Trình bày mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh như thế nào?

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 24-07-2024

Phần mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành sẽ luôn giúp cho các bạn tự tin để nâng cao cơ hội cho mình khi ứng tuyển vào vị trí việc làm quản lý điều hành. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh có vai trò ra sao trong CV?

Bất cứ ai khi ứng tuyển vào vị trí việc làm quản trị kinh doanh cũng đều phải tìm hiểu để viết một bản CV xin việc quản trị kinh doanh chất lượng. Trong đó phần mục tiêu quản trị kinh doanh là yếu tố mà không thể không có trong CV xin việc.

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh có vai trò ra sao trong CV?
Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh có vai trò ra sao trong CV?

Vậy thì tại sao trong CV quản trị kinh doanh lại cần phải có mục tiêu? Sở dĩ là vì nhà tuyển dụng luôn muốn khai thác rõ định hướng của ứng viên khi ứng tuyển. Định hướng của họ rất quan trọng, thông qua quản trị kinh doanh của mỗi ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được những đánh giá cơ bản về sự thích hợp của ứng viên đó đối với công việc của công ty.

Phần mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh trình bày những định hướng của bản thân người ứng viên trong tương lai, mục tiêu đó sẽ cần phải có sự phù hợp với công việc ở vị trí quản trị kinh doanh.

Suy cho cùng thì mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh được trình bày trong CV có vai trò đặc biệt quan trọng, các mục tiêu này phục vụ cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

Đối với các ứng viên thì đưa ra mục tiêu của mình khi ứng tuyển vị trí quản trị kinh doanh sẽ là cách để nói cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có định hướng trong tương lai ra sao? Đồng thời thông qua những gì mà ứng viên trình bày thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nhiều khía cạnh, biết được ứng viên đó có dự tính gì trong tương lai khi làm việc ở lĩnh vực quản trị kinh doanh, biết được ứng viên đó có hoài bão như thế nào? Có chí tiến thủ hay sự nỗ lực ra sao để thực hiện mục tiêu đó.

Khám phá mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Khám phá mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Điều quan trọng là thông qua mục tiêu của ứng viên, nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp với doanh nghiệp, biết được ứng viên đó phù hợp như thế nào đối với doanh nghiệp ứng tuyển.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc học quản trị kinh doanh khó xin việc hay không?

2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh được viết ra sao? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì các bạn hãy tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh dưới đây:

Thứ nhất, mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh luôn cần phải đảm bảo sự ngắn gọn mà vẫn đủ ý. Ứng viên sẽ trình bày mục tiêu khoảng 3-4 dòng thôi, đây là độ dài lý tưởng mà các ứng viên trình bày để đảm bảo nhà tuyển dụng nhanh nắm được định hướng của bản thân bạn.

Tiếp theo, mục tiêu cần được ghi bởi những câu văn xúc tích, dễ đọc, viết đúng vấn đề cần viết mà không được lan man theo hướng kể lể.

Thông tin trong mục tiêu sẽ bao gồm các yếu tố như là: định hướng của bản thân sẽ làm gì và làm như thế nào trong thời gian tới và trong một tương lai xa hơn nữa.

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ở bạn nếu như bạn trình bày phần này rõ ràng và có sự phù hợp. Phần mục tiêu nghề nghiệp này sẽ được tạo nên bởi những câu từ mang tính chủ quan, thể hiện đích thị những chia sẻ của cá nhân mà không mang tính chất chung chung.

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp của người ứng tuyển vào vị trí quản trị kinh doanh:

- Trở thành một chuyên viên/nhân viên kinh doanh giỏi.

- Xây dựng cho bản thân mình một sự nghiệp trong kinh doanh mang tính chất bền vững.

- Phấn đấu để 3 năm trở thành giám đốc kinh doanh.

Như thế, thông tin ví dụ về phần trình bày mục tiêu quản trị kinh doanh thì chúng ta có thể rút ra được thêm những yếu tố cần thiết để trình bày phần này như sau:

Bạn hãy trình bày phần mục tiêu quản trị kinh doanh của mình bằng những ý được gạch đầu dòng rõ ràng nhằm làm nổi bật và rõ ràng trong CV.

Chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Tiếp theo, phần này sẽ đảm bảo câu từ mang tính khẳng định, súc tích, đảm bảo ngắn gọn. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ được ưu tiên trình bày ở phía trên đầu của bản CV xin việc quản trị kinh doanh. Bởi vì nhà tuyển dụng quan tâm tới định hướng tương lai, nghề nghiệp của ứng viên đó ra sao, có phù hợp với định hướng chung của công ty hay không?

Xem thêm: Việc làm thực tập quản trị kinh doanh

3. Những lưu ý quan trọng giúp bạn trình bày mục tiêu quản trị kinh doanh hiệu quả

Khi mà bạn trình bày phần mục tiêu quản trị kinh doanh thì bạn cần phải khiến cho phần mục tiêu của mình toát lên được những gì mà nhà tuyển dụng cần thấy. Mục tiêu của bạn cần phản ánh những cố gắng và quyết tâm của bạn để đạt được chúng.

Đừng đánh đố nhà tuyển dụng, cũng đừng chơi chữ với nhà tuyển dụng và bắt họ phải đoán già đoán non xem bạn có định hướng ra sao trong phần mục tiêu. Hãy vẽ mọi thứ trần trụi ra trước mắt nhà tuyển dụng, hãy nói cho họ biết rằng bạn sẽ làm gì để đạt được điều gì?

Những điều mà bạn đặt ra để đạt được trong tương liệu có phù hợp hay không? Nhà tuyển dụng cũng muốn biết bạn có thể cống hiến được điều gì cho doanh nghiệp của họ? Do đó, mục tiêu càng rõ ràng, càng được trình bày chi tiết thì sẽ càng khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rõ được bạn có định hướng ra sao và mức độ quyết tâm của bạn như thế nào?

Những lưu ý quan trọng giúp bạn trình bày mục tiêu quản trị kinh doanh hiệu quả
Những lưu ý quan trọng giúp bạn trình bày mục tiêu quản trị kinh doanh hiệu quả

Tiếp theo, trong mục tiêu của bạn cần phải thể hiện được thời hạn mà bạn có thể đạt được mục tiêu. Thử tưởng tượng mà xem, mục tiêu thì ai cũng có, quan trọng là có người thực hiện một mục tiêu bằng cả đời của mình, có người lại biết cách tìm ra những mục tiêu nhỏ và đưa ra thời hạn cho bản thân để thực hiện từng mục tiêu nhỏ đó.

Nếu như mục tiêu của bạn có thời hạn thì sẽ có tính thuyết phục cao hơn rất nhiều, nhà tuyển dụng dễ hình dung được bạn sẽ quyết tâm như thế nào để đạt được mục tiêu của mình trong thời gian mà bạn trình bày. Đồng thời cũng cho thấy được bạn có phải là người có ý chí hay không?

Không chỉ vậy, mục tiêu nghề nghiệp mà bạn trình bày cần phải thỏa mãn được mong muốn của nhà tuyển dụng và định hướng chung của doanh nghiệp. Mục tiêu cần phải đồng nhất với doanh nghiệp, nếu bạn có một mục tiêu mà mục tiêu đó lại không phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp thì những nỗ lực phấn đấu của bạn không có ý nghĩa nữa.

Nhà tuyển dụng luôn có kỳ vọng rất lớn đối với các ứng viên của mình, do vậy mà họ luôn luôn tìm kiếm những ứng viên có thể thỏa mãn, có thể đánh trúng vào tâm lý, vào những mong muốn của bản thân mình. Bạn hãy thể hiện những gì mà bạn có thể làm được, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng kỹ năng của bạn, kinh nghiệm của bạn, những tố chất của bạn... tất cả đều phục vụ mục tiêu của bạn, phục vụ cho định hướng phát triển con đường sự nghiệp của bạn và cả sự phát triển của toàn công ty.

Hãy lưu ý hết sức khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Hãy lưu ý hết sức khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh ghi điểm

Như thế, mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh được trình bày trong CV xin việc sẽ luôn mang đến cho các bạn rất nhiều cơ hội để ứng tuyển một cách thành công vào công việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Nếu như bạn đang tìm kiếm cơ hội trúng tuyển lĩnh vực quản trị kinh doanh thì bạn hãy trình bày thật tốt phần mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh của mình nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2571 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT