Giải đáp thắc mắc nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 27-08-2024

Đối với các bạn học sinh đang chuẩn bị lên đại học, việc lựa chọn ngành nghề cho mình là rất quan trọng. Đối với các chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ, các bạn trẻ thường rất phân vân giữa việc lựa chọn chọn một trong 2 ngành công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. Để giải đáp những thắc mắc cũng như làm rõ hơn những gì mà các bạn sinh viên còn băn khoăn về hai ngành này, chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây. Từ đó, các bạn sẽ đưa ra cho mình câu trả lời cho câu hỏi nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa về công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm

1.1. Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là một trong những ngành nghề mang tính thực tiễn cao. Nhiệm vụ của ngành công nghệ sinh học đó là ứng dụng các kiến thức sinh học, nghiên cứu công nghệ cũng như các thiết bị hiện đại để mang lại các sản phẩm thương mại. Các sản phẩm này sẽ được nghiên cứu để sản xuất trên quy mô công nghiệp để giải quyết các vấn đề cuộc sống cũng như tăng năng suất, giảm giá thành trong sản phẩm.

Ngành công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học

Trong ngành công nghệ sinh học có rất nhiều ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực điển hình chính là chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi, chế biến và bảo quản thực phẩm, các sản phẩm sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý ô nhiễm môi trường,...

1.2. Công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm cũng có đôi nét tương đồng với công nghệ sinh học về việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học cũng như các kiến thức thực tiễn. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chính của công nghệ thực phẩm chính là bảo quản và chế biến thực phẩm. Yêu cầu của công nghệ thực phẩm chính là đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng cũng như các tính chất khác của thực phẩm trong đời sống thường ngày.

Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm

Những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thực phẩm bao gồm sản xuất và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu chất lượng thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng,...

Xem thêm: Tìm việc làm thực phẩm - đồ uống

2. Những đối tượng phù hợp với công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm

Do hai ngành này đều có tính chất đặc thù về nghiên cứu, người học cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn để có thể học hỏi một cách hiệu quả nhất. Vậy cụ thể về những đối tượng cần đáp ứng những tiêu chí ra sao?

Hai ngành này có tương đối nhiều điểm chung về nghiên cứu công nghệ nên những tố chất sau đây là rất cần thiết:

- Đam mê với khoa học công nghệ: cả hai ngành công nghệ này đều yêu cầu việc sử dụng những công nghệ tân tiến, hiện đại nhất. Đam mê khoa học công nghệ sẽ là nền tảng cho việc thích nghi cũng như tìm hiểu thêm về các nghiên cứu, phát minh nổi bật. Ngoài ra, việc cập nhật thường xuyên những nghiên cứu cũng sẽ giúp đưa ra những giải pháp cho các vấn đề đang mắc phải trong quá trình nghiên cứu.

Đối tượng nào phù hợp với ngành công nghệ sinh học?
Đối tượng nào phù hợp với ngành công nghệ sinh học?

- Học tốt các môn tự nhiên Toán, Hóa, Sinh: Đây chính là các môn học nền tảng để góp phần vào nghiên cứu công nghệ và các khoa học mới. Việc thiếu đi các kiến thức nền tảng này sẽ khiến khó khăn trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt với ngành công nghệ sinh học, các nền tảng kiến thức về môn Sinh học là điều không thể thiếu. Toàn bộ những nghiên cứu của công nghệ sinh học đều được dựa trên việc ứng dụng các kiến thức và thành tựu khoa học của môn học này.

- Tư duy logic, tỉ mỉ, cẩn thận: Tư duy logic là điều không thể thiếu đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào. Điều này thể hiện ở việc sắp xếp công việc theo trình tự hợp lý, có cách suy nghĩ dựa theo những kiến thức cụ thể, không đưa ra những suy đoán theo cảm tính không có cơ sở. Tỉ mỉ và cẩn thận là hai đức tính cần thiết cho việc thực hiện các thực nghiệm như xét nghiệm hay lai tạo, thử nghiệm công nghệ mới,...

Đối tượng nào phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm
Đối tượng nào phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm

- Một số kỹ năng mềm khác: Bên cạnh những kiến thức cũng như hiểu biết về ngành nghề bạn muốn nghiên cứu, bạn cũng nên trau dồi những kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ. Điều này sẽ giúp đỡ bạn trong nhiều trường hợp khác nhau có thể gặp phải trong công việc.

Xem thêm: Chi tiết bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm!

3. Triển vọng tương lai của công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm

Bên cạnh việc quyết định dựa trên sở trường cũng như phương hướng nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin về triển vọng tương lai của hai ngành trên và đưa ra quyết định. Có thể nói, hai ngành trên sẽ có nhiều tiến triển trong tương lai. Con người luôn cần phải đưa ra những giải pháp mới tốt hơn để giải quyết các vấn đề đang còn tồn tại.

3.1. Triển vọng của công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học tại Việt Nam có triển vọng phát triển rất cao trong tương lai. Việt Nam là một nước với tỉ trọng nông nghiệp cao. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển được những giống cây trồng vật nuôi mới với hiệu quả kinh tế và chất lượng cao hơn sẽ góp phần phát triển kinh tế lớn.

Trên thế giới hiện nay, ngoài việc giúp đỡ giải quyết vấn đề lương thực, các công nghệ sinh học được phát triển còn giúp khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Những giải pháp, những chế phẩm từ thiên nhiên mới sẽ là công cụ để khiến trái đất trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Vì lẽ đó mà các nghiên cứu về công nghệ sinh học càng ngày càng được đầu tư nhiều hơn, việc làm công nghệ sinh học cũng dồi dào hơn.

Triển vọng của ngành công nghệ sinh học
Triển vọng của ngành công nghệ sinh học

3.2. Triển vọng của công nghệ thực phẩm

Đối với ngành công nghệ thực phẩm, triển vọng của nghề này sẽ gắn nhiều hơn với các quy trình sản xuất, chế biến cũng như nghiên cứu dinh dưỡng. Càng ngày càng có nhiều nhà máy chế biến thực phẩm được xây dựng, nhu cầu ăn uống của con người không chỉ là đủ ăn mà còn liên quan đến hương vị và giá trị dinh dưỡng. Để đáp ứng những yêu cầu đó cần có một lực lượng những người chuyên về công nghiệp hùng hậu, có kiến thức và tâm huyết để tạo ra những bước đột phá mới trong sản xuất sản phẩm. Những người học ngành này có thể tìm được công việc từ bất kỳ công ty chế biến thực phẩm nào.

Xem thêm: Tư vấn ngành nghề liệu con gái có nên học công nghệ thực phẩm?

4. Nên chọn công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm?

Đây là một câu hỏi đã được đặt ra xuyên suốt từ đầu đến cuối bài viết này. Tôi có thể thấy rằng về bản chất nghiên cứu, yêu cầu học tập cũng như triển vọng việc làm của hai công việc này là khá tương đồng với nhau.

Triển vọng của ngành công nghệ thực phẩm
Triển vọng của ngành công nghệ thực phẩm

Đều là những ngành liên quan đến nghiên cứu và phát triển nhưng hai ngành này có mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm, bạn cần xác định đúng phương hướng mà bạn muốn trở thành. Nếu bạn hứng thú với những điều phi thường trong thế giới sinh học, bạn nên cân nhắc lựa chọn ngành công nghệ sinh học. Ngược lại, nếu bạn là một người muốn đóng góp nhiều hơn trong việc sản xuất thực phẩm, tìm ra những hương vị mới cũng như các giải pháp về sức khỏe, công nghệ thực phẩm chính là ngành phù hợp với bạn.

Trên đây là một số những thông tin cũng như lời khuyên cho bạn để trả lời câu hỏi nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm. Hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì bạn mong muốn làm được trong tương lai trước khi đưa ra những quyết định về lựa chọn ngành nghề nhé. Chúc các bạn tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân và học hành thật tốt để giúp sức cho đất nước.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2172 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT