Giải đáp thắc mắc học Ngành Nuôi trồng thủy sản ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiChắc hẳn chúng ta sẽ vẫn luôn thắc mắc về chính ngành học của chúng ta trong tương lai, trong tương lai bạn có thể trở thành một người như thế nào, bạn có thể đảm nhận công việc gì? Đó là một câu hỏi khiến cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt khi nó lại đang được đặt vào thời điểm chuẩn bị thi đại học và chuẩn bị tốt nghiệp của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Và ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Với mong muốn giải đáp cho bạn các thắc mắc về việc làm và cơ hội nghề nghiệp ngành này thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết trên đây nhé.
1. Thử sức với ngành nuôi trồng thủy sản
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển khá mạnh, đóng góp % vào sự phát triển của đất nước vô cùng lớn, không những thế mà đây còn là ngành tạo ra được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động. Chính vì thế mà có rất nhiều các bạn trẻ đang tham gia vào ngành này.
Trước tiên để xem bạn có giám thức sức với ngành này hay không thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ngành nuôi trồng thủy sản trước nhé.
Ngành nuôi trồng thủy sản hay còn được gọi với tên tiếng Anh chính là Aquaculture, đây chính là một ngành áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, các công nghệ hiện đại tiên tiến nhất vào việc nuôi các loại thủy sinh ở các môi trường nước khác nhau như: Nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ này để nâng cao năng suất và chất lượng của thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản chính là một trong những ngành đào tạo ra các kỹ sư nuôi trồng trong tương lai, họ sẽ áp dụng những biện pháp mới vào trong công tác nuôi trồng để đem lại hiệu quả và năng suất mới.
Với mục tiêu đào tạo ngành này chính là cho ra các kỹ sư chất lượng, có kiến thức chuyên môn, biết áp dụng các kiến thức đã học cùng với những kỹ năng của mình để có thể nâng cao được năng suất của cây trồng. Để đạt được điều đó thì trong quá trình học bạn phải chăm chú nghe giảng, chịu khó tìm hiểu. Đây cũng là một ngành học vô cùng khó, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Kể cả khi ra trường và đi làm, bạn sẽ gặp phải những thất bại đầu tiên. Chính vì thế nếu như không vững kiến thức và vững tinh thần thì bạn có thể sẽ không thể theo đuổi được ngành học này.
Nếu như chỉ đáp ứng về khả năng chuyên môn thôi là chưa đủ, ngành nuôi trồng thủy sản còn yêu cầu sinh viên theo học, những người làm ngành này phải có tình yêu với nghề và có trách nhiệm trong công việc thì mới có thể thành công được. Như vậy, khó khăn sẽ không ngừng, bạn có dám thử sức với ngành nuôi trồng thủy sản này hay không? Bạn cũng chưa cần phải trả lời vội câu hỏi này, hãy cùng viecday365.com đi tìm hiểu tiếp trong các phần sau đã nhé.
Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Triển vọng của ngành nông nghiệp công nghệ cao
2. Học ngành nuôi trồng thủy sản ra trường sẽ đảm nhận công việc như thế nào?
Có thể nói đây là một ngành không thiếu những công việc trong tương lai, ngành nuôi trồng thủy sản tạo ra cho sinh viên ngành này rất nhiều cơ hội việc làm tốt. Bạn có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau đem lại việc làm lương cao cho chính mình.
2.1. Trở thành giảng viên nuôi trồng thủy sản
Đương nhiên việc trở thành giảng viên sẽ gặp khá nhiều khó khăn, bởi sau khi tốt nghiệp bạn sẽ phải học lên thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ thì mới có thể đứng trên bục giảng như mong muốn. Việc trở thành giảng viên có lẽ chính là đam mê của khá nhiều bạn hiện nay vì sự ổn định của công việc cùng với mức lương cao trong công việc này nữa. Tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cũng đang có nhu cầu tuyển dụng giảng viên ngành nuôi trồng thủy sản. Để có thể làm tốt công việc ở vị trí giảng viên thì bạn cần phải có kiến thức sâu rộng không chỉ của ngành này mà còn của các ngành khác nữa.
2.2. Trở thành kỹ sư nuôi trồng thủy sản
Nếu như bạn là một người yêu thiên nhiên, đặc biệt là yêu các loại thủy sản thì chắc chắn vị trí này sẽ rất phù hợp với bạn đó. Để trở thành các kỹ sư nuôi trồng thủy sản, trước hết phải chắc về kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm trong vấn đề nuôi trồng, theo dõi sự phát triển và sinh sống của các loại thủy sản trong các môi trường khác nhau. Nếu như nuôi các động vật trên cạn đã khó thì việc nuôi trồng thủy sản còn khó hơn, bạn sẽ không thể thường xuyên theo dõi từng con một được, bởi số lượng quá lớn. Chính vì thế mà công việc này lại vô cùng khó khăn. Với những công việc như vậy thì cần phải có kiến thức, am hiểu về môi trường sống và đặc tính của chúng thì mới có thể làm được. Kỹ sư nuôi trồng nhiều khó khăn vất vả thế nhưng bạn sẽ nhận được mức lương khá cao, dao động từ 8 – 15 triệu đồng/1 tháng.
2.3. Trở thành chuyên viên nghiên cứu trong các viện, các trung tâm
Đối với ngành thủy sản không thể thiếu được những vị trí chuyên viên nghiên cứu, họ sẽ đảm nhận vai trò nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề đang gặp phải trong nuôi trồng thủy sản, cải tiến các phương pháp, hỗ trợ trong việc nuôi trồng và cải tạo vấn đề nuôi trồng nhằm đạt năng suất hiệu quả hơn. Để có thể làm được những công việc đó thì bạn cần phải đảm bảo về khả năng chuyên môn của mình thì, chịu khó tìm hiểu và học hỏi thêm các kiến thức mới để đảm bảo cho việc nghiên cứu tốt hơn. Có thể nói vị trí chuyên viên nghiên cứu này chính những là những công việc đứng đằng sau thành công của ngành nuôi trồng thủy sản. Với công việc này bạn sẽ nhận được mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/1 tháng.
2.4. Chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp hoạt động về nuôi trồng, chế biến thủy sản
Với vị trí là chuyên viên tư vấn trong các cơ sở, doanh nghiệp có hoạt động về sản xuất, nuôi trồng và chế biến thủy sản thì đây là lại là một sự lựa chọn khá mới mẻ dành cho bạn. Ở vị trí này bạn có thể áp dụng các kiến thức chuyên môn của mình, với các kinh nghiệm nuôi trồng, kiến thức về kinh doanh, kinh tế để tư vấn cho các doanh nghiệp. Với vị trí này bạn sẽ nhận được mức từ 8 – 10 triệu đồng, có thể cao hơn rất nhiều nếu như năng lực của bạn tốt.
Không chỉ dừng lại ở những công việc như thế này, bạn có thể làm được ở rất nhiều vị trí khác nữa. Nói chung, cơ hội về việc làm của bạn là khá rộng mở, bạn có thể “hóa thân” vào nhiều công việc khác nhau.
Xem thêm: [Chia sẻ] Dịch vụ nông nghiệp là gì - Nền nông nghiệp hiện đại
3. Cơ hội việc làm ngành nuôi trồng thủy sản – thừa việc làm, thiếu người học
Ai trong chúng ta cũng cần phải biết Việt Nam là một nước xuất khẩu thủy sản rất lớn, đặc biệt xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài lớn. Hiện nay ngành thủy sản nước ta đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là một ngành tạo ra được nhiều cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn với người lao động. Cùng với đó thì ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành có đầu ra khá tốt, sinh viên ra trường về cơ bản là tìm được việc làm ổn định, lương cao, thế nhưng phần lớn sinh viên lại chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của xã hội, các vị trí công việc yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm cao vẫn còn trống khá nhiều. Do đó, vẫn có rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên theo học ngành này.
Thực chất ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành vô cùng rộng, chứ nó không chỉ đơn giản là ra trường đi nuôi thủy sản. Đây là ngành bao gồm rất nhiều các mảng khác nhau như: nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến, sản xuất,…chính vì thế mà cơ hội của bạn có rất nhiều. Bên cạnh đó có rất nhiều các doanh nghiệp đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực thủy sản này cần đến nhiều nguồn nhân lực lớn. Họ không ngần ngại chi ra những số tiền lớn để chiêu mộ nhân tài.
Về cơ hội việc làm của bạn trong tương lai lớn như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng thì chỉ cần cố gắng trau dồi thêm khả năng và kiến thức của mình là được.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản, gợi ý việc làm
4. Theo đuổi ngành học nuôi trồng thủy sản có dễ không?
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây chính là theo đuổi ngành thủy sản có dễ hay không? Bạn có cơ hội để trở thành tân cử nhân tương lai của ngành này hay không? Nếu như muốn biết thì hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
4.1. Tổng hợp các tổ hợp môn thi ngành nuôi trồng thủy sản
Trước tiên để tham gia được vào ngành này thì hãy cùng xem tổ hợp môn thi của ngành này như thế nào? Tổ hợp môn nào mới phù hợp với bạn nhất.
Hiện này ngành nuôi trồng thủy sản có khá nhiều tổ hợp môn thi khác nhau, đem đến cho người học nhiều sự lựa chọn phù hợp. Trong đó các tổ hợp môn thi bao gồm:
- Tổ hợp môn khối A00 bao gồm: Toán - Vật lý - Hóa học
- Tổ hợp môn khối A01 bao gồm: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
- Tổ hợp môn khối A16 bao gồm: Toán - Khoa học tự nhiên - Ngữ văn
- Tổ hợp môn khối B00 bao gồm: Toán - Hóa - Sinh học
- Tổ hợp môn khối D07 bao gồm: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
- Tổ hợp môn khối D08 bao gồm: Toán - Sinh học - Tiếng Anh
- Tổ hợp môn khối D90 bao gồm: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
Với những tổ hợp môn như vậy bạn có thể chọn một hoặc nhiều hơn một để tham gia xét tuyển tại các trường đại học có tuyển sinh ngành này. Riêng đối với ngành nuôi trồng thủy sản thì xét tuyển theo hai hình thức là dựa trên kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét học bạ.
4.2. Các trường đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản
Hiện này ngành nuôi trồng thủy sản có những trường đào tạo như sau:
- Trường học viện nông nghiệp
- Trường đại học Hạ Long
- Trường đại học Nha Trang
- Trường đại học Nông lâm - đại học Huế
- Trường đại học Vinh
- Trường đại học Hồng Đức
- Trường đại học Kiên Giang
- Trường đại học Cần Thơ
- Trường đại học An Giang
- Trường đại học Đồng Tháp
- Trường đại học Trà Vinh
- Trường đại học Tây Đô
- Trường đại học nông lâm Tp.HCM
- Trường đại học Tiền Giang
Cho dù bạn chọn trường nào đi nữa thì cũng sẽ đều có chung một chương trình đào tạo chính là trau dồi, truyền đạt cho sinh viên những kiến thức, những kỹ năng cần thiết nhất trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tạo cho sinh viên môi trường học tập, thực hành năng động để từ đó có thể cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin về ngành nuôi trồng thủy sản mà chúng tôi muốn đem đến cho chính bạn. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn đọc nhiều hơn.
3611 0