Ngành kỹ thuật điện ra làm gì? Có hay không cơ hội lớn cho bạn?
Theo dõi viecday365 tạiĐời sống vật chất ngày càng được nâng cao, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy sự quan trọng của thiết bị điện, điện tử. Sâu xa hơn, chính là sự quan trọng của điện, điện tử trong đời sống của con người. Chính vì lẽ đó mà hệ thống điện kỹ thuật rất được quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, hiểu rõ hay có sự tìm hiểu kỹ về ngành này. Vậy, ngành kỹ thuật điện làm gì? Hãy đi tìm câu trả lời cùng viecday365.com nhé!
1. Tổng quan thông tin về ngành kỹ thuật điện
Ngành kỹ thuật điện - điện tử là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu về điện, điện tử và thông qua đó, áp dụng những công trình nghiên cứu vào trong đời sống để làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Kỹ thuật điện - điện tử có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
1.1. Trả lời cho câu hỏi ngành kỹ thuật điện là gì?
Kỹ thuật điện là ngành chuyên nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến điện , điện tử và áp dụng các thành tựu nghiên cứu được vào trong đời sống của con người. Lĩnh vực này bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như chuyên ngành về năng lượng, chuyên ngành về hệ thống điều khiển, chuyên ngành về điện tử học hoặc chuyên ngành về xử lý tín hiệu,... Bên cạnh đó, ngành kỹ thuật điện còn nghiên cứu, sâu rộng về những vấn đề mang tính vĩ mô như việc truyền tải năng lượng và điều khiển motor,...để nâng cao kiến thức ứng dụng vào thực tế.
Ngành kỹ thuật điện có thể bao gồm ngành kỹ thuật điện tử. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này đều có sự khác nhau. Nếu các kỹ sư điện nghiên cứu và giải quyết các vấn đề vĩ mô thì các kỹ sư điện tử lại nghiên cứu xử lý thông tin những vấn đề về hệ thống điện nhỏ hơn. Mặc dù vậy, do sự phát triển của ngành điện tử công suất nên đã có sự lu mờ về điểm khác biệt của hai ngành này.
Xem thêm: Việc làm kỹ thuật
1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật điện
Học ngành kỹ thuật điện, sinh viên sẽ được trang bị một nền tảng kiến thức chắc chắn về điện, các nguồn năng lượng, hệ thống điện, cách quy hoạch và thiết kế mạng lưới điện, điều khiển hệ thống điện,...Nhìn chung, sinh viên kỹ thuật điện sẽ được nghiên cứu tất các các vấn đề liên quan đến điện nhằm phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ, hầu hết không một thiết bị, đồ vật nào xung quanh chúng ta có thể tách rời khỏi điện.
Ngoài ra, sinh viên sẽ được dạy các kỹ năng để có thể vận dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu và trong công việc tương lai. Các kỹ năng về thuyết trình, làm việc nhóm, cách phân tích, đọc và xử lý các vấn đề có thể nảy sinh, rèn luyện được đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp. Đây đều là những kỹ năng cần thiết để sinh viên phục vụ cho mình, không chỉ học tập, công việc mà còn giúp phát triển nhân cách của bản thân.
2. Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện gồm những gì?
Đối với tất cả các ngành học khác nhau thì những môn học đầu tiên chính là những môn của khối kiến thức giáo dục đại cương. Đây là những môn học giúp sinh viên rèn luyện được khả năng lý luận chính trị ban đầu và tư tưởng, đường lối của Đảng,... Là những môn học bắt buộc cho toàn sinh viên, vì vậy những môn học này sẽ được phổ cập đầu tiên trước khi sinh viên được học các môn chuyên ngành sau đó. Nhận xét chung về khối kiến thức giáo dục đại cương thì đây sẽ là nền tảng lý luận đầu tiên, giúp sinh viên suy nghĩ logic hơn, khoa học hơn, nhìn nhận mọi vấn đề, hiện tượng một cách khách quan hơn.
Khối kiến thức giáo dục chuyên ngành của kỹ thuật điện lại được chia thành hai phần chính là kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức cơ sở ngành: Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức về ngành kỹ thuật điện. Qua đó hình dung được những kiến thức mình cần học, nghiên cứu chuyên sâu. Có sự nhìn nhận khái quát cũng như hiểu sâu hơn về ngành nghề mình đang học. Bên cạnh đó, việc học kiến thức cơ sở ngành cũng giúp sinh viên có những lý luận cơ bản về chuyên ngành mình học, tạo được kiến thức nền tảng giúp cho việc học các môn chuyên ngành sau đó.
Với ngành kỹ thuật điện sẽ bao gồm một số môn học cơ bản như: Đại cương về kỹ thuật, cơ kỹ thuật, lập trình trong kỹ thuật, các hệ thống cơ khí,...
Kiến thức chuyên ngành: Ở chương trình học các môn chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo, học tập chuyên sâu các kiến thức liên quan đến kỹ thuật điện. Qua đó, sinh viên sẽ được bồi dưỡng thêm tri thức chuyên ngành, giúp cho việc nghiên cứu có đầy đủ cơ sở thông tin hơn. Bên cạnh đó, việc học kiến thức chuyên ngành một cách nghiêm túc là điều quan trọng với mỗi sinh viên. Vì đây sẽ là những kiến thức chính giúp sinh viên nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Kiến thức chuyên ngành phải vững thì mới có thể làm được các công việc theo đúng ngành học của mình.
Một số môn học chuyên ngành của ngành kỹ thuật điện có thể kể đến như: Hệ thống cung cấp điện, môn điện dân dụng, môn Điều chỉnh tự động truyền động điện,...
3. Các khối thi và mức điểm chuẩn của ngành kỹ thuật điện như thế nào?
Ngành kỹ thuật điện là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về điện, hệ thống điện và các vấn đề vĩ mô khác. Vì vậy, các tổ hợp môn thi và mức điểm chuẩn cũng sẽ có phần nhỉnh hơn so với các ngành khác.
3.1. Các khối thi của ngành kỹ thuật điện
Mã ngành của ngành kỹ thuật điện là: 7520201
Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành kỹ thuật điện:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- Khối A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- Khối B00: Vật lý, Hóa học, Sinh học
- Khối C01: Ngữ Văn, Toán, Vật lý
- Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
- Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
Vì đây là ngành kỹ thuật điện nên tổ hợp các môn thi đa phần là các môn tự nhiên, do đó sinh viên cần có sự tư duy logic và tính cẩn thận trong học tập.
3.2. Chuẩn điểm của điện kỹ thuật
Qua những năm gần đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ chuẩn của hệ thống kỹ thuật điện có sự thay đổi qua các năm, điều này phụ thuộc vào chất lượng thi cũng là kết quả của việc làm bài thí nghiệm sinh từng năm. Nhưng nhìn chung, mức chuẩn của kỹ thuật hệ thống sẽ dao động trong khoảng 15 - 24 điểm. Chuẩn điểm sẽ phụ thuộc vào cách thức tuyển sinh của từng trường và theo từng khối thi khác nhau.
Vì thế, các bạn cần hiểu mình có thế mạnh ở đâu, giỏi những môn gì để chọn khối thi phù hợp với mình.
4. Những Trường có chuyên ngành kỹ thuật điện
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo về hệ thống kỹ thuật điện. Một số trường có chất lượng đào tạo tốt như:
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
- Trường ĐH Giao thông vận tải
- Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM
- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Trường ĐH Quy Nhơn
- Trường ĐH Tôn Đức Thắng,...
Ngoài ra còn rất nhiều trường khác đào tạo về ngành học này. Tuy giữa các trường sẽ có sự chênh lệch trong công tác đào tạo, nhưng xét trên mặt bằng chung thì sinh viên học ngành kỹ thuật điện đều sẽ kiếm được công việc phù hợp với mình. Bạn cần chọn các trường phù hợp với khả năng và vị trí địa lý nơi mình ở cũng như môi trường học tập mà bạn mong muốn.
Xem thêm: Việc làm điện - điện tử tại Hà Nội
5. Những cơ hội mà ngành kỹ thuật điện đem lại?
Có thể nói, ngành kỹ thuật điện hiện nay đang thu hút được sự chú ý của sinh viên, vì thế “Ngành kỹ thuật điện ra làm gì?” có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc nhất.
Sinh viên học ngành kỹ thuật điện sẽ có cơ hội làm việc rất mở rộng. Bạn có thể làm các công việc liên quan đến hệ thống mạng lưới điện, thiết kế, lập trình, phân tích hệ thống,... Nói chung là các công việc có sự liên quan đến điện.
Một vài công việc có thể kể đến như:
- Nhân viên kỹ thuật điện, chuyên xử lý, sửa chữa các lỗi điện ở hệ thống hoặc các thiết bị điện gia dụng khác.
- Kỹ sư thiết kế: Trở thành một kỹ sư thiết kế, bạn có thể thiết kế bộ phận gồm mạng lưới, hệ thống điện, bộ điều khiển,... Hoặc bạn cũng có thể trở thành kỹ sư thiết kế ở những công ty chuyên tư vấn, xây dựng về điện, các nhà máy điện,...
- Cán bộ, nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu về điện, mạng lưới điện, các nguồn năng lượng,...
- Giảng viên, giáo viên về các chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật điện tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,...
Dù làm nghề gì thì bạn vẫn sẽ tìm được công việc phù hợp cho mình. Hiện nay, điện là yếu tố quan trọng trong đời sống cũng như trong phát triển kinh tế. Do đó, ngành kỹ thuật điện có nhu cầu tuyển dụng khá cao và luôn đòi hỏi những người có năng lực chuyên môn tốt.
Và nếu bạn có năng lực tốt thì mức lương bạn nhận được sẽ rất cao. Tùy thuộc vào vị trí công việc, nơi bạn làm và năng lực của bạn thì sẽ có mức lương khác nhau. Nếu bạn mới ra trường và kinh nghiệm tầm 1 năm thì mức lương sẽ tầm khoảng 7 - 10 triệu đồng. Nếu đã có kinh nghiệm 2 năm trở lên thì mức lương sẽ vào khoảng 10 - 15 triệu. Còn nếu đã có kinh nghiệm lâu năm và có kiến thức chuyên môn tốt, có ngoại ngữ và làm tại các công ty doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương sẽ tính bằng ngàn USD
6. Học ngành kỹ thuật điện có cần những tố chất nào không?
Học bất kỳ một lĩnh vực gì, một chuyên ngành nào thì cũng cần phải có những tố chất nhất định. Học ngành kỹ thuật điện cũng như vậy.
Ngành học này đòi hỏi người học cần có một số phẩm chất như:
- Sự thông minh, có tư duy logic, học tốt các môn KHTN là tố chất đầu tiên cần có để học ngành này. Bởi vì đây là một ngành khoa học, chuyên về nghiên cứu các thông số nên việc tốt các môn tự nhiên sẽ giúp bạn học tập, nghiên cứu dễ dàng hơn.
- Chăm chỉ, cần cù là yếu tố tiếp theo. Bạn thông minh nhưng nếu không chăm chỉ tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thì sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau và không có được những tri thức quý báu.
- Phải có sự kiên trì, chịu được áp lực công việc cao. Không phải hệ thống mạng lưới điện nào cũng giống nhau, vì thế khi nghiên cứu hay làm một công việc về bất kỳ mảng nào cần phải có sự kiên nhẫn và khả năng chịu được áp lực mà công việc đem lại để có thể hoàn thành tốt việc của mình.
Bên cạnh một vài tố chất thì bạn cũng cần phải biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh bởi có rất nhiều kiến thức trong sách được viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn có ngoại ngữ sẽ giúp cho bạn trong học tập và đặc biệt là công việc. Ngoài ra kỹ năng quản lý công việc, sắp xếp thời gian, làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp đều là những kỹ năng qua trọng bạn cần có để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho mình. Việc rèn luyện thường xuyên các kỹ năng này khi còn đi học sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân để sau này khi ra trường bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Có thể nói, ngành kỹ sư điện đã đem lại những cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Nếu bạn có đam mê với ngành này thì hãy tự tin đăng ký và theo đuổi nó nhé.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về ngành kỹ thuật điện cũng như trả lời câu hỏi “Ngành kỹ thuật điện làm gì?”
2249 0