Tìm hiểu thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Theo dõi viecday365 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả viecday365.com Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Giấy phép kinh doanh, hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được cơ quan chức năng cấp cho cá nhân, doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh. Trên giấy phép kinh doanh có ghi rõ ràng tên hộ kinh doanh hoặc tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước không xử lý trường hợp muốn thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Vậy nếu muốn thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh thì phải làm thế nào? Tìm hiểu chi tiết hơn về những quy định liên quan đến việc thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quy định về việc thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Cá nhân hoặc hộ gia đình muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần làm hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi xét duyệt hồ sơ thì UBND cấp huyện sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho cá nhân đó. Giấy phép kinh doanh cung cấp thông tin về tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, họ và tên đại diện hộ kinh doanh và thông tin liên hệ của người đại diện đó.

Không xử lý yêu cầu thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Không xử lý yêu cầu thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Hiện nay, có không ít trường hợp người cha đứng tên trong giấy phép kinh doanh khi đăng ký. Sau này người cha muốn chuyển nhượng cơ sở kinh doanh hộ gia đình cho con mình  và có nguyện vọng muốn thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp mới nhất thì cơ quan chức năng sẽ không xử lý trường hợp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh sang cho người khác.

Thay vào đó, có một cách khác để chuyển nhượng cơ sở kinh doanh hộ gia đình đó là người chủ cũ thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh. Sau đó người muốn đứng tên tên giấy phép kinh doanh sẽ đăng ký hộ kinh doanh mới với cơ quan chức năng.

Lúc này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ cấp mới giấy phép kinh doanh trong đó có tên của người chủ mới. Hay nói cách khác, lúc này người chủ mới sẽ là người đứng tên trên giấy phép kinh doanh mới.

Giải thể hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh mới
Giải thể hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh mới

2. Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Như đã đề cập trong phần trước, pháp luật hiện hành không cho phép trực tiếp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Thay vào đó, người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có thể làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh. Sau đó người có nguyện vọng thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh sẽ làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới. Nếu hồ sơ được xét duyệt thì cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép kinh doanh mới trong đó người đứng tên đã được thay đổi khác đi so với giấy phép kinh doanh cũ.

Tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục giải thể hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới ngay sau đây nhé!

2.1. Thủ tục giải thể hộ kinh doanh

2.1.1. Trình tự làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã được hướng dẫn trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Cụ thể, người đứng tên trong giấy phép kinh doanh phải thông báo cho cơ quan chức năng biết về quyết định giải thể hộ kinh doanh.

Thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh
Thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh

Đồng thời, giấy phép kinh doanh cũng phải được nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương. Một trong số những điều kiện giải thể hộ kinh doanh đó là các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính đều phải được thanh toán đầy đủ.

Trình tự thủ tục giải thể hộ kinh doanh không có nhiều sự khác biệt so với thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trước tiên, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ khóa mã số thuế lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Cơ quan thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế của chủ hộ kinh doanh. Sau khi việc xác minh được hoàn tất, giấy phép kinh doanh sẽ được trả tại UBND quận hoặc huyện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính của kinh doanh hộ gia đình.

2.1.2. Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ khóa mã số thuế bao gồm: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (có mẫu được ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC) và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ cần thiết
Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ cần thiết

Bên cạnh đó, nếu hộ kinh doanh có phát hành và sử dụng hóa đơn thì phải thực hiện việc thu hồi toàn bộ hóa đơn chưa sử dụng, cắt góc và hủy hóa đơn, đồng thời nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn.

Mặt khác, khi thực hiện thủ tục trả giấy phép kinh doanh tại UBND quận/ huyện thì chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau đây: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (được soạn thảo theo mẫu ban kèm trong thông tư 20/2015/TT-BKHĐT), bản gốc Giấy phép hộ kinh doanh và công văn xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế

Trong vòng 3 ngày làm việc sau khi đã nhận được hồ sơ thì UBND cần phải trả lại chủ hộ công văn xác nhận đã trả giấy phép kinh doanh.

2.2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới

Sau khi thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã được hoàn tất, lúc này giấy phép kinh doanh cũ đã không còn hiệu lực và mọi hoạt động của cơ sở kinh doanh đều phải được chấm dứt.

Thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới
Thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới

Tiếp theo, người sẽ đứng tên trong giấy phép kinh doanh mới cần làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mới sẽ được trình lên cơ quan đăng ký kinh doanh, trong đó bao gồm những giấy tờ và tài liệu sau đây: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (nộp bản sao công chứng); bản sao không cần công chứng của Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc Sổ đỏ (nộp Sổ đỏ trong trường hợp kinh doanh tại gia hoặc có sẵn đất kinh doanh và không cần thuê mặt bằng).

Trong trường hợp các thành viên trong gia đình cùng nhau góp vốn để mở cơ sở kinh doanh thì ngoài những giấy tờ trên, người nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mới còn phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

- CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của thành viên (nộp bản sao công chứng).

- Văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh có chữ ký xác nhận của tất cả các thành viên trong gia đình (có thể nộp bản sao công chứng).

- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (không yêu cầu bắt buộc).

- Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh có chữ ký xác nhận của tất cả các thành viên (có thể nộp bản sao công chứng).

- Chứng chỉ hành nghề (nộp bản sao công chứng, không bắt buộc).

Nếu không nộp hồ sơ trực tiếp thì cá nhân có thể làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới trên cổng thông tin và dịch vụ công do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố quản lý.

Có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mới online
Có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mới online

Nếu hồ sơ hợp lệ thì người đứng tên đăng ký kinh doanh sẽ nhận được giấy hẹn ngày lấy giấy phép kinh doanh. Nếu hồ sơ bị từ chối thì cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo kèm theo hướng dẫn hoàn thành hồ sơ sao cho hợp lệ.

Trong thời hạn tối đa là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mới, cơ quan chức năng cần hoàn thành việc xét duyệt và gửi thông báo trả lời cho người nộp hồ sơ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Trên thực tế, Nhà nước không xử lý nguyện vọng trực tiếp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Thay vào đó, hộ gia đình cần thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh, rồi sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem645 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT