Nhược điểm của ngành quản trị khách sạn biết trước để quyết định đúng

Theo dõi viecday365 tại
Lê Minh Phượng tác giả viecday365.com Tác giả: Lê Minh Phượng

Khi bạn đang quan tâm đến ngành quản trị khách sạn, băn khoăn không biết nên theo đuổi ngành này hay không thể ngoài việc tìm hiểu những mặt lợi của nó, bạn hãy tìm hiểu nhược điểm của ngành quản trị khách sạn ngay sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. 5 nhược điểm của ngành quản trị khách sạn

1.1. Không có nhịp công việc ổn định

Người trong ngành sẽ không được làm việc theo khung giờ cố định. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp sống sinh học của bạn, không chỉ bị xáo trộn các hoạt động sống mà còn gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Theo chia sẻ của nhiều người bước ra từ ngành quản trị khách sạn và được sắp việc đúng chuyên môn của mình thì thời gian chính là một giá trị xa xỉ đối với họ. Không có lịch cố định 8 tiếng từ sáng đến chập tối sẽ tan ca như bao nghề khác, mỗi ngày họ có thể được sắp các ca làm việc khác nhau như ca sáng, ca chiều, ca tối thậm chí còn phải làm ca đêm. 

Nhịp công việc bận rộn của ngành quản trị khách sạn
Nhịp công việc bận rộn của ngành quản trị khách sạn

Hơn thế, ngành quản trị khách sạn không cho phép người làm việc hình thành khái niệm ngày nghỉ lễ trong tư tưởng bởi càng vào những dịp này khách sạn càng nhiều công việc. Bắt buộc nhà quản trị phải có mặt để sắp xếp và sát sao công việc. Đây cũng là thời điểm nhân viên quản trị khách sạn cũng đội ngũ trong khách sạn phải lao động hết công suất để phục vụ khách hàng.

Không ít nhà quản trị khách sạn đã bày tỏ rằng họ cảm thấy thực sự “hết pin” sau mỗi dịp lễ lớn, và cũng rất lâu rồi kể từ khi tốt nghiệp, họ không có được một dịp lễ ở bên gia đình đúng nghĩa, cho dù chỉ là ăn một bữa cơm thân mật. Quả thực đây là một sự hy sinh rât lớn cho nghề nghiệp của những người theo đuổi nghề này, cũng là mặt trái khiến người ta phải lưỡng lự khi đưa ra quyết định lựa chọn. Phải rất can đảm, yêu nghề họ mới bước chân vào nghề.

1.2. Hạn chế về khả năng thăng tiến trong công việc

Ngành quản trị khách sạn vốn có nhiệm vụ đào tạo ra những nhà quản lý khách sạn. Vốn dĩ đó sẽ là ngành có cơ hội rộng mở. Vậy thì tại sao ngành này lại bị đánh giá là ngành bị hạn chế về khả năng thăng tiến?

Việc cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp không khẳng định rằng bạn chắc chắn sẽ được tuyển dụng vào ngay các vị trí quản lý vì đây là vị trí quan trọng, nhà tuyển dụng cần tìm được một ứng viên đã có kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng lão luyện trong ngành mà một sinh viên mới tốt nghiệp lại khó có được điều đó. Thay vào đó, đại đa số cử nhân quản trị khách sạn đều phải bắt đầu công việc từ những vị trí thấp, thậm chí là làm những việc vặt vãnh như phục vụ, tạp vụ, bồi bàn, tiếp tân. 

Con đường thăng tiến của ngành quản trị khách sạn không mấy suôn sẻ
Con đường thăng tiến của ngành quản trị khách sạn không mấy suôn sẻ

Nhiều bạn trẻ chưa chính thức đưa ra sự lựa chọn ngành nghề sẽ theo đuổi thường vẫn lăn tăn học quản trị khách sạn ra làm gì. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng hành trình công việc trong tương lai với ngành này lại khá dài và nhiều trắc trở. Phải mất khoảng thời gian khá dài tại các vị trí này, nhà tuyển dụng mới tìn rằng bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm để được phụ trách chức vụ quản trị khách sạn. Rất có thể sau một vài năm cống hiến cho khách sạn và trải qua nhiều vị trí khác nhau, bạn mới được quản lý cất nhắc lên vị trí quản trị khách sạn khi họ nhận thấy bạn đủ khả năng. Dù sao thì con đường thăng tiến của nghề cũng không dễ dàng. Mục tiêu của ngành quản trị khách sạn là đào tạo ra các nhà quản trị tại khách sạn chuyên nghiệp nhất nhưng thực tế lại chẳng màu hồng như thế, từ trường học, bạn phải trải qua một thời gian kha khá ở trường đời mới đạt. Nói cách khác, nghề quản trị khách sạn tôi luyện nguồn nhân lực khá kỹ, thử thách được trải đầy trên con đường đến đích. ĐI nhanh hay chậm trên chặng đường này tùy thuộc vào bạn.

1.3. Thái độ một màu đầy áp lực trong công việc

Ngành quản trị khách sạn là ngành dịch vụ phục vụ khách hàng. Với phương châm khách hàng là thượng đế thì dù có xảy ra bất kỳ chuyện gì với khách hàng, bạn vẫn phải luôn giữ một thái độ tươi cười, niềm nở và nhún nhường. Điều này vô tình đã luôn tạo ra áp lực vô hình cho những người trong nghề. 

Quản trị khách sạn nhiều áp lực
Quản trị khách sạn nhiều áp lực

Tuy nhiên, sự chịu đựng này là đặc thù của ngành nghề mà bắt buộc chúng ta phải làm tốt. Có vậy, khách sạn mới đem đến cho khách hàng một cảm giác tốt để họ quay lại những lần sau.

1.4. Những yêu cầu khắt khe về ngoại ngữ

Ngành quản trị khách sạn không đòi hỏi sinh viên phải xuất sắc về ngoại ngữ nhưng thực tế ngoại ngữ lại là một trong những điều kiện để bạn có thể phát triển thăng tiến trong nghề nghiệp. Một nhà quản trị khách sạn sẽ thường xuyên có những cuộc gặp gỡ, làm việc với khách hàng, đối tác nước ngoài, đặc biệt là tại các khách sạn 5 sao. Vì vậy việc trau dồi khả năng ngoại ngữ rất quan trọng để bạn đón lấy cơ hội trong tay.

1.5. Mức lương khởi điểm khá thấp

Với bước khởi dầu và sự gắn bó lâu dài tại những vị trí công việc vặt vãnh thì không thể nào đòi hỏi về một mức lương cao. Mức lương của môt cử nhân quản trị khách sạn trong những năm đầu có thể chỉ dao động từ 4 đến 7 triệu đồng tùy thuộc vào vị trí, thời gian cống hiến. Tình trạng này khiến nhiều người bị nản chí, dễ bỏ nghề đẻ chuyển ngành. 

Ngành quản trị khách sạn có mức lương khởi điểm thấp
Ngành quản trị khách sạn có mức lương khởi điểm thấp

Tuy nhiên, chỉ cần ai đó kiên trì vượt qua giai đoạn này thì bạn không những có được cơ hội thăng tiến trong công việc mà còn được cải thiện đáng kể mức lương đúng với vai trò quan trọng của công việc quản trị khách sạn. Nhìn chung, mức lương khởi điểm thấp là sự thật, là mặt trái của nghề quản trị khách sạn nhưng hành trình nghề nghiệp về sau sẽ đền đáp xứng đáng cho những ai kiên trì, nỗ lực hết mình để theo đuổi.

2. Có nên học ngành quản trị khách sạn hay không?

Những nhược điểm của ngành quản trị khách sạn vừa nêu có thể là rào cản rất lớn đối với nhiều người không chỉ là sinh viên mới tốt nghiệp mà còn làm chùn bước chân bạn ngay từ khi lựa chọn nghề nghiệp. Nói một cách chính xác, hành trình sự nghiệp của nghề quản trị khách sạn khá gian truân, nó đặt ra cho người theo đuổi phải bước qua được các giai đoạn thử thách. 

Nên học ngành quản trị khách sạn hay không
Nên học ngành quản trị khách sạn hay không

Giống như một viên ngọc phải mài mới sáng, các lớp bụi dày bao phía bề mặt viên ngọc chính là những thử thách mà chúng ta đã nêu trên. Cố gắng, kiên trì vượt qua thử thách thì bạn mới có thể ngắm nhìn sự tinh khiết của viên ngọc đẹp. Nhiệm vụ mài ngọc không phải ai cũng dễ dàng vượt qua, phải có thái độ kiên trì, nỗ lực mới vượt qua những mặt trái của nghề quản trị kinh doanh để chạm tay vào ngọc sáng là công việc quản trị khách sạn danh sách, lương cao.

3. Tố chất nào để vượt qua những nhược điểm của ngành quản trị khách sạn

Nếu muốn chinh phục nghề này, bạn phải chuẩn bị cho mình những tố chất sau và dù có khó khăn đến đâu trong quá trình thực hiện vẫn cố gắng đảm bảo giữ vững tinh thần để theo đuổi.

3.1. Luôn bình tĩnh và kiên nhẫn

Đứng ở vị trí “đứng mũi chịu sào”, nhà quản trị khách sạn thường xuyên phải đối diện với các tình huống nan giải, khó xử lý. “Gọi quản lý ra đây”, “Quản lý của các bạn đâu”, … là những câu nói quen thuộc mỗi khi khách hàng có khiếu nại, phản ánh. Lúc này, một nhà quản lý tài giải sẽ luôn luôn bình tĩnh dù sự việc có diễn ra nghiêm trọng như thế nào. Đó là bí quyết để bạn có đủ năng lượng tìm kiếm phương án giải quyết tốt nhất. Làm trong ngành dịch vụ, nếu thiếu đi tính kiên nhẫn, sự bình tĩnh thì dường như việc làm phật ý khách hàng và để lại hình tượng không tốt trong mắt khách rất dễ xảy ra. Do đó cũng có thể coi tố chất này là nguyên tắc hành nghề sống còn của những người làm trong ngành quản trị khách sạn.

Bình tĩnh và kiên nhẫn - bí quyết thành công trong ngành quản trị khách sạn
Bình tĩnh và kiên nhẫn - bí quyết thành công trong ngành quản trị khách sạn

3.2. Có một niềm đam mê to lớn

Hành trình để chúng ta đạt tới được vị trí quản trị khách sạn khá dài và gian truân. Nếu không đam mê lớn để vượt qua những thách thức trên hành trình nghề nghiệp, rất có thể bạn sẽ phải bỏ cuộc ngay từ những bước đi đầu tiên.

Nhìn chung, với chia sẻ này, viecday365 đã chỉ rõ những nhược điểm của ngành quản trị khách sạn. Rất mong bạn sẽ thấu hiểu và tìm ra một kế hoạch phù hợp nhất để chinh phục con đường này. Để rút ngắn hành trình thử thách đó, bạn hãy tìm kiếm những cơ hội việc làm quản trị khách sạn uy tín nhất tại viecday365. Với sự hỗ trợ gợi ý việc làm từ AI và khả năng cung cấp đa dạng các mẫu CV quản lý, chúng tôi luôn giúp bạn bước vào tư thế sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh việc làm khốc liệt. Phía sau đó sẽ là cơ hội việc làm hấp dẫn mà bất cứ ai cũng mong đợi.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem828 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT