[Update] Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất

Theo dõi viecday365 tại
Phùng Hà tác giả viecday365.com Tác giả: Phùng Hà

Ngày đăng: 14-05-2024

Doanh nghiệp bạn chẳng may rơi vào tình trạng giải thể, để thực hiện giải thể nhanh chóng bạn phải biết mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp như thế nào. Cùng với đó là các thông tin về thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng viecday365.com chia sẻ các thông tin hữu ích đến bạn trong bài viết này.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa quyết định giải thể doanh nghiệp

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp
Định nghĩa quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp là văn bản được sử dụng trong tình huống công ty hoặc doanh nghiệp bị phá sản, không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động về kinh doanh, sản xuất bình thường được. Điều này buộc các công ty phải đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để thông báo cho mọi người được nắm rõ thông tin.

Để biểu và nắm được nội dung cấn có trong một quyết định giải thể như thế nào? Trong phần tiếp theo của bài viết này sẽ đề các các thông tin chi tiết và cụ thể cho bạn.

Xem thêm: Tìm việc làm kế toán - kiểm toán

2. Nội dung trong mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp

Trong một mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp không thể “vắng bóng” các thông tin cần được đề cập đến như sau:

Thứ nhất, Quốc hiệu tiêu ngữ, tên doanh nghiệp, công ty. Đưa ra các thông tin về căn cứ theo quy định của pháp luật và căn cứ theo điều lệ của công ty cụ thể tại điều bao nhiêu.

Nội dung trong mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp cần có gì?
Nội dung trong mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp cần có gì?

Thứ hai, Trong nội dung chính cần để cập đến những điều như sau:

+ Điều 1 – Giải thể doanh nghiệp, để cập rõ ràng và đầy đủ tên của công ty, kèm theo các thông tin về số đăng ký kinh doanh – ngày cấp – nơi cấp; số giấy phép thành lập – ngày cấp – nơi cấp; thông tin về địa chỉ trụ sở doanh nghiệp.

+ Điều 2: Đưa ra lý do giải thể doanh nghiệp như thế nào để những người đọc quyết định có thể nắm một cách cụ thể và chi tiết.

+ Điều 3: Đề cập đến thời hạn và các thủ tục trong việc thanh lý các hợp đồng liên kết của công ty.

+ Điều 4: Đề cập thông tin và nội dung cho thời hạn thanh toán và thủ tục thực hiện thanh toán đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Điều 5: Đề cập đến việc thanh toán cho các khoản nợ thuế của công ty.

+ Điều 6: Đề cập đến vấn đề về nghĩa vụ trong việc xử lý các phát sinh từ hợp đồng lao động của công ty với người lao động. Nếu rõ số lượng lao động trong công ty, thời hạn để công ty thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng cụ thể như thế nào,..

+ Điều 7: Để cập đến những thành viên trong tổ thanh lý tài sản doanh nghiệp. Những đối tượng này có nhiệm vụ tổ chức việc thanh lý, thực hiện làm thủ tục và các phụ lục liên quan đến công ty thanh lý thu hồi vốn để trả các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Điều 8: Đề cập đến thông tin quyết định này sẽ được gửi đến những đối tượng nào, và thông báo trên báo đài trong 3 kỳ liên tiếp để mọi người nắm được thông tin. 

Nội dung trong mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp cần có gì?
Nội dung trong mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp cần có gì?

+ Điều 9: Đề cập đến hiệu lực của quyết định.

Thứ ba, cuối quyết định là chữ ký xác nhận của luật sư đại diện công ty.

Đưa quyết định này đến các cơ quan có thẩm quyết đến làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn có thể xem mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp tại đây: mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất 2024.pdf

3. Xác giấy tờ, chứng từ, tài liệu cần có trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp?

Trong bộ hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm điểm để giải quyết việc giải thể doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ như sau:

Mẫu thông báo về việc giải thể công ty được ban hành theo đúng quy định. Bạn có thể tải mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp tại đây để tham khảo:

+ Bản báo cáo về thanh lý đối với các tài sản của doanh nghiệp.

+ Bản danh sách đầy đủ các chủ nợ và thông tin về số nợ mà doanh nghiệp đã thanh toán, trong đó đã thực hiện thanh toán đối với bảo hiểm xã hội và các khoản nợ về thuế.

+ Bản danh sách về người lao động hiện tại của công ty và quyền lợi mà người lao động được hưởng đã được giải quyết cụ thể như thế nào.

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp - Xác giấy tờ, chứng từ, tài liệu cần có trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp?
Xác giấy tờ, chứng từ, tài liệu cần có trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp?

+ Giấy xác nhận từ phía ngân hàng – nơi doanh nghiệp mở tài khoản doanh nghiệp để thực hiện công tác tất toán tài khoản. Trong trường hợp doanh nghiệp không có tài khoản ngân hàng cần văn bản cam kết theo quy định.

+ Đưa ra các giấy tờ để chứng minh cho doanh nghiệp đã đăng tải thông tin thông cáo về việc giải thể doanh nghiệp đúng với quy định hiện hành.

+ Giấy xác nhận và thông báo từ phía cơ quan thuế đã thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp, nếu không có đăng ký mã số thuế thì cũng cần phải có văn bản xác nhận thông tin này.

+ Giấy chứng nhận từ phía cơ quan công an về hoạt động đã nộp lại con dấu và hủy con dấu doanh nghiệp theo quy định. Nếu không khắc con dấu pháp lý thì cũng cần phải có giấy xác nhận từ cơ quan công an cho vấn đề này.

+ Bản gốc của giấy chứng nhận khi đăng ký kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

+ Bản báo cáo về việc thực hiện các công tác trong thủ tục giải thể. Đặc biệt là bản cam kết đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ của công ty, doanh nghiệp như nợ thuế, giải quyết quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc tại công ty.

+ Trong trường hợp mà các doanh nghiệp có văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh thì cần nộp kèm theo trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp để chấm dứt hoạt động của các đơn vị này.

Đó là những giấy tờ, chứng từ bạn cần chuẩn bị để được giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh chóng tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong vòng 7 ngày từ khi nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp sẽ được giải quyết.

Bạn có thể tải mẫu tại đây để tham khảo:mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất.doc

4. Các bước trong quy trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp 

4.1. Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp tại doanh nghiệp

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp - Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp tại doanh nghiệp
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp tại doanh nghiệp

Thực hiện việc đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo mẫu và đầy đủ các nội dung như đã đề cập ở phần 2 của bài viết này. Sau khi thông qua quyết định giải thể công ty cần tổ chức thanh lý tài sản và lập biên bản về hoạt động thanh lý này.

Sau đó trong vòng 7 ngày, quyết định giải thể doanh nghiệp cận được gửi tới tất cả các chủ nợ, những người có quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh của tỉnh và đăng thông báo lên 3 tờ báo khác nhau.

Trong thông báo được gửi đi, cần phải đề cập đến các thông tin chủ nợ, số nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán cho các khoản nợ và giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Xêm thêm: Việc làm cơ khí chế tạo

4.2. Bước 2: Thực hiện các thủ tục về thuế

Các doanh nghiệp sau khi tiến hành quyết định giải thể doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đóng mã thuế của công ty trong thời gian quy định. Bạn cần nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại các chi cục thuế với các nội dung và giấy tờ như sau:

+ Tờ, văn bản thông báo về giải thể doanh nghiệp.

+ Biên bản diễn ra cuộc họp giải thể doanh nghiệp của các thành viên ban lãnh đạo, hội đồng thành viên công ty.

+ Quyết định về giải thể doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp đó.

Mấu quyết định giải thể doanh nghiệp - Bước 2: Thực hiện các thủ tục về thuế
Bước 2: Thực hiện các thủ tục về thuế

+ Giấy xác nhận đóng mã số hải quan của công ty tại tổng cục hải quan Việt Nam.

+ Công văn để xin hủy, chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế của công ty.

+ Kèm với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bản sao có dấu công chứng.

4.3. Bước 3: Thực hiện các thủ tục về con dấu pháp nhân

Tiếp đó, doanh nghiệp cần trả lại con dấu pháp nhân với các thủ tục hồ sơ cần thực hiện như sau:

+ Một bản công văn về hoạt động trả dấu.

+ Bản chính của giấy chứng nhận đăng ký sử dụng con dấu pháp lý của công ty.

+ Con dấu

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao có công chứng của cơ quan hành chính nhà nước.

+ Kèm theo một giấy giới thiệu của đại diện pháp luật trong công ty.

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp -  Bước 3: Thực hiện các thủ tục về con dấu pháp nhân
 Bước 3: Thực hiện các thủ tục về con dấu pháp nhân

4.4. Bước 4: Thực hiện nộp thủ tục giải thể về sở kế hoạch và đầu tư

Cuối cùng bạn cần hoàn thiện sơ để nộp lên phòng đặt ký kinh doanh cấp tỉnh. Hồ sơ gửi lên phải đầy đủ các giấy tờ, chứng từ đã được nhắc đến trong phần 3 của bài viết này. Sau 7 ngày làm việc và nhận đủ hồ sơ giấy từ hợp lệ, công ty sẽ nhận được công văn giải thể doanh nghiệp theo đúng thủ tục hành chính được pháp luật quy định.

Bạn có thể tải về mẫu công việc quyết định giải thể doanh nghiệp tại đây để tham khảo: mẫu công văn giải thể doanh nghiệp.doc

Qua chia sẻ thông tin về mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp trong bài viết này giúp bạn hiểu nội dung cần có, hồ sơ để làm thủ tục giải thể, cùng với đó là các thông tin về thực hiện tiến trình giải thể khi doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh, sản xuất được nữa.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3674 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT