[Cơ hội nghề nghiệp] Học ngành Truyền thông quốc tế ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiLà một trong những ngành học “đại diện tiếng nói” của các mối quan hệ mang tính toàn cầu. Ngành Truyền thông quốc tế được nhiều bạn trẻ thích giao tiếp, năng động sáng tạo chọn theo đuổi. Được ví là ngành học không lo thất nghiệp, sự thật thì chuyên ngành này có mang lại cơ hội việc làm nhiều đến thế hay không? Và nếu có, bạn nên bắt đầu tìm hiểu những gì về nó? Bài viết hôm nay của viecday365.com sẽ giúp bạn bật mí nhé!
1. Giới thiệu chung về Truyền thông quốc tế
Truyền thông toàn cầu, Truyền thông xuyên quốc gia,... là những tên gọi khác của Truyền thông quốc tế. Trong tiếng Anh, chuyên ngành này được gọi dưới cái tên International Communication, hay được định nghĩa là thông lệ giao tiếp xảy ra xuyên biên giới quốc tế.
Nhu cầu về Truyền thông quốc tế là do những tác động và ảnh hướng ngày càng tăng của cơ chế toàn cầu hóa. Trong định nghĩa của Wikipedia, Truyền thông quốc tế là một nhánh nhỏ của lĩnh vực truyền thông nói chung, liên quan đến phạm vi “chính phủ với chính phủ”, “doanh nghiệp với doanh nghiệp”, “tương tác giữa người với người” ở cấp độ toàn cầu.
Hiện nay, Truyền thông quốc tế đang được giảng dạy ở rất nhiều cơ sở giáo dục không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các quốc gia khác. Xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đã trở thành một trong những nền tảng cơ sở đẩy mạnh nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là các cá nhân có khả năng giao tiếp giữa các nền văn hóa bằng đa ngôn ngữ. Truyền thông quốc tế bao gồm các mối quan tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và quân sự. Chủ thể thực hiện những hoạt động trong Truyền thông quốc tế thường là những nhà báo, phóng viên, biên tập viên, người đại diện truyền thông, nhà phát ngôn,...
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên nói về Truyền thông quốc tế trong hệ thống giáo dục, đây vẫn là một ngành học chưa quá phổ biến. Truyền thông quốc tế là ngành học chuyên giảng dạy, đào tạo và cung cấp nguồn lao động hay nguồn nhân lực để phục vụ xã hội trong lĩnh vực này. Với phạm vi giao tiếp rộng của ngành, sinh viên sau khi học chuyên ngành này, hầu như đều có thể tham gia công tác ở nhiều địa điểm.
Có thể điểm danh qua một số khu vực điển hình như: các tổ chức ngoại giao quốc gia (Đại sứ quán, lãnh sự,...), các cơ quan hành chính từ TW đến địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty hoạt động trên nhiều khía cạnh của lĩnh vực này. Chủ yếu người làm nghề truyền thông quốc tế thường tập trung ở các hoạt động như đối ngoại, tổ chức, quản lý hoạt động truyền thông,.... Như đã đề cập, nói đến Truyền thông mang tính quốc tế, đồng nghĩa với các cá nhân hành nghề được phép sử dụng nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau để hỗ trợ trong các hoạt động. Chẳng hạn như: Anh, Việt, Trung, Hàn, Nhật,...
Tin tuyển dụng: Việc làm truyền thông tại Hà Nội
2. Ngành Truyền thông quốc tế - Ngành học hấp dẫn sinh viên
Có thể khẳng định, ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng đông những tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Hay xét theo tầm quan trọng mang tính vĩ mô của lĩnh vực giao tiếp quốc tế, ngành Truyền thông quốc tế ngày càng được quan tâm và tạo điều kiện hơn cả. Đó chính là lý do, càng ngày càng có nhiều sinh viên ước mơ được tham gia vào ngành học này.
2.1. Chương trình đào tạo của ngành
Người học Truyền thông quốc tế sẽ vừa được trang bị những nền tảng khối kiến thức lý thuyết về lĩnh vực truyền thông. Vừa được giảng dạy và bồi dưỡng những nghiệp vụ, kỹ năng triển khai hoạt động thực tế. Chẳng hạn như: Kỹ năng quan sát, lắng nghe, giao tiếp, tổ chức sự kiện, phân tích và tổng hợp thông tin, tuyên giáo, phát ngôn, quảng bá và đối ngoại,.. Bên cạnh đó, sinh viên của ngành cũng được đào tạo những kỹ thuật và kiến thức xử lý khi đối mặt với các vấn đề mang tính khủng hoảng về truyền thông. Đặc biệt là được trau dồi về mặt ngoại ngữ, các kỹ thuật hành nghề nhanh nhẹn và còn nhiều hơn thế nữa.
Học ngành này bạn sẽ được đào tạo những gì? Đó là cách làm thế nào để nói trước công chúng một cách tự tin? Làm thế nào để triển khai một hoạt động quảng cáo? Làm thế nào để biên tập một chương trình, một bài báo, viết một phóng sự,...? Chương trình đào tạo sẽ khác nhau tùy vào bạn học ở đâu, hay chọn chuyên ngành phụ nào?
Tựu chung, tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục có giảng dạy Truyền thông quốc tế đều vừa có đầy đủ cơ sở để cung cấp kiến thức ngành cho sinh viên, vừa tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có môi trường thực hành, tôi luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Tham gia Truyền thông quốc tế, các bạn trẻ sẽ học được cách thiết lập các kế hoạch, chiến lược truyền thông một cách tự tin nhất và phù hợp nhất cho một doanh nghiệp, hay biết cách làm thế nào để quảng bá hiệu quả cho một thương hiệu đúng cách. Bạn sẽ được học những gì trong chuyên ngành này?
Có tổng cộng ba nhóm kiến thức bạn sẽ được tiếp cận. Cụ thể như: Nhóm kiến thức đại cương (Các vấn đề toàn cầu, Chính trị quốc tế,...); Nhóm kiến thức chuyên ngành (Truyền thông số, Chiến lược truyền thông, Luật truyền thông, Truyền thông liên văn hóa, ...) ; Nhóm kiến thức kỹ năng (Tin học ứng dụng, Ngoại ngữ,...).
2.2. Bạn có phù hợp với ngành này không?
Thông qua những thông tin đã được đề cập và phân tích ở trên. viecday365.com tin rằng, bạn cũng đã mơ hồ nhận ra được chuyên ngành này có phù hợp với bản thân hay không? Nói đến truyền thông là nói đến giao tiếp, tiếp xúc, quan sát, năng động và đặc biệt là khả năng sáng tạo. Nói đến quốc tế, là nói đến kỹ năng ngôn ngữ, sự am hiểu về bản sắc văn hóa,...
Qua đó, có thể thấy, những cá nhân hoạt động trong ngành Truyền thông quốc tê phải là những cá nhân có đầy đủ chuyên môn, kiến thức cũng hệ thống các kỹ năng hỗ trợ tuyệt vời. Chắc hẳn, họ để là những con người năng động, thích sáng tạo, giao tiếp khéo léo, biết cách đọc vị người đối diện. Bên cạnh đó, người là truyền thông bất kể trong quá trình học tập hay làm việc sau khi ra trường, đều phải nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật nhanh những xu hướng truyền thông trong nước cũng như quốc tế, biết cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề và sẵn sàng lên giải pháp để cải thiện.
Cuối cùng, như đã nói, Truyền thông quốc tế là lĩnh vực đại diện cho việc giao tiếp xuyên biên giới, chính vì thế, các cá nhân học tập và hành nghề cần có kỹ năng giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ nhé!
2.3. Học ở đâu? Mức điểm chuẩn bao nhiêu?
Dường như, xét theo những tố chất phù hợp để tham gia vào chuyên ngành này, nó có thể trở thành một đích đến mục tiêu cho nhiều bạn trẻ ngày nay - thế hệ Z đang được sống trong một thời đại hiện đại và văn minh nhất. Vậy khi đã quyết tâm theo đuổi ngành học này, bạn nên hành động gì tiếp theo? Chắc chắn sau chọn ngành, sẽ là bước ngoặt chọn trường rồi phải không nào?
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, Truyền thông quốc tế vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ ở nước ta. Chính vì thế, chỉ có hai lựa chọn duy nhất để các sĩ tử có thể chọn làm địa điểm học tập, bao gồm: Học viện Ngoại giao và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hai cơ sở giáo dục này đều đặt trụ sở tại Hà Nội, đều là các trường công lập. Cả hai đã không còn quá xa lạ với những ai thích học các chuyên ngành liên quan đến báo chí, truyền thông và ngoại giao.
Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Truyền thông quốc tế được tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, một vài thông tin cũng cho biết ngôi trường này có áp dụng phương thức xét tuyển theo kết quả học tập của cấp THPT. D01, 72, 78 và R24, 25, 26 là những tổ hợp môn được Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển, với trung bình điểm chuẩn cho ngành này khá cao, từ 27 - 29 điểm.
Đối với Học viện Ngoại giao, chuyên ngành Truyền thông quốc tế chỉ tổ chức phương thức xét tuyển theo kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia, ở các tổ hợp môn không quá xa lạ như A01, D03 và D01. Điểm chuẩn trung bình xét theo các năm thường rơi vào ~ 24 điểm.
Xem thêm: Việc làm báo chí - truyền hình
3. Triển vọng việc làm với tấm bằng Truyền thông quốc tế
Xét về nhu cầu xã hội, xu hướng hội nhập toàn cầu,... và một loạt các vấn đề về xây dựng và xử lý truyền thông,... hiện nay. Có thể khẳng định, cử nhân Truyền thông quốc tế hoàn toàn có nhiều cơ hội ở cả hiện tại và tương lai. Dường như, các công ty, doanh nghiệp và nhiều tổ chức quốc gia, quốc tế đều khẳng định cao về tính giá trị của tấm bằng Truyền thông quốc tế.
Sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể được phân công nhiệm vụ ở nhiều bộ phận và phòng ban khác nhau, điều này là tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và tổ chức của từng doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên nhìn chung, mục đích của bất kỳ một vị trí việc làm nào được phân công cho cử nhân Truyền thông quốc tế đều hướng đến việc xây dựng và gìn giữ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức, phụ trách triển khai, giám sát và xử lý mọi vấn đề tác động trực tiếp đến thương hiệu.
3.1. Cử nhân Truyền thông quốc tế không lo thất nghiệp
Cụ thể để bạn đọc có thể nắm bắt rõ hơn cơ hội nghề nghiệp của cử nhân chuyên ngành này, cùng xem xét các thông tin sau đây nhé:
+ Lĩnh vực Kinh doanh: Nghe có thể khá kỳ lạ, tuy nhiên sự thật thì những ai học Truyền thông quốc tế vẫn có đủ năng lực để tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Tại sao lại khẳng định như vậy? Vì trên thực tế, một chiến lược truyền thông quảng bá tốt luôn mang lại kết quả kinh doanh hiệu quả. Mọi doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, luôn luôn cần đến một nguồn nhân lực chất lượng cao về mảng này, đó là những người giúp họ lên kế hoạch kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, doanh thu và tăng giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Một số vị trí trong lĩnh vực kinh doanh bạn có thể đảm nhiệm như: nhân viên sale, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên tiếp thị,..
+ Lĩnh vực Marketing: Đây là lĩnh vực nghề nghiệp đúng chuyên môn của chuyên ngành. Chắc chắn rồi, vì sinh viên khi tham gia ngành học, đã được tiếp cận các khối kiến thức về truyền thông, về quảng cáo tiếp thị, PR, quan hệ đối ngoại,... Các công ty, doanh nghiệp hiện nay hầu hết đều cần đến hoạt động marketing cho riêng mình, vì vậy cử nhân chuyên ngành sau khi ra trường có nhiều lựa chọn việc làm, cụ thể như: Phóng viên, nhà báo, bình luận viên, biên tập viên,... tại các cơ quan, đơn vị thông tấn, báo chí công tư, các đài truyền hình các cấp tại các địa phương. Hoặc tham gia vào hoạt động marketing dưới các chức danh đa dạng như: Chuyên viên truyền thông, nhân viên marketing, nhân viên quản trị website, Content marketing, Chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên SEO, nhân viên chạy quảng cáo Facebook,....
+ Lĩnh vực đào tạo: Sự lựa chọn mà bất cứ sinh viên ngành học nào cũng có thể tham gia, đó chính là lĩnh vực đào tạo. Cử nhân Truyền thông quốc tế ra trường với tấm bằng giỏi, xuất sắc, có thành tích hoạt động và cống hiến tốt trong quá trình học tập tại trường, khoa, đạt được nhiều giải thưởng,... Có chứng chỉ hành nghề sư phạm đều có thể ngỏ ý xin được giữ lại trường để thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu học thuật. Hoặc cũng có thể xây dựng hồ sơ tham gia ứng tuyển làm giảng viên ở các cơ sở giáo dục khác.
3.2. Mức thu nhập khá khẩm, dễ dàng thăng tiến
Truyền thông là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm, đó chính là lý do vì sao viecday365.com lại thông tin đến bạn khá nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp đến vậy. Bởi vì có triển vọng tốt về cơ hội việc làm, lĩnh vực này cũng được xem là một trong những lĩnh vực có thu nhập ổn định và tiềm năng thăng tiến.
Mặc dù đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở làm việc và vị trí công việc tương ứng với những mức thu nhập khác nhau. Nhưng nhìn chung, cử nhân Truyền thông quốc tế khi ra trường đều có mức lương tối thiểu từ 7 - 10 triệu đồng (cả khi không có kinh nghiệm) cho bất kỳ công việc nào liên quan đến chuyên ngành. Đây cũng là một trong những lĩnh vực tạo điều kiện khá tốt trong việc thăng tiến sự nghiệp. Chỉ trong khoảng 1 - 2 năm, một cá nhân làm việc tốt, phát huy được năng lực cá nhân đều có thể được xem xét ở các cấp độ Tổ trưởng, phó phòng, giám sát,....
Xem thêm: Theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?
4. Bộ kỹ năng chuẩn dành cho người học Truyền thông quốc tế
Là một trong những bộ phận đại diện cho tiếng nói đa quốc gia, đa doanh nghiệp,... người làm Truyền thông quốc tế cần có những kỹ năng kết hợp với kiến thức hoàn hảo. Cụ thể, bao gồm những kỹ năng như sau:
+ Tổng hợp, phân tích và phân loại các thông tin truyền thông
+ Tác nghiệp đa văn hóa và năng lực khéo léo trong giao tiếp
+ Sử dụng ngoại ngữ thành thạo
+ Tuyên truyền, lập kế hoạch và triển khai, tổ chức sự kiện truyền thông
+ Kỹ năng lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, làm việc với các sản phẩm truyền thông
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng truyền thông
+ Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm
+ ....
Trên đây, viecday365.com đã thông tin kịp thời đến bạn đọc về những khía cạnh xoay quanh ngành Truyền thông quốc tế và cơ hội nghề nghiệp của chuyên ngành này. Hy vọng bài viết sẽ trở thành một tài liệu tham khảo đối với quyết định chọn ngành của bạn!
3179 0