Thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc viết thế nào cho chuẩn?
Theo dõi viecday365 tạiTrong cuộc đời, ai rồi đến cũng đến lúc cảm thấy khó khăn khi đưa ra một quyết định nào đó: quyết định nghỉ việc, quyết định chia tay, quyết định ly hôn rồi quyết định tái hợp...nhưng “cái nghề là cái nghiệp”, thực tế từ biệt một công việc đã gắn bó từ rất lâu, tạm biệt những người đồng nghiệp từng giúp đỡ và cùng “vào sinh ra tử” chẳng bao giờ dễ dàng. Hẳn là bạn đã từng trải qua thời kỳ trằn trọc suốt đêm để nghĩ ra cách viết CV hay hồ sơ xin việc sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng, vậy thì sao ngay lúc này, trước thềm chia tay công việc và đi tìm một điểm dừng chân mới bạn không có một lá thư cảm ơn đồng nghiệp khi thôi việc, lãnh đạo công ty trước khi nghỉ việc. Nghe có vẻ lạ, song lá thư này có vai trò quan trọng không chỉ trong việc thể hiện rằng, bạn là người thực sự văn minh lịch sự, “biết điều” mà còn cải thiện mối quan hệ một cách vui vẻ và an ủi phần nào đó, cảm giác trống trải của bạn khi rời đi. Nhưng bạn đã biết cách viết một lá thư đó như thế nào?
1. Khi nào và tại sao cần viết thư cảm ơn đồng nghiệp?
Viết một lá thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp thực tế không phải điều mà ai cũng làm. Bạn có thể chứng kiến những lời chào ngắn, những cái ôm tạm biệt những lời chúc nhau tình cảm...Sau khi “tiệc đã tàn” mọi người tiếp tục lăn vào guồng quay của công việc và gần như mất liên lạc. Điều đó có vẻ đã đủ với bạn? Với một bức thư cảm ơn khi nghỉ việc, điều quan trọng không phải là để khoe mẽ hay bộc lộ ra bạn bịn rịn thế nào mà đơn giản hơn chỉ cách một người làm việc thông minh rời đi một cách tình cảm và coi trọng đồng nghiệp và ban giám đốc - những người đã giúp đỡ và kề vai sát cánh? Nhưng bạn đã biết thời điểm nào là phù hợp nhất để viết thư cảm ơn chưa?
Đó là khi bạn cần đưa ra quyết định chia tay công việc hiện tại vì một lý do đặc biệt nào đó mà không có nhiều thời gian để thể hiện tình cảm hay tổ chức một bữa tiệc chia tay đúng nghĩa. Đó cũng là khi, điều kiện ngặt nghèo về nội qui công ty không cho phép bạn đến tận phòng ban từng “đầu ấp vai kề”để “nói ra những câu chân thành”.
Và cũng có lẽ sếp - lãnh đạo tối cao của bạn vì lỡ bận việc gì đó mà bạn không thể gặp được anh ấy. Và trong tình huống đó, không cách nào hơn một bức thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc. Bức thư không chỉ là tình cảm của bạn mà còn là cầu nối để mối quan hệ hai bên trở nên thân thiết trước khoảng cách về thời gian sắp tới. Nếu vẫn làm việc trong lĩnh vực cũ, một lá thư cảm ơn sẽ là lời mở đầu cho bạn nếu trong tương lai xa bạn cần đến một đối tác để cùng phối hợp thực hiện dự án. Do vậy, dù không thường xuyên, nhưng một lá thư cảm ơn là điều cần thiết.
2. Cách viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi thôi việc
Được ví là những lời cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, đến ban lãnh đạo công ty, song có lẽ điều “ mà ít làm” vì chưa hiểu hết giá trị của một bức thư cảm ơn đã đưa đến tình huống, không biết nên mở đầu bức thư đó như thế nào. Làm sao để vừa thể hiện được tình cảm của mình khi dứt áo ra đi vừa vẫn có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Nào, hãy cũng theo dõi những bước cụ thể sau đây để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm quý giá nhất khi viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc bạn nhé.
Việc viết thư là tốt, song cũng phải nhấn mạnh rằng, nó tùy vào vị trí làm việc của bạn, mối quan hệ của bạn trong công ty để có cách diễn đạt phù hợp. Một lá thư cảm ơn nên chân thành. Nhưng tùy vào mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp mà có những cách thể hiện tình cảm khác nhau. Có thể, khi bạn và đồng nghiệp thân nhau, những câu bông đùa ban đầu sẽ dễ dàng hơn để mở lời. Trong khi với sếp bạn là người nghiêm túc, thay vì dùng những lời sến sẩm hay trêu đùa hãy vào đề ngay về lý do. Dĩ nhiên, bạn sẽ có cách mở và viết hay hơn thế nhưng lưu ý rằng, bức thư của bạn cần đáp ứng nhưng yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phần đầu thư
Trước hết, bạn có phải có tiêu đề thư để người đọc biết đó là thư gì đã sau đó đến mục đích viết lá thư đó gửi đến ai hoặc được gửi từ ai. Ví dụ, như: “ Trương Nhung - Thư cảm ơn đồng nghiệp”
-Nội dung thư
Bạn sẽ thể hiện điều gì trong nội dung thư sau màn đặt tiêu đề nhỉ? Đó là lời chào, lời cảm ơn cũng những điều mà bạn đã nhận được từ công ty cũ như những kiến thức, điều mới mẻ, những kinh nghiệm mà bạn đã trau dồi được, môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian làm việc. Bạn có thể viết vào đấy những điều đó cho thấy được sự biết sâu sắc mà bạn dành cho họ.
Tiếp theo đó, bạn sẽ quay về phiên bản “trung tính” để trình bày về lý do quyết định nghỉ việc của mình. Đó có thể là chuyển công tác hay vì lý do cá nhân, gia định mà phải chuyển công ty và dĩ nhiên đó có thể là tìm được một vị trí công việc phù hợp hơn cho bản thân mình để phát triển. Thế nhưng, đã là thư cảm ơn bạn nên ghim vào đây những điều tốt đẹp nhất và tuyệt đối không được xem là lời cuối và trình bày vào đó những tín không hay về công ty hay đồng nghiệp. Điều này không những thể hiện rằng, bạn không thiếu tôn trọng công ty cũ mà còn làm mất đi thiện cảm.
Để có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, dĩ nhiên nên để lại những thông tin cá nhân của mình hay của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào tiện nhất. Nó sẽ không có tác dụng ngay lập tức như đồng nghiệp hay sếp sẽ mail hoặc alo trực tiếp cho bạn ngay để níu giữ bạn ở lại như trong mấy bộ phim đâu, nhưng chắc chắn đây sẽ là cây cầu nối đặt giá để mối quan hệ ở cả hai bên thăng hoa trong thời gian tới đặc biệt là khi một trong hai có ý định hợp tác phát triển một dự án chung.
- Phần kết thư
Sau khi hoàn thiện các nội dung trên, phần cuối cùng trong nội dung thư của bạn chính là lời cảm ơn sâu sắc của bạn dành cho họ - mục đích quan trọng nhất của bức thư. Ở đây, giống như trong nội dung thư, đừng sến súa nhé. Bạn sẽ dùng lời cảm ơn chân thành, lịch sự. Với đồng nghiệp của mình hãy gửi cho họ lời chúc công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Với sếp, bạn đừng quên gửi lời chúc sức khỏe và lời chúc công ty hưng thịnh hơn nữa. Đơn giản mà, bạn đã hoàn thành trong nội dung thư cảm ơn đến đồng nghiệp khi nghỉ việc rồi đây. Nhưng chưa hết đâu, hãy theo dõi những lưu ý sau đây để có một bức thư cảm ơn đồng nghiệp và chia tay hoàn hảo nhất nhé.
3. Một số lưu ý khi viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc
Để đảm bảo rằng lá thư cảm ơn đồng nghiệp và cảm ơn sếp của bạn sẽ thể hiện đúng tinh thần và sẽ làm cho đối phương thấy được tình cảm chân thành của bạn, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
3.1. Ngắn gọn
Để viết thư cảm ơn, một điều mà cả bạn và tôi cần xác nhận một lần nữa, đó là chúng ta không nhất thiết phải viết ra giấy bằng những dòng văn mùi mẫm. Việc đánh máy và gửi mail hay viết tay lá thư cảm ơn đồng nghiệp không ảnh hưởng gì đến giá trị của bức thư. Quan trọng hơn là bức thư đó, đơn giản, chân thành...đặc biệt là ngắn gọn, cô đúc, không rườm rà để không mất quá nhiều thời gian của người đọc thư hay truyền tải sai tinh thần của thư cảm ơn.
3.2. Văn phong lạc quan
Việc cảm ơn ai đó thực chất ngoài việc truyền tải tình cảm của bạn đến người khác còn có tác dụng thứ hai là giúp đối phương cảm thấy nhẹ nhàng hơn, được an ủi phần nào phần trống vắng khi không còn thấy bạn thường xuyên như trước. Và trong thư cảm ơn cũng như vậy. Đặc biệt là khi bạn là thành viên quan trọng trong tổ chức của họ. Đồng nghiệp sẽ cảm thấy có động lực, vui vẻ hơn và cảm nhận được tình cảm của bạn khi rời xa công việc, đừng mang lại cho họ cảm giác quá lưu luyến hay bịn rịn, níu kéo, đặc biệt là cảm giác tiêu cực về công ty , môi trường mà đồng nghiệp của bạn đang làm việc. Hãy để mọi người cùng thấy rằng: việc bạn ra đi thực chất là một khởi đầu mới chứ không phải là sự kết thúc trong đau khổ. Việc lạc quan của bạn sẽ tạo ra sự hứng khởi làm việc đồng thời thúc đẩy mối quan hệ tương lai tốt đẹp hơn.
3.3. Để lại phương thức liên lạc rõ ràng
Tình cảm là chính nhưng trong thư xin việc bạn cũng cần thể hiện rõ được mục đích giữ liên lạc của mình với đồng nghiệp và sếp để khi cần giúp đỡ, hợp tác trao đổi công chuyện liên quan hay đơn giản hơn như gặp nhau trong thời gian rảnh rỗi để tâm sự về công việc, cuộc sống. Nên nhớ rằng, việc đừng chỉ tỏ ra bạn trân trọng các mối quan hệ chỉ riêng với đồng nghiệp thân thiết mà với cả cấp trên nữa. Với ban lãnh đạo công ty, với sếp cũng thực sự cần thiết, bởi lẽ chúng ta không thể đoán biết được tương lai xảy ra điều gì từ sự hợp tác chung, từ cách thiết lập mối quan hệ đối tác, từ nhờ sếp gợi ý những vấn để mình chưa thực sự thấu tỏ trong công việc mới...Điều đó là cực kỳ quan trọng mà lá thư cảm ơn có thể là trợ thủ cực kỳ đặc lực.
3.4. Không mắc lỗi chính tả
Trong bất kỳ một văn bản viết tay hay đánh máy nào, lỗi chính tả luôn là những hạt sạn to đùng tạo nên tâm lý ngại đọc cho người đối diện và thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp cũng không xếp ngoài thực tế đó. Do vậy, khi viết thư, cần hạn chế tối đa những lỗi chính tả, khiến người đọc cảm thấy khó chịu mắt hay quá dài dòng khiến họ mất nhiều thời gian và mệt mỏi khi đọc. Hãy biết gói gọn nó trong khoảng nửa trang giấy để đồng nghiệp, sếp của bạn có thể cảm nhận được mọi thứ mà bạn mong muốn truyền tải một cách súc tích, chân thành nhất.
Hi vọng những lời chia sẻ trên đây về cách viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc và những lưu ý trong quá trình viết thư sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình tự kiến tạo cho mình một bức thư cảm ơn chuyên nghiệp nhất. Thân ái!
10749 0