phòng địa chính quản lý nhà đất nơi đó làm thủ tục sở hữu nhà đất.
Bước 4: hoàn tất
Sau khi hoàn thành xong những thủ tục chuyển nhượng mua bán, người mua sẽ mang những giấy tờ trên đến ủy ban nhân dân nơi mua bán đất để hoàn tất chứng nhận sang tên chính thức theo đúng quy định.
Như vậy ta đã hoàn thành được những bước thực hiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ, vậy còn thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ thì ra sao?
2.2. Thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ
Về cơ bản chúng ta vẫn cần trải qua bốn trước như khi có sổ đỏ.
Tùy thuộc vào tài sản đất đai, dự án đó là loại hình như thế nào mà trong bộ hồ sơ chúng ta bổ sung thêm những giấy tờ khác:
Thông tin về bản mô tả nhà ở, đất đai đó (ghi cụ thể theo thông số nhà đã có)
Bản gốc những giấy tờ đóng tiền liên quan đến hợp đồng mua bán của đất của nhà ở đó.
Phiếu đề nghị chuyển nhượng đã đóng dấu
Phiếu xác nhận chưa ra sổ đã đóng dấu
Toàn bộ hóa đơn Kế toán.
Xác nhận thanh toán công nợ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì hai bên đi đến ký kết và nộp đầy đủ giấy tờ công chứng cho chủ đầu tư nhà đất và chờ nhận hồ sơ là hoàn tất thủ tục việc mua bán.
Xem thêm: Việc làm Telesales bất động sản
2.3. Một số thủ tục mua bán nhà đất khác
Ngoài hai trường hợp mua bán phổ biến như trên thì còn một số trường hợp khác như mua bán nhà đất cho đất tách thửa, đất thổ cư hay đất đang thế chấp, đang vay ngân hàng:
Nhìn chung khi thực hiện dù ở hình thức nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn sẽ cần trải qua bốn bước làm, chỉ khác nhau ở bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục mua bán
Thủ tục mua bán nhà đất tách thửa:
Với hồ sơ đất tách thửa, chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Mẫu đơn xin tách thửa (đã có mẫu sẵn);
Giấy chứng nhận sử dụng đã cấp (bản gốc);
Văn bản gốc có quyết định chia tách đất, chia tách quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất chung của người bán.
Sau khi hoàn tất, bạn phải mang hồ sơ này nộp tại văn phòng quản lý đất đai ở địa phương nơi tách thửa đất. Thời hạn thanh toán cho đất tách thửa tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên với nhau.
Thủ tục mua bán nhà đất thổ cư
Hồ sơ cần chuẩn bị cho loại hình nhà đất thổ cư là:
Mẫu đơn đề nghị xin chuyển quyền sở hữu đất đai và nhà;
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng về đất đai, và tài sản gắn liền với đất.
Trích lục của phần đất, nhà bán để xác định các thông số như là diện tích, số thửa, bản đồ, địa chỉ...)
Hợp đồng chuyển quyền sở hữu đất và quyền sở hữu nhà;
Bản gốc về chứng từ nộp thuế đất thổ cư.
Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp hoặc thủ tục mua bán nhà đất vay ngân hàng:
Để thực hiện mua bán nhà đang thế chấp, chúng ta cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
Bản công chứng hợp đồng mua bán nhà đất;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, và những tài sản gắn liền với đất bản gốc’
Căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân, và sổ hộ khẩu.
Giấy biên lệ phí trước bạ và tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Đơn đề nghị đăng ký biến động;
Đơn đề nghị xin cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục mua bán nhà đất cho người nước ngoài:
Với người nước ngoài, để mua được nhà đất ở Việt Nam thì họ cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Có hộ chiếu hoặc những giấy tờ có giá trị tương tự hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyến cấp
Nhà đất, tài sản ở nằm trong khu vực không hạn chế người ngoại quốc đi lại và cư trú, nằm trong những dự án nhà ở phát triển thương mại.
Hồ sơ để thực hiện việc mua bán bao gồm:
Đơn đề nghị cấp phép quyền sử dụng nhà ở, quyền đất đai bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt;
Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng về đất đai, nhà ở đó của người bán;
Bản gốc hợp đồng mua bán
Bản sao công chứng những giấy tờ về hộ chiếu về một số giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật nhà nước ta.
Biên lai của lệ phí trước bạ, của thuế TNCN (thu nhập cá nhân).
Ngoài những trường hợp thủ tục mua bán trên còn một loại hình mua bán nữa đó là thủ tục mua bán nhà đất bằng giấy tay. Nhưng hiện nay, chính xác là từ 01 – 07 – 2024, pháp luật nước ta không cho phép mua bán bằng giấy viết tay. Bởi giấy tờ viết tay khi là bản hợp đồng thì nó sẽ không được quyền công chứng, chứng thực. Mà như chúng ta đã biết trong hồ sơ mua bán yêu cầu chúng ta phải chuẩn bị bản hợp đồng mua bán có công chứng, nếu không có tức hồ sơ không đầy đủ, hồ sơ không đầy đủ sẽ khiến cho giao dịch mua bán bị vô hiệu hóa, theo đó sẽ không thực hiện được việc mua bán.
Xem thêm: Việc làm Marketing bất động sản
3. Một số lưu ý khi thực hiện mua bán nhà đất
Việc mua bán nhà đất là việc rất quan trọng bởi đây là một nguồn tài sản có giá trị cao. Vì thế mà trước khi thực hiện giao dịch chúng ta cần xác thực một số thông tin sau:
Thông tin về việc quy hoạch tài sản, khu đất đó.
Thông tin về việc tranh chấp có hay không.
Thông tin về việc thế chấp, vay nợ thửa đất, nhà ở đó.
Thông tin về phía người mua cũng như người bán để hạn chế rủi ro về người lừa đảo;
Giấy tờ công chứng…
Và bài viết kết thúc ở đây với những kiến thức cần nắm được cho thủ tục mua bán nhà đất. Mong rằng với vốn thông tin ngắn gọn trên đã cho bạn những bí quyết trong việc mua bán nhà đất. Hãy cập nhật và thường xuyên theo dõi tinh hình nhé.
1489 0