Quy trình quản lý nhà hàng - 7 bước thâu tóm mọi vấn đề
Theo dõi viecday365 tạiViệc phục vụ khách hàng lúc nào cũng đặt ra bài toán khó cho những người làm kinh doanh, dịch vụ nhà hàng bởi không chỉ cung cấp món ăn ngon mà còn phải xây dựng được cả cung cách phục vụ thật chuyên nghiệp mới đem đến cho khách sự hài lòng để tiến đến các mục tiêu phát triển bền vững. Để mọi hoạt động tại nhà hàng đi vào đúng quỹ đạo một cách trơn chu, bài bản thì nhà quản lý cần xây dựng được quy trình quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Sau đây là 7 bước giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả.
1. Vì sao cần xây dựng quy trình quản lý nhà hàng?
Một nhà hàng được vận hàng bao gồm rất nhiều khía cạnh vì thế nhiệm vụ quản lý nhà hàng không hề đơn giản nhưng nếu quản lý nhà hàng chuẩn sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, dầu tiên phải kể tới đó là cơ hội tối ưu chi phí đầu tư và gia tăng lợi nhuận tốt cho nhà hàng.
Bên cạnh đó, nhà hàng được quản lý tốt sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng thương hiệu, từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Cũng nhờ vậy mà nhà hàng không những giữ chân được khách hàng thân thiết mà còn thu hút hiệu quả nhiều tệp khách hàng mới.
Nếu việc thực hiện quy trình quản lý nhà hàng tốt vậy thì chẳng có lý do gì để chúng ta không áp dụng quy trình quản trị vào hoạt động thực tiễn của nhà hàng. Điều quan trọng là quy trình bạn cần áp dụng gồm những bước nào? Hãy nắm bắt nội dung này thật kỹ để không bỏ sót bất kỳ bước nào, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quản lý nhé.
Xem thêm: Bí quyết cách quản lý nhà hàng ăn uống mà chủ nên biết
2. Thực hiện đầy đủ 7 bước trong 1uy trình quản lý nhà hàng
Cùng viecday365 thực hiện hiệu quả quy trình quản lý nhà hàng sau đây, bạn sẽ nhìn thấy kết quả ngay chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng.
2.1. Quy định rõ các khung thời gian để bật/tắt thiết bị điện
Những nhà hàng có cung cách làm việc chuyên nghiệp luôn chú ý đến điều này bởi sự quan trọng của nó. Việc tắt mở đèn ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và doanh thu. Vì sao lại vậy?
Hãy chú ý đến nguyên tắc “đèn điện tạo thu hút và sự tốn kém”. Nếu bạn không thắp sáng khu vực kinh doanh nhà hàng sẽ không tạo được không gian như cách nó được decor. Khách hàng đôi khi lựa chọn ăn uống tại một nhà hàng nào đó bên cạnh chất lượng hương vị thức ăn thì còn vì phong cách decor. Thiếu ánh điện tức là phong cách decor không hoàn chỉnh. Vậy nên việc mở đèn đúng lịch quy định rất quan trọng để tạo không gian thu hút khách hàng.
Còn lịch tắt điện cũng phải tuân thủ vì sao? Chúng ta có thể tiêu tiền điện để cung cấp ánh sáng làm đòn bẩy cho gia tăng thu nhập nhưng không thể tiêu tốn điện khi hoạt động kinh doanh đã kết thúc vào cuối ngày. Việc không tắt điện khi ra về sẽ làm gia tăng chi phí tiền điện. Bạn biết đấy, lượng tải điện cho một nhà hàng sẽ rất lớn, một ngày quên không tắt điện đã gây thất thoát lớn cho chi phí phải trả. Hãy nhân con số đó lên 30 ngày xem khoản chi phí phải gánh sẽ lớn đến chừng nào.
Vậy nên, hãy lên lịch bật - tắt đèn cho nhà hàng và quản lý việc thực hiện nhiệm vụ này một cách nghiêm khắc để tối ưu chi phí vận hành nhà hàng hiệu quả nhé.
2.2. Lên danh sách nhiệm vụ cần làm
Nhiệm vụ, các đầu việc từ nhỏ đến lớn làm nên sự hoạt động của một nhà hàng. Vì thế, nhà quản lý phải liệt kê được toàn bộ những việc cần làm và phân chia, sắp xếp thật hợp lý. Mục đích phân chia là để quản lý từng đầu việc hiệu quả. Cách làm hay nhất đó là lên danh sách tất cả các nhiệm vụ theo các mốc thời gian cụ thể theo từng ngày, từng tuần hoặc thậm chí là có thể lên danh sách cho cả tháng để mọi thứ cứ thể diễn ra trôi chảy.
2.3. Họp hành vào đầu mỗi ca làm việc
Đây chính là luồng công việc quen thuộc thường diễn ra tại các nhà hàng lớn, ít khi thực hiện tại các đơn vị kinh doanh hàng ăn nhỏ lẻ. Họp hành ngay từ đầu ca làm việc là thời gian vô cùng quý giá để quản lý có thể truyền tải hết mọi nhắc nhở đến từng nhân viên, cập nhật các công việc phát sinh hoặc thay đổi, đồng thời trong buổi họp, nhân viên cũng có thể nêu ý kiến đóng góp đến quản lý xem xét và có sắp xếp phù hợp. Những buổi họp đầu ca sẽ diễn ra khá nhanh chóng, chủ yếu để note lại các vấn đề cần làm trong ngày là chính.
2.4. Phân chia công việc cho từng bộ phận hợp lý
Từ danh sách các nhiệm vụ cần làm nói chung thì người quản lý sẽ phải sắp xếp, phân bổ đến từng bộ phận sao cho hợp lý để không có bộ phần nào nhận quá nhiều việc hoặc quá ít việc, đảm bảo công việc luôn trôi chảy, không bị tồn đọng hoặc để tình trạng hết việc quá sớm.
Khi phân bổ, quản lý cần nêu rõ thời gian bắt đầu, kết thúc và kết quả cần đạt. Công việc cần giao chi tiết cho từng ngày, lập danh sách cụ thể cho từng tuần để đảm bảo sát sao được công việc tỉ mỉ nhất trong quy trình quản lý nhà hàng.
2.5. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện nhiệm vụ
Một nhà quản lý không cần tham gia trực tiếp các công việc nhưng trong quy trình quản lý nhà hàng, vai trò của bạn lại rất lớn và xuyên suốt quy trình. Do vậy, hơn bất cứ ai, bạn chính là người nắm bắt quy trình và tiến độ công việc đầy đủ nhất.
Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải thực hiện công tác giám sát nghiêm ngặt, nắm bắt mọi diễn biến hoạt động, kịp thời phát hiện vấn đề phát sinh để đưa ra phương án xử lý kịp thời. Việc này phải làm thật tốt để kịp thời ngăn chặn mọi vấn đề gây ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà hàng.
2.6. Vệ sinh sạch sẽ trước khi nhà hàng đóng cửa vào cuối ngày
Hoạt động trong ngành ăn uống luôn phải cẩn thận hết sức về vấn đề vệ sinh, nhất là trong diện quy mô lớn. Khách hàng không thể chấp nhận có một sơ sót nào xảy ra liên quan tới việc vệ sinh từ trong món ăn đến không gian thưởng thức. Do vậy, quản lý nhà hàng sẽ luôn phải giám sát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm, sự bài trí không chỉ gọn gàng, sạch sẽ ở không gian mà còn phải đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ để tạo ấn tượng tốt trong mắt thực khách.
2.7. Luôn luôn kiểm tra lại mọi thứ lần cuối trước khi về
Việc bàn giao, rà soát lại toàn bộ các công việc, chi tiết khi chuẩn bị hết ca là điều quan trọng, được thực hiện mỗi ngày. Nhân viên có trách nhiệm đảm bảo sắp xếp ổn thỏa mọi thứ nhưng vai trò của quản lý lúc này càng quan trọng hơn, đó là kiểm tra lại toàn bộ để chắc chắn tất cả đã ở trạng thái tươm tất, ngay ngắn, sạch sẽ để chuẩn bị cho sự phục vụ đón khách vào ngày hôm sau.
Trên đây là 7 bước cơ bản của quy trình quản lý nhà hàng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng không thể bỏ lỡ. Bạn có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng quản lý quan trọng khác để đảm bảo cho một tương lai sự nghiệp vững vàng. Khi muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm quản lý nhà hàng rộng mở hơn, hãy đặt niềm tin vào viecday365, các chuyên gia về việc làm tại đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được một vị trí ưng ý nhất.
655 0