Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự
Theo dõi viecday365 tạiMục tiêu nghề nghiệp là một phần nhìn thì tưởng dễ nhưng thực tế có rất nhiều người viết sai, từ đó khiến cho CV không nổi bật đồng thời cũng không truyền được mong muốn cho nhà tuyển dụng. Trong CV hành chính nhân sự thì phần mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng và không thể thiếu. Chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết phần này sao cho hiệu quả.
Trên thực tế, trong cv không có nhiều không gian để bạn trình bày mong muốn và thể hiện bản thân mình. Phần mục tiêu làm việc trong cv là phần duy nhất để bạn có thể trình bày những điều đó. Tuy nhiên, cũng giống như các phần khác, không gian của phần mục tiêu nghề nghiệp không có quá nhiều, bạn phải viết một cách ngắn gọn, xúc tích tuy nhiên vẫn phải thể hiện được bản thân.
1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm
Với mỗi đối tượng, mục tiêu nghề nghiệp chắc chắn sẽ khác nhau. Chính vì vậy, bạn không nên dựa vào những mẫu mục tiêu nghề nghiệp có sẵn trên mạng, thay thế vào đó một vài từ ngữ và nhét vào cv của mình. Cách làm như vậy không hề tốt mà chỉ thể hiện rằng bạn đang chuẩn bị cv một cách thiếu cẩn thận. Trong phần này, viecday365.com sẽ cùng bạn đi vào tìm cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho từng đối tượng nhất định.
Đây có lẽ là những người gặp nhiều khó khăn nhất trong việc mục tiêu nghề nghiệp. Thường thì mọi người sẽ cảm thấy nếu như không có kinh nghiệm thì rất khó để viết, lời lẽ viết ra sẽ như những lời nói xuông mà không có bằng chứng. Nhưng bạn cần hiểu rằng, không phải ai cũng có sẵn kinh nghiệm, bạn phải bắt đầu tìm việc thì mới bắt đầu tích lũy được kinh nghiệm. Trước khi một ai đó có kinh nghiệm làm việc, họ cũng đã từng là một người giống như bạn.
Vậy họ đã làm gì để có thể ngồi vào vị trí mà họ muốn?
Những ai chưa có kinh nghiệm hầu hết là những bạn sinh viên mới ra trường, hoặc những người chuyển từ một ngành nghề khác không liên quan sang. Trước tiên là với những bạn sinh viên mới ra trường, hiện tại có rất nhiều công ty không yêu cầu bạn có kinh nghiệm mà sẽ chấp nhận đào tạo hoàn toàn cho người mới.
Lúc này, cái họ quan tâm chính là kỹ năng làm việc của bạn, cụ thể hơn là bạn có những yếu tố gì phù hợp để hoàn thành tốt công việc này. Bây giờ ta đã có câu trả lời, tuy nhiên lại có một vấn đề khác, đó là điền những kỹ năng nào mới là đúng? Quả thật không phải bạn có thể điền bất cứ một kỹ năng nào vào hay cố gắng điền nhiều nhất có thể. Những kỹ năng cần thiết nhất chính là những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Nếu bạn chưa biết rõ công việc mình ứng tuyển yêu cầu những gì thì đừng quên xem JD hay còn gọi là bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp. Trong đó sẽ có ghi những yêu cầu về mặt kỹ năng của bạn, khi đó bạn có thể dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa để lắp vào chiếc cv việc làm hành chính nhân sự của mình. Ví dụ như công việc của bạn là việc làm content marketing thì bạn có thể ghi mình có kỹ năng viết lách cùng với khả năng lên ý tưởng. Hoặc công việc của bạn là dạy học thì bạn có thể thêm vào kỹ năng giảng dạy, kỹ năng thuyết minh và truyền đạt.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm hành chính nhân sự cho người chưa có kinh nghiệm:
Tôi là sinh viên năm cuối khoa quản trị kinh doanh của đại học kinh tế quốc dân, với khả năng quản lý tốt, tôi tin chắc rằng mình có thể nhanh chóng học hỏi và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Vậy với những ai chuyển ngành, chuyển nghề mà cần viết mục tiêu xin việc hành chính công vụ thì sao? Câu trả lời cũng vẫn là nhắc đến kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, đã có kinh nghiệm dù là bất cứ ngành nghề gì thì cũng sẽ đều có lợi thế hơn. Nếu bạn muộn tận dụng các công việc trước kia thì điều bạn cần làm đó là xem vị trí đó có bất cứ sự liên quan gì đến công việc hiện tại không. Đó có thể là những nhiệm vụ giống nhau, hoặc những kỹ năng chung mà cả hai công việc đều có. Nếu như công việc ngành khác của bạn có nhiều điểm tương đồng thì bạn hoàn toàn có thể đề cập đến nó như một phần của kinh nghiệm làm việc.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên hành chính
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự cho người đã có kinh nghiệm
Khác với những người chưa có kinh nghiệm, những đối tượng này thường sẽ cảm thấy tự tin hơn khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng thực ra vẫn có rất nhiều người gặp khó khăn hoặc viết sai nhưng chưa ý thức được điều đó.
Những người có kinh nghiệm sẽ có ưu thế hơn, nhưng không phải là hoàn toàn. Những công việc đòi hỏi kinh nghiệm theo đó cũng cần nhiều yêu cầu hơn. Bởi vậy dù cho có kinh nghiệm hay không bạn cũng cần phải viết một cách cẩn thận và đúng ý.
Có nhiều người sẽ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, nhưng không phải kinh nghiệm nào cũng hợp lý với vị trí hành chính nhân sự. Nếu như bạn có kinh nghiệm trong mảng dạy học thì bạn cũng không thể kể những kinh nghiệm ấy trong phần mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự của mình được, vì như vậy sẽ không thể hiện được điều gì cả.
Xem thêm: Mẫu CV Trưởng phòng hành chính nhân sự nên viết những gì?
Điều chính xác nhất đó là hãy chọn từ một đến hai công việc có liên quan nhất, kèm theo đó là một số nhiệm vụ bạn đã đảm nhiệm ở công việc đó. Việc xác định đúng kinh nghiệm và nhiệm vụ sẽ chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn nắm được và biết phải làm gì. Nếu như họ tuyển dụng bạn thì sẽ không mất quá nhiều công sức để đào tạo và dạy nghề.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự dành cho người đã có kinh nghiệm:
Tôi đã từng đảm nhiệm chức vụ nhân viên tuyển dụng của tập đoàn ABC cũng như đã quản lý hàng trăm thông tin của ứng viên, vì vậy tôi có thể nhanh chóng bắt kịp tiến độ làm việc của công ty và hoàn thành thật tốt công việc.
3. Mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự ngắn hạn và dài hạn
Thường thì trong mục tiêu nghề nghiệp sẽ có khoảng 2-3 câu để bạn trình bày. Nên dành một đến hai câu đầu nói về kỹ năng và kinh nghiệm như đã đề cập ở trên, câu còn lại bạn dùng để để cập đến mục tiêu làm việc ngắn hạn và dài hạn của bạn trong công ty.
- Mục tiêu làm việc hành chính nhân sự ngắn hạn:
Thế nào được coi là mục tiêu làm việc ngắn hạn. Thường thì một mục tiêu kéo dài trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm sẽ được coi là mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn. Lưu ý trong cv những mục tiêu ngắn hạn bạn đề ra phải là những điều bạn có thể thực hiện được và đó càng không nên là những điều lớn lao. Đối với một nhân viên mới thì mục tiêu ngắn hạn chắc chắn không phải là lên một ví trí cao hơn hay kiếm một khoản lương hậu hĩnh.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự ngắn hạn:
Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng thích nghi với công việc và công ty, hoàn thành tốt những công việc được giao đồng thời bồi dưỡng thêm các kiến thức chuyên môn và kỹ năng của bản thân.
Xem thêm: Mô tả công việc thực tập sinh hành chính nhân sự chi tiết nhất
- Mục tiêu làm việc hành chính nhân sự dài hạn:
Mục tiêu dài hạn sẽ là những dấu mốc quan trọng trong khoảng thời gian làm việc của bạn, thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 năm đổ lên. Trong mục tiêu dài hạn, bạn cần làm nổi bật sự tiến lên của bản thân cũng như song hành với đó chính là những đóng góp mà bạn sẽ đem đến cho công ty.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự dài hạn:
Trong ba năm tới, tôi mong muốn rằng bạn thân có thể thử sức với vai trò lãnh đạo đội nhóm, đồng thời tôi sẽ đem hết năng lực của mình hỗ trợ cho công ty, tuyển dụng những người tài phục vụ tốt cho tổ chức.
Bạn đã hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhân sự sau khi đọc bài viết này chưa? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại ngần liên hệ với chùng tôi để được giải đáp sớm nhất.
5901 0