Tải mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc mới nhất
Theo dõi viecday365 tạiĐiều lệ của mỗi công ty cho phép việc bổ nhiệm một phó giám đốc. Trong quy trình bổ nhiệm, mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc được xem là tài liệu cuối cùng quan trọng nhất. Biểu mẫu được xem như cơ sở có tính pháp lý, buộc các bên phải thi hành và tuân thủ. Quyết định cũng được phòng hành chính công ty lưu trữ cẩn thận, hỗ trợ trong quá trình quản lý hoặc làm điều kiện trong trường hợp phát sinh kiện tụng, tranh chấp,...
1. Khi nào thì sử dụng mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc?
Hầu hết ở mọi doanh nghiệp, phó giám đốc là một trong những chức vụ phổ biến. Tuy nhiên, phó giám đốc có thể là tên gọi chung, được thay thế hoặc đôi khi có ý nghĩa giống như các chức vụ tương tự khác. Tùy thuộc vào cơ cấu và đặc trưng tổ chức của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị và cơ quan hành chính Nhà nước,...
Quyết định này được sử dụng khi nào? Chắc chắn rồi, nó được sử dụng khi một doanh nghiệp, công ty, tổ chức có nhu cầu bổ nhiệm chức danh phó giám đốc cho mình. Biểu mẫu cũng là một thành phần cần có trong quy trình bổ nhiệm. Về ý nghĩa nội bộ, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc nhằm truyền đạt, thông báo cho toàn thể ban lãnh đạo và nhân sự trong doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan về sự thay đổi trong cơ cấu. Rằng ai là người nắm giữ chức vụ này? Họ có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Về ý nghĩa hành chính, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc là biểu mẫu đóng vai trò như một cơ sở, điều kiện mang tính pháp lý, tính công khai, minh bạch. Là “yêu cầu” để thúc đẩy các bên liên quan thi hành cũng như thực hiện những nội dung đã đề cập trong quyết định. Bên cạnh đó, quyết định cũng được các bên liên quan lưu trữ, phòng khi có tình huống tranh chấp, kiện tụng hoặc các vấn đề về hành chính yêu cầu. Cuối cùng, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc nhằm thể hiện sự nghiêm trang, chuyên nghiệp của một tổ chức trong quá trình bầu cử và cơ cấu về mặt nhân sự, giúp tổ chức dễ dàng hơn trong việc quản lý hành chính!
2. Hướng dẫn lập quyết định bổ nhiệm phó giám đốc
Với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện quy trình bổ nhiệm phó giám đốc. Thì việc lập quyết định bổ nhiệm có thể còn khá bỡ ngỡ và chưa thành thạo. Đó là lý do bạn cá nhân thực hiện nên tìm hiểu thật chính xác về biểu mẫu này để triển khai nó sao cho hợp lý, đúng luật và chuyên nghiệp.
2.1. Ai là người thực hiện?
Thông thường, người ra quyết định lớn nhất trong một tổ chức là giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch,... Tuy nhiên, việc soạn thảo các quyết định là do bộ phận hành chính nhân sự đảm nhiệm. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quyết định bổ nhiệm có thể do trưởng phòng hành chính nhân sự trực tiếp soạn thảo. Còn ở những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, nhiệm vụ này được phân công cho các nhân viên hành chính nhân sự.
Nghiệp vụ hành chính nhân sự thoạt nhìn có vẻ khá đơn giản. Nhưng trên thực tế, để thể hiện mọi sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong công ty bằng các quyết định bổ nhiệm, đảm bảo sự chuyên nghiệp. Đồng thời phù hợp và tuân thủ điều lệ, quy định của doanh nghiệp cũng như luật Nhà nước (một số lĩnh vực thuộc về hành chính Nhà nước, cần tuân thủ các quy trình bổ nhiệm riêng biệt).
2.2. Hướng dẫn viết nội dung
Những nội dung bao gồm trong quyết định bổ nhiệm phó giám đốc cơ bản có: thẩm quyền bổ nhiệm, thông tin chi tiết về cá nhân nhân sự được bổ nhiệm, trách nhiệm và quyền hạn của phó giám đốc, hiệu lực thi hành, xác nhận và chữ ký,... một số nội dung khác liên quan. Dưới đây, viecday365.com gửi đến bạn cách lập biểu mẫu này.
- Phần đầu quyết định: viết chính xác thông tin về thông tin công ty, quốc hiệu, tiêu ngữ và chính xác ngày tháng năm, địa chỉ lập quyết định này.
- Tiêu đề của quyết định có nội dung: Về việc bổ nhiệm chức vụ nào?
- Phần “Đại hội đồng Cổ đông hoặc HĐTV của công ty....”: Viết chính xác tên gọi in hoa của công ty đó.
- Về cơ sở căn cứ để thành lập quyết định này: Nêu ra các căn cứ về Luật doanh nghiệp, điều lệ của công ty, yêu cầu tổ chức của công ty, xem xét năng lực chuyên môn và sự nỗ lực của cá nhân được bổ nhiệm,...
Về nội dung chính của quyết định bổ nhiệm phó giám đốc cụ thể như sau:
- Điều 1: Cung cấp chính xác các thông tin về tên gọi, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân, nơi cấp/ngày cấp và địa chỉ thường trú của cá nhân nhân sự được bổ nhiệm. Cá nhân đó được bổ nhiệm với chức vụ cụ thể nào? Viết đầy đủ tên gọi của chức vụ.
- Điều 2: Nêu ra danh sách các trách nhiệm và quyền hạn của phó giám đốc (tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, công ty). Nhìn chung, phó giám đốc có quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Thứ nhất, hỗ trợ và giúp việc cho giám đốc trong quá trình tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo quyết định của Hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.
+ Thứ hai, thay mặt và đại diện cho tổng giám đốc/giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực, dự án được HĐQT/HĐTV phân công. Tuy vậy, vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện cũng như báo cáo chi tiết hoạt động triển khai cho tổng giám đốc và giám đốc.
+ Thứ ba, một số quyền khác được quy định với luật Nhà nước và theo quyết định của HĐQT cũng như HĐTV.
+ Thứ tư, cá nhân nhân sự được bổ nhiệm vào chức vụ phó giám đốc phải có trách nhiệm cá nhân cũng như chịu trách nhiệm về việc báo cáo đầy đủ trước HĐTV/HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc theo quyết định và điều lệ của công ty.
- Điều 3: Hiệu lực thi hành của quyết định bổ nhiệm phó giám đốc bắt đầu từ thời điểm được ký kết và xác nhận.
- Ở phần nội dung cuối cùng, là phần ký xác nhận của tổng giám đốc hoặc giám đốc (thay mặt cho HĐQT/HĐTV) và phần đóng dấu tươi của doanh nghiệp.
3. Lưu ý những gì khi lập quyết định bổ nhiệm?
Như vậy, chúng ta vừa tham khảo cách lập mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc. Nhìn chung, biểu mẫu này tuy không quá phức tạp về nội dung, tương tự như các quyết định bổ nhiệm về chức danh khác. Nhưng để thể hiện đó là một văn bản có ý nghĩa, chuyên nghiệp. Cá nhân soạn thảo quyết định phải lưu ý một số điều như sau:
- Thứ nhất, cá nhân soạn thảo quyết định cần tham khảo một số quyết định bổ nhiệm mẫu. Không nên tự ý trong việc tự xây dựng nội dung cho quyết định bổ nhiệm.
- Thứ hai, thông tin trong mẫu quyết định bổ nhiệm phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Đặc biệt là những thông tin về cá nhân nhân sự được bổ nhiệm.
- Vào ngày thứ ba, mẫu quyết định về việc bổ nhiệm cần phải đảm bảo tính trung thực, không gian dối. Đồng nghĩa với việc không được phép tẩy xóa, thay thế các nội dung bên trong quyết định.
- Thứ tư, mẫu quyết định cần trình bày rõ ràng, tuân thủ các quy tắc và quy định về soạn thảo văn bản hành chính.
- Thứ năm, mẫu quyết định sau khi được thông qua và ban hành, cần thực hiện ra nhiều bản khác nhau. Một bản cho cá nhân được bổ nhiệm, một bản lưu giữ ở bộ phận hành chính nhân sự, một bản có thể đưa cho giám đốc/tổng giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự bên cạnh công tác soạn thảo và chuẩn bị các quyết định. Cũng nên nằm lòng về quy trình bổ nhiệm phó giám đốc. Về cơ bản như sau:
- Bước 1: Đề xuất thông qua chủ trương bổ nhiệm. Bước đầu cần có sự thông qua của ban lãnh đạo công ty trong cuộc họp đề xuất và phê duyệt chủ trương bổ nhiệm phó giám đốc. Người đứng đầu tổ chức có thể là người chủ trì cuộc họp, những cá nhân trong ban lãnh đạo là thành phần cuộc họp.
- Bước 2: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo/ Tổ chức hội nghị lãnh đạo mở rộng/ Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo lần hai/Tổ chức lấy ý kiến đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm/ Tiến hành thảo luận và biểu quyết nhân sự. Các khâu trong bước này có thể được tinh chỉnh, rút gọn tùy vào hình thức cơ cấu tổ chức và loại hình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan,...
- Bước 3: Xây dựng hồ sơ trình lên cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bước 4: Thẩm định hồ sơ, sau đó phê duyệt hoặc thông qua để ra quyết định cuối cùng (Quyết định bổ nhiệm phó giám đốc).
Tìm việc làm nhân viên hành chính nhân sự
4. Tải mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc
Thông qua những thông tin trên, có thể thấy biểu mẫu này mang vai trò khá quan trọng, thậm chí là bắt buộc đối với một quy định chuẩn của việc bổ nhiệm phó giám đốc. Những hoạt động bổ nhiệm không có sự tồn tại của mẫu quyết định này, thường thiếu chuyên nghiệp và không có cơ sở về mặt pháp lý. Cá nhân nhân sự được bổ nhiệm cũng không được tôn trọng về tính xác thực trong chức vụ. Nói tóm lại, nếu là cá nhân làm việc trong bộ phận hành chính nhân sự. Đặc biệt, bạn đang đi tìm một biểu mẫu chung cho nội dung này. Hãy tải ngay một vài biểu mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ dưới đây:
>>> Click ngay để tải các biểu mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc mới nhất 2024:
Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc.doc
Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc.pdf
Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc-1.doc.docx
Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc-1.doc.pdf
5. Một số mẫu quyết định bổ nhiệm cho nhiều loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có khá nhiều lựa chọn về quy chuẩn hình thức cho những mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ. Trong đó, phải kể đến các quyết định bổ nhiệm của loại hình doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Mặc dù vậy, nhìn chung các mẫu quyết định bổ nhiệm tương đối na ná nhau về nội dung. Chỉ khác một chút về các cơ sở căn cứ cũng như một vài nội dung trong điều khoản quyền và nghĩa vụ của phó giám đốc.
Tìm việc làm trưởng phòng nhân sự
Với những chia sẻ trên đây, viecday365.com hy vọng bạn đã hiểu về ý nghĩa cũng như cách lập biểu mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc!
2954 0