[Nghề trồng hoa] Khám phá sứ mệnh của những “nghệ nhân” thực thụ

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 17-05-2024

Nghề trồng hoa - một trong những nghề truyền thống và lâu đời của nước ta. Xuôi theo nhịp chảy của nền kinh tế hiện đại, đến nay nghề trồng hoa vẫn là một nghề được đầu tư và ngày càng phát triển rộng rãi. Thậm chí, rất nhiều cơ sở giáo dục như các trung tâm, trường nghề thiết kế các chương trình đào tạo cho những ai trót si mê công việc nên thơ này. Để hiểu rõ hơn về tính chất công việc và những khía cạnh liên quan, hãy cùng theo chân viecday365.com tìm hiểu về nghề trồng hoa bạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đôi nét nghề trồng hoa hiện nay

Đôi nét nghề trồng hoa hiện nay
Đôi nét nghề trồng hoa hiện nay

Từ lâu, hoa được xem là nét đẹp không thể thiếu trong các yếu tố mang tính thẩm mỹ cao. Nếu ví trồng hoa là một nghệ thuật, thì chính những người trồng hoa và tạo ra các sản phẩm từ hoa là một nghệ sĩ. Thiên nhiên muôn hình vạn trạng, con người có sự sống và hoa cũng thế. Bởi chính hoa đẹp nên lại cần người trồng hoa biết cách chăm sóc, nâng niu và trân trọng chúng.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người chúng ta ngày càng có điều kiện hơn về vật chất. Cũng chính là lúc chúng ta đề cao hơn về những giá trị tinh thần, trong đó hoa luôn được xem là một nét thẩm mỹ khiến ai ai cũng mong muốn được sở hữu. Hoa đẹp vì chính giống loài của chúng, nhưng một phần cũng được tạo nên bởi những “găng tay vàng” của người trồng hoa.

Sự phát triển của ngành trồng hoa nói chung không cần phải tốn nhiều giấy mực để minh chứng. Vì bạn hoàn toàn có thể thấy những trang trại hoa lớn tại Mê Linh (Hà Nội) hay những cánh đồng hoa bát ngát ở xứ sở Đà Lạt diệu kỳ. Không ít người đã từ bỏ sự nghiệp chuyên ngành để đi theo tiếng gọi hoang dã của những loài hoa. Họ làm giàu tâm hồn từ hoa và hoa “làm giàu” cho kinh tế của họ.

nghề trồng hoa
Nghề trồng hoa 

Với cái nghề truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức của người nông dân, lại được công nghệ kỹ thuật hiện đại hậu thuẫn. Nghề trồng hoa đã phát triển ở rất nhiều hình thức việc làm khác nhau. Các chủ kinh doanh hộ gia đình, trang trại hay các doanh nghiệp trồng trọt lớn chính là những “nhà tuyển dụng” đầy tiềm năng. Thuận theo nhu cầu xã hội, và cả quy mô diện tích vườn, các “nhà tuyển dụng” sẽ có kế hoạch tuyển dụng số lượng nhân sự trồng hoa chuyên biệt.

Tận dụng diện tích và tính chất đất đai, biểu hiện của thời tiết và khí hậu, những người làm nghề trồng hoa sẽ tự tay vun xới, gieo giống, ươm mầm và chăm sóc để cho ra đời những thành quả đẹp đẽ nhất. Hoa mang lại cơ hội gia tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế cho người trồng, chủ trang trại,... góp phần thỏa mãn nhu cầu sử dụng hoa trong xã hội. Hẳn với những ai hành nghề trồng hoa nhưng không gắn liền với niềm đam mê và sự yêu thích, sẽ chẳng tồn tại được bao lâu.

Tìm việc làm nông nghiệp

2. Mô tả công việc cụ thể của nghề trồng hoa

Bạn có thể trót đắm chìm trong những thế giới hoa đầy sắc màu, bạn đem lòng si mê việc ngắm nhìn chúng và chăm sóc chúng mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ người đã và đang làm công việc trồng hoa mới hiểu được sự cực khổ, khó khăn và những thách thức của nghề. Để cho ra đời sản phẩm hoa cuối cùng, người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn, quá trình học hỏi, thử nghiệm và đôi khi là chịu đựng thất bại.

Do đó, nếu bạn thực sự nghiêm túc với nghề trồng hoa, hãy tìm hiểu kỹ về tính chất công việc, những nhiệm vụ cần thực hiện và nhiều hơn thế nữa. Để xác định nghề có thực sự phù hợp với bạn hay không nhé!

Mô tả công việc cụ thể của nghề trồng hoa
Mô tả công việc cụ thể của nghề trồng hoa

2.1. Nội dung công việc

Kỹ thuật trồng hoa yêu cầu cao kiến thức và sự am hiểu vững vàng về thành phần, diện tích đất đai. Điều kiện thiên nhiên và cả công nghệ hỗ trợ. Theo tìm hiểu của viecday365.com, nghề trồng hoa bao gồm những nội dung công việc cần thực hiện như sau:

- Thứ nhất, làm đất: Đất là một trong những thành tố quyết định phần đa kết quả trồng hoa của bạn. Do đó, khâu làm đất và tìm hiểu về đất vô cùng quan trọng. Nói đúng hơn, nếu bạn hiểu sai về cấu tạo của đất tương ứng hoặc phù hợp với giống hoa mà bạn cần trồng. Chắc chắn, bạn sẽ thu nhận về kết quả không như ý. Trước khi bắt tay vào công việc làm đất, hãy cố gắng tìm hiểu trước đó (thậm chí là lấy mẫu đất) để tiến hành kiểm tra, phân tích các thành phần bên trong đất. Quy trình làm đất sẽ diễn ra ở các công đoạn như sau: đập đất, cày bừa, vun xới, san bằng, thiết kế và lên luống,...

- Thứ hai, chọn giống và nhân giống: Chọn và mua giống hoa là một trong những khâu cực kỳ quan trọng đối với nghề trồng hoa. Theo đó, chọn giống hoa nên đảm bảo chất lượng của giống. Tùy thuộc vào hình thức và thiết kế trồng hoa chủ đạo nào ban đầu, mà người trồng hoa sẽ có kế hoạch mua giống ưu tiên. Tốt nhất, bạn nên chọn những địa điểm cung cấp giống hoa uy tín và đáng tin cậy. Tránh nhập giống ở những nhà vườn quy mô nhỏ, không có thương hiệu hay kém về uy tín. Kết quả vụ mùa sau khi trồng phần nhiều quyết định bởi giống hoa có thuần hay không thuần chủng.

chọn giống và nhân giống
Chọn giống và nhân giống

Tùy vào thiết kế định hình kinh doanh hoa ban đầu, bạn có thể chọn nhân giống, chiết cành từ các loại hoa. Hoặc nhanh chóng xác định hoa trồng cắt luống hay trồng trên chậu để tiến hành chuẩn bị các cơ sở vật chất khác.

- Thứ ba, gieo trồng: Đây cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nghề trồng hoa. Gieo trồng cần xử lý qua nhiều công đoạn khác nhau. Gieo trồng sai quy trình hoặc sai cách có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc sản lượng thu hoạch. Trên cơ sở tìm hiểu kiến thức gieo trồng của từng giống hoa, hãy tiến hành xử lý hạt giống, thực hiện các bước gieo hạt hoặc trồng các cây con xuống đất. Bước này đòi hỏi chuyên môn cao và sự am hiểu của người làm nghề trồng hoa đó nhé. Đó cũng chính là lý do bạn nên học nghề trồng hoa ở các cơ sở uy tín, hoặc học trực tiếp từ các trang trại, nhà vườn lớn.

- Thứ tư, chăm sóc: Người trồng hoa phải thường xuyên quan sát, theo dõi cũng như giám sát chặt chẽ sự phát triển của các loài hoa. Nhiệm vụ này rất quan trọng vì nó giúp bạn phát hiện những dấu hiệu về mầm bệnh, các tác nhân gây hại đến hoa một cách kịp thời. Sau đó, bạn có thể chủ động sử dụng các biện pháp như thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất,... để xử lý các vấn đề trên. Một số công đoạn thuộc về quá trình chăm sóc hoa như sau: tưới nước, vun xới, làm cỏ, tạo hình, cắt tỉa, can thiệp hóa chất, phân bón,...

thu hoạch
Thu hoạch

- Thứ năm, thu hoạch: Đây chắc chắn là công đoạn được mong chờ nhất trong sự nghiệp của nghề trồng hoa phải không nào? “Bác nông dân” nào cũng hồ hởi khi đến thời điểm thu hoạch, kỳ vọng về sản phẩm cuối cùng sau quá trình tự tay vun trồng và chăm sóc. Hãy tiến hành các công đoạn như: nhổ, cắt hoa, đốn cây, gói cây,... Hãy thực hiện công đoạn thu hoạch một cách nhẹ nhàng và “tình cảm” nhất có thể. Tránh thành quả của bạn bị vô tình dập nát, hay bị gãy hỏng nhé. Cuối cùng, mang hoa đi bảo quản chu đáo và cất giữ đến ngày bán ra.

2.2. Điều kiện lao động

Thoạt nghe đến nghề trồng hoa, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đây là nghề rất vất vả về điều kiện lao động. Thông thường, những công nhân, người làm vườn trồng hoa làm việc trong điều kiện hoàn toàn ngoài trời, hoặc ở các nhà kính nhân tạo. Họ thường xuyên chịu áp lực dưới thực trạng thời tiết, hay tiếp xúc nhiều với các hóa chất (chất kích thích, phân bón hóa học, thuốc diệt trừ sâu bọ,..)

Điều kiện lao động
Điều kiện lao động

Bên cạnh đó, người trồng hoa cũng trải qua rất nhiều tư thế, tùy thuộc vào khâu hay công đoạn mà họ đang đảm nhiệm. Dường như, họ không ngồi yên một chỗ, vì phải kết hợp giữa việc ngồi, đi lại, đứng thu hoạch hàng giờ đồng hồ, thậm chí là cả ngày.

Tìm việc làm thợ cắm hoa

3. Yêu cầu chung đối với nghề trồng hoa

Không phải cứ yêu hoa, mến hoa và si mê hoa là có thể hành nghề trồng hoa. Trồng hoa là một quá trình bao gồm những nhiệm vụ không hề đơn giản. Nghề nghiệp này không chỉ yêu cầu về kỹ thuật chuyên môn, mà còn đề cao về vấn đề chất lượng sức khỏe. Thiếu hai trong các yếu tố quan trọng trên, có thể bạn sẽ không phù hợp với công việc vô cùng “truyền thống” này. Một số yêu cầu chung với nghề trồng hoa bao gồm:

Yêu cầu chung đối với nghề trồng hoa
Yêu cầu chung đối với nghề trồng hoa

Xem thêm: Việc làm lao động phổ thông

4. Mức thu nhập trung bình của nghề trồng hoa

Thu nhập của nghề trồng hoa không cố định, đặc biệt là đối với những chủ trang trại hay nhà vườn. Tuy nhiên, với hình thức việc làm công nhân hay nhân viên trồng hoa. Theo thống kê và tìm hiểu của viecday365.com, mức thu nhập cơ bản từ 6 - 9 triệu/tháng. Một số chế độ đi kèm như: Bao ăn ở, lương tăng ca, thưởng, phí di chuyển,...

Nhìn chung, nghề trồng hoa mang lại cho bạn sự ổn định về thu nhập cũng như cơ hội được học hỏi kỹ thuật làm vườn trong quá trình làm việc. Điều này trở thành tiền đề để bạn có thể chủ động mở cơ sở trồng hoa riêng của mình ở tương lai.

Mức thu nhập trung bình của nghề trồng hoa
Mức thu nhập trung bình của nghề trồng hoa

Đối với những ai say mê nghề trồng hoa, việc hiểu rõ tính chất công việc, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng nắm quyền chủ động trong hành trình xây dựng sự nghiệp của chính mình!

>>> Tham khảo mô tả công việc nghề trồng hoa chi tiết sau đây:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NGHỀ TRỒNG HOA.docx

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2548 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT