Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh chi tiết không thể bỏ qua

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 13-05-2024

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được tiến hành và diễn ra như thế nào? Những lưu ý gì khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh? Và rất nhiều vấn đề xoay quanh thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mà nhiều người đang thắc mắc. Do đó, viecday365.com sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh qua bài viết sau để những ai đang có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Tìm Việc Kinh Doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu đúng về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1.1. Thế nào là hộ kinh doanh?

Hiểu đúng về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Hiểu đúng về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một thuật ngữ đã được Nhà nước quy định rất rõ ràng, theo đó Hộ kinh doanh chính là một cá nhân bất kỳ hoặc một nhóm người, gia đình với điều kiện là công dân của Việt Nam thực hiện kinh doanh và làm chủ công việc kinh doanh đó. Các hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký thủ tục kinh doanh tại một nơi cụ thể, điều kiện của hộ kinh doanh là không có quá 10 nhân lực, không được phép sử dụng con dấu và các hộ kinh doanh này cần phải đảm bảo rằng trách nhiệm về tài sản trong hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về họ.

Hộ kinh doanh hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, đây là yếu tố góp phần lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước, mang đến những cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, các hộ kinh doanh phải là những người đảm bảo đủ từ 18 tuổi trở lên, có khả năng kinh doanh và không vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh. Đây cũng được xem là nghĩa vụ của công dân khi đăng ký thủ tục hộ kinh doanh.

Tham khảo: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1.2. Những đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh

Những đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh
Những đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cũng có những đặc điểm đặc trưng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, với nhiều đặc điểm cơ bản khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đó là những đặc điểm như thế nào về hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp lý giống như nhiều loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

- Hộ kinh doanh có thể là cá nhân, một gia đình, một tập thể dưới 10 người. Tất cả họ đều là công dân có quốc tịch Việt Nam.

- Hộ kinh doanh không được đăng ký kinh doanh nhiều điểm đăng ký mà chỉ được đăng ký kinh doanh tại một nơi mà thôi.

- Không có quá 10 nhân lực lao động trong một hộ kinh doanh.

2. Tìm hiểu về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

2.1. Điều kiện để được đăng ký hộ kinh doanh

 Điều kiện để được làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
 Điều kiện để được làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Với bất kỳ hình thức kinh doanh nào thì cũng đều cần có những điều kiện cụ thể, có thể có nhiều hoặc ít điều kiện mà các cá nhân trong kinh doanh cần phải tuân thủ để đảm bảo không vi phạm và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Những điều kiện để có thể được đăng ký hộ kinh doanh dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và nắm được những điều kiện, phục vụ cho quá trình đăng ký hộ kinh doanh:

- Đối với những ngành nghề nằm ngoài danh mục ngành nghề bị Nhà nước cấm kinh doanh thì đều được kinh doanh. Nếu bạn muốn kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải xem xét về lĩnh vực ngành nghề mà bạn kinh doanh có phải là ngành nghề được Nhà nước cho phép hay không.

- Tên của hộ kinh doanh cần phải đảm bảo có đủ hai yếu tố đó là Tên riêng và tên của hộ kinh doanh. Đối với tên riêng thì các bạn cần phải viết đúng và đủ, ẩm bảo văn hóa tiếng Việt, không vi phạm hay sử dụng những tiếng lóng hoặc ký hiệu không được phép.

- Khi đăng ký hộ kinh doanh thì các bạn cần phải đảm bảo đóng đủ tiền lệ phí đưng ký hộ kinh doanh. Phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng mỗi lần, số tiền này có thể được điều chỉnh tùy theo điều kiện và tình hình kinh tế phát triển.

Xem thêm: Giấy phép kinh doanh

2.2. Trình tự các bước làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự các bước làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Trình tự các bước làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Để có thể đăng ký hộ kinh doanh thì các bạn cần phải tìm hiểu kỹ nhưng bước tiến hành đăng ký hộ kinh doanh để không phải bỡ ngỡ khi đăng ký hộ kinh doanh. Những bước đăng ký hộ kinh doanh được trình bày chi tiết ngay bên dưới:

- Bước 1: Các hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.

Các hộ kinh doanh cần tiến hành chuẩn bị cá giấy tờ kinh doanh đầy đủ theo quy định. Giấy tờ cần thiết với hộ kinh doanh đó là: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và bản sao của thẻ căn cước công dân.

Đối với loại giấy tờ này thì các bạn cần phải đảm bảo trình bày đầy đủ những nội dung bao gồm: Tên chính xác của hộ kinh doanh đó (nếu là tổ chức thì cần tên của người đại diện cho hộ kinh doanh), địa điểm kinh doanh, thông tin liên hệ của hộ kinh doanh (email, số điện thoại), ngành nghề kinh doanh, số nhân lực trong hộ kinh doanh, vốn, số cmnd...

- Bước 2: Nơi tiếp nhận hồ sơ

Khi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đã được thiết lập và đầy đủ thì các bạn cần phải gửi hồ sơ về bộ phậm tiếp nhận, sau đó bộ phận tiếp nhận sẽ gửi kết qủa đó về Ủy ban nhân dân cấp Huyện hoặc Quận để cán bộ có thẩm quyền kiểm tra.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ các giấy tờ thì cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành viết và gửi giấy hẹn cho người đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đúng với yêu cầu thì sẽ phải bổ sung để hoàn thiện hồ sơ thì mới có thể được chấp nhận và duyệt hồ sơ.

Tìm hiểu về các bước để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Tìm hiểu về các bước để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

- Bước 3: Tìm hiểu về thời gian làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Thời gian được quy định để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh là 15 ngày kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ các hồ sơ báo cáo, Nếu các cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh của bất kỳ cá nhân nào thì cần phải có văn bản với nội dung từ chối giải quyết đăng ký hộ kinh doanh và cần phải nêu lý do tại sao từ chối để thông báo cho các hộ dăng ký hộ kinh doanh được biết.

Trong khoảng thời gian 3 ngày (tính từ ngày hộ đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành viết và gửi giấy biên nhận về cho hộ kinh doanh, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cá nhân/tổ chức đăng ký.

Nếu trong khoảng thời gian này mà hộ kinh doanh không nhận được giây chứng nhận thì hộ kinh doanh đó sẽ có quyền được làm đơn khiếu nại về vấn đề này.

- Bước 4: Hội đồng thẩm định sẽ dựa vào thời gian hẹn được ghi trên giấy Biên nhận dể tới cơ quan chức năng nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh part time

3. Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì mỗi cá nhân, đơn vị hay tổ chức cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chính vì vậy mà để cho quá trình làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi và đúng với quy định của pháp luật thì các hộ có nhu cầu làm thủ tục đăng ký kinh doanh cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau. Vậy, những vấn đề mà các hộ kinh doanh khi đăng ký và làm thủ tục cần lưu ý đó là những vấn đề gì?

3.1. Đối tượng làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Nhà nước đã quy định về đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các cá nhân, các tổ chức, các hộ gia đình là những người công dân của Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên.

Nếu là một tố chức đăng ký hộ kinh doanh (điều kiện dưới 10 người làm việc) thì sẽ là người đại diện để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Theo quy dịnh thì một người chỉ được đứng tên để đại diện là một hộ kinh doanh. Nếu trong trường hợp cá nhân đó không kinh doanh mà hộ kinh doanh vẫn chưa được tiến hành làm thủ tục giải thể thì khi họ muốn đăng ký một hộ kinh doanh mới thì không được phép đăng ký tiếp.

Xem thêm: Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp

3.2. Cách đặt tên đối với hộ kinh doanh

Với mỗi hộ kinh doanh đều cần phải có tên, đây là quy định bắt buộc các hộ kinh doanh phải tuân thủ. Tên của hộ kinh doanh được đặt theo cấu trúc của hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh đó.

Tên của hộ kinh doanh không được đặt theo tên của loại hình các doanh nghiệp, không được chứa những chữ cái hay các thành phần gấy nhầm lẫn với nhiều doanh nghiệp khác. Tên của hộ kinh doanh đó phải là duy nhất trong phạm vi một Quận hoặc một Huyện.

Ngoài ra còn nhiều lưu ý khác mà các bạn cần tìm hiểu thật kỹ khi có ý định làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Cho dù là vấn đề gì thì trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh, các bạn cần tuân thủ những quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện đúng, đủ và tuân thủ pháp luật, đó cũng là cách để các bạn dễ dàng thành công hơn trong công việc.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh
Những lưu ý quan trọng trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh

Với những thông tin chi tiết được chia sẻ trên đây, viecday365.com hi vọng các bạn sẽ nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và tránh được những thắc mắc trong khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem954 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT