Nghề điêu khắc gỗ - tạo việc làm mới, giữ hồn dân tộc lâu năm
Theo dõi viecday365 tạiNghề điêu khắc gỗ là một nghề truyền thống lâu năm của dân tộc. Nó đã góp phần tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và có giá trị trên thị trường quốc tế. Chính vì điều này mà nghề điêu khắc gỗ đã có cơ hội được tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Và không ít các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhờ đó mà có được những thành công vang dội, còn người lao động có được một việc làm để ổn định cuộc sống.
1. Sự hình thành và phát triển của nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam
1.1. Lịch sử của nghề điêu khắc gỗ Việt Nam
Điêu khắc được hiểu chính là hành động dùng dao hoặc các đồ vật sắc nhọn để chạm trổ, mãi giũa lên gỗ các hình thù chìm nổi khác nhau. Nghề điêu khắc gỗ thực chất có xuất phát từ Trung Quốc, tuy nhiên nó đã được những cao nhân xưa học tập và sáng tạo thành những bản sắc riêng, mang hình hài, quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Và đến nay sau hàng nghìn năm gìn giữ và phát triển, nghề điêu khắc gỗ để trở thành một ngành nghề truyền thống, vừa đem lại những giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng cao, cũng đồng thời đem lại một loại sản phẩm có giá trị vật chất trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước.
Quay trở về quá khứ, những sản phẩm điêu khắc gỗ Việt Nam đã có một danh tiếng nhất định, đặc biệt là vào thời nhà Lý khi Phật giáo phát triển thì nghề điêu khắc gỗ đã đóng góp một phần tích cực trong quá trình xây dựng thành ốc, chùa chiền, tượng Phật … Các sản phẩm điêu khắc đều được tạo nên bằng những vật dụng đục, vạch khá thô sơ. Chính vì vậy mà có những đường nét điêu khắc đã trở thành giai thoại về thẩm mỹ nghệ thuật, gắn liền với văn hóa dân tộc và được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, như: đầu rồng phượng, mái vòm, hoa sen, tượng Quan âm bồ tát, ...
1.2. Cơ hội nghề nghiệp về điêu khắc gỗ hiện nay
Cho đến ngày nay, nghề điêu khắc gỗ càng ngày càng nở rộ hơn và đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành dọc từ miền Nam ra Bắc. Đặc biệt là ở khu vực miền Bắc còn có nhiều làng nghề điêu khắc với tuổi đời khoảng vài trăm năm như: Làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng nghề La Xuyên (Nam Định), làng nghề Chàng Sơn (Hà Nội), … Những làng nghề này không chỉ góp phần vào công cuộc giữ gìn những nét truyền thống văn hóa của quốc gia mà còn giúp cho nhiều người dân lao động có một cái nghề, công ăn việc làm ổn định và mức thu nhập kha khá cho cuộc sống hàng ngày. Và cũng có những người trong số đó trở thành những nghệ nhân quốc gia, được nhiều người biết đến và ủng hộ sản phẩm của mình hơn.
Bên cạnh đó, thì khác với nhiều nghề truyền thống khác, điêu khắc gỗ còn được lựa chọn là một ngành nghề có triển vọng để đào tạo dạy nghề, phổ cập kỹ năng để giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động phổ thông. Thực tế cho thấy rằng hiện nay có rất nhiều trường cao đẳng dạy nghề đã có chương trình và kế hoạch đào tạo cụ thể cho nghề kỹ thuật điêu khắc gỗ. Điều đó cũng là điều không thể tránh khỏi khi sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong thời đại này đang mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể, nhưng lại đang gặp khó khăn về lao động. Chính vì vậy cho dù bạn không xuất thân từ gia đình hay làng nghề truyền thống làm điêu khắc gỗ thì vẫn có cơ hội được theo đuổi công việc này.
Tìm việc làm nhân viên bán hàng
2. Công việc của những những nghệ nhân làm nghệ thuật trên gỗ
Không phải ngẫu nhiên mà người gọi những người làm điêu khắc gỗ là nghệ nhân. Bởi họ không chỉ sở hữu đôi tay khéo léo, óc thẩm mỹ cùng tài quan sát đỉnh cao mà họ còn thực sự mang một tâm hồn riêng để hòa mình vào cái gọi là vẻ đẹp của những đường chạm khắc sần sùi. Khác với nhiều công việc ngành nghề khác, một người làm điêu khắc gỗ có thể mất từ vài năm để bắt đầu học việc cho đến khi thành thạo ở mức cơ bản. Có những người thậm chí còn cầm đục, con dao để trổ, chạm lên gỗ trước cả khi biết cầm bút viết chữ và trở thành nghệ nhân khi đã bước vào tuổi ngũ tuần.
2.1. Công việc của người làm điêu khắc gỗ
Nói về công việc, người làm điêu khắc gỗ thông thường chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là chạm, trổ, khắc gỗ theo yêu cầu của khách hàng và thiết kế của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hoàn thành nhiệm vụ đó thì bất kỳ một người làm nào cũng phải đảm bảo trải qua các bước và chu trình làm việc như sau:
- Bước 1: Nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế
- Bước 2: Chọn vật liệu, dụng cụ và các khối gỗ phù hợp
- Bước 3: Chạm khắc thô sơ
- Bước 4: Mài giũa các đường nét chi tiết
- Bước 5: Cọ rửa, làm sạch, đánh bóng
- Bước 6: Đo kích cỡ, khối lượng sản phẩm, ghi thông số
- Bước 7: Đóng gói và chuyển đến bộ phận tiếp theo
Trong 7 bước này, bước thứ 4 được xem là mấu chốt để tạo nên một sản phẩm điêu khắc có giá trị. Cho nên đòi hỏi người làm phải vừa có sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng về kỹ thuật điêu khắc đồng thời nắm được gu thẩm mỹ của đại chúng hoặc khách hàng. Chính vì vậy mà trách nhiệm công việc cũng cao hơn, yêu cầu kết hợp nhiều kỹ năng, tư duy và kinh nghiệm trong nghề. Người thợ điêu khắc sẽ dùng các dụng cụ và vật liệu có sẵn của xưởng để có thể bắt tay vào công việc. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng với từng giai đoạn này thì cần áp dụng kỹ năng hay bí quyết nào để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2.2. Công việc của nhà nghiên cứu điêu khắc
Ngoài việc trở thành những người nghệ nhân điêu khắc gỗ thì các bạn cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu điêu khắc. Tuy nhiên để có thể ngồi vào vị trí này thì bắt buộc bạn phải có trình độ cả về văn hóa lẫn chuyên môn cao, đặc biệt là vốn hiểu biết về lịch sử điêu khắc lâu đời và cả những xu hướng mới nhất. Các nhà nghiên cứu điêu khắc này sẽ làm việc tại các cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, hoặc cũng có thể tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, hoặc làm việc ngay tại các phòng triển lãm điêu khắc.
Công việc hằng ngày của nhà nghiên cứu điêu khắc sẽ là nghiên cứu và phân tích các giá trị văn hóa, yếu tố nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc cũ hoặc mới trên thế giới. Sau đó thực hiện việc ghi chép, đánh giá vào các tài liệu liên quan đặc biệt là đối với những tác phẩm điêu khắc quốc gia. Bên cạnh đó họ cũng phải làm nhiệm vụ bảo quan hay tu sửa các sản phẩm điêu khắc này theo thời gian khi nó có dấu hiệu bị phai mòn theo thời gian. Trên thực tế, đã có rất nhiều các kiệt tác về điêu khắc có tuổi thọ hàng nghìn năm và qua vài lần tu sửa bởi các nghệ nhân và nhà nghiên cứu điêu khắc vẫn giữ được giá trị của mình đến tận bây giờ.
Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc chi tiết của nghề điêu khắc gỗ dưới đây!
3. Yêu cầu đối với những người muốn theo đuổi nghề điêu khắc gỗ
Như đã nói ở trên con đường để theo đuổi nghề điêu khắc gỗ không phải một sớm một chiều mà cần có cả quá trình lẫn những nội lực bên trong của người đó. Bạn cần phải hội tụ được những tố chất cũng như kỹ năng chuyên môn về bộ môn nghệ thuật này. Đầu tiên đó là bạn phải có hiểu biết và thành thạo sử dụng các loại dụng cụ điêu khắc cũng như chất liệu gỗ, khi nào thì sử dụng dụng cụ nào và vật liệu nào thì sẽ phù hợp với sản phẩm và yêu cầu đầu ra. Việc này sẽ giúp cho sản phẩm điêu khắc của bạn có được tính thẩm mỹ cao và thể hiện được những đường nét tỉ mỉ chi tiết nhất trên từng bộ phận của sản phẩm.
Thứ hai, những người mới bước chân vào nghề điêu khắc thoạt nhiên phải trau dồi cho mình những kiến thức về lịch sử ngành, sự phát triển cũng như các loại sản phẩm điêu khắc phổ biến trong nước và thế giới. Những điều này có thể được dạy trong môi trường sư phạm hoặc do chính các bạn tự tìm tòi và học hỏi để có được vốn kiến thức chắc chắn nhất cho công việc nghiên cứu hay chế tác của mình sau này.
Bên cạnh việc điêu khắc bằng các công cụ hay lối đi truyền thống thì các bạn cũng cần phải thường xuyên cập nhật các xu hướng cũng như thành tựu về nền điêu khắc của thế giới. Một số máy chế tạo điêu khắc công nghiệp giúp ích cho việc sản xuất các sản phẩm điêu khắc hàng loạt được nhanh chóng hơn cũng là điều mà các bạn cần phải hiểu rõ và nắm được cách sử dụng và vận hành.
Thứ tư, theo đuổi một ngành nghề truyền thống như điêu khắc gỗ, đồng nghĩa với việc bạn phải có được một tình yêu nghề cũng như ý thức về giữ gìn bản sắc dân tộc. Đây là mấu chốt chính để nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam có cơ hội được bảo tồn và phát triển, đưa nhiều sản phẩm, kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc ra thế giới. Đương nhiên muốn làm được điều này, bản thân người nghệ nhân điêu khắc cũng phải có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, bản lĩnh chính trị cũng như hiểu biết về các chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến truyền thống, văn hóa.
4. Mức lương và cơ hội khi làm trong nghề điêu khắc gỗ
Đối với người làm trong ngành nghề điêu khắc gỗ, mức lương sẽ tùy thuộc vào tay nghề của từng người. Tay nghề càng cao, kinh nghiệm càng nhiều sẽ khiến cho sản phẩm người đó tạo ra đẹp hơn và chất lượng hơn. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp sẽ trả công cho những người như vậy cao hơn. Con số có thể rơi vào từ 400 - 500.000đ một ngày công, so với mức thu nhập của các nghệ nhân truyền thống khác thì con số này là khá cao. Thậm chí đối với những người mới bắt đầu làm, hay đang trong quá trình học việc thì tiền công mỗi ngày cũng trung bình vào khoảng 200.000đ.
Bên cạnh mức thu nhập tốt đó thì những người làm trong nghề điêu khắc gỗ lâu năm còn có cơ hội phát triển và nâng cao tay nghề thông qua các buổi liên hoan, workshop hoàn toàn miễn phí. Các bạn cũng có thể tham gia các cuộc thi về điêu khắc ở Việt Nam và khu vực để thể hiện năng lực cũng như chuyên môn của mình, đóng góp cho kho tàng nghệ thuật nước nhà những sản phẩm điêu khắc gỗ giá trị. Nhờ vậy mà mỗi người còn có thể phát triển được thương hiệu cá nhân, là động lực lớn để đầu tư kinh doanh sản phẩm mỹ nghệ bằng gỗ, hay nói cách khác chính là cơ hội làm giàu từ chính đôi bàn tay khéo léo của mình.
Bài viết trên đây là những mô tả công việc trong nghề điêu khắc gỗ, kèm theo đó là những cơ hội thách thức trong nghề. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã có được sự ý thức rõ ràng về việc lựa chọn theo đuổi ngành nghề này hay không.
3782 0