Mô tả công việc Giám đốc sản xuất - Cập nhật chi tiết nhất!

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 14-05-2024

Bạn hội tụ đầy đủ những tố chất và kinh nghiệm quý giá để trở thành một nhà Giám đốc sản xuất trong tương lai? Nhưng điều làm bạn băn khoăn nhất là chưa rõ những trách nhiệm cụ thể đối với vị trí hấp dẫn này? Bảng mô tả công việc Giám đốc sản xuất được chia sẻ qua bài viết sau sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn và ứng tuyển đó nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giám đốc sản xuất - Việc làm lương cao - Vị trí HOT

Giám đốc sản xuất - Việc làm lương cao - Vị trí HOT
Giám đốc sản xuất - Việc làm lương cao - Vị trí HOT

Có thể nói, Giám đốc sản xuất là một trong những vai trò không thể không được nhắc đến sau sự thành công của các doanh nghiệp. Đối với hoạt động nòng cốt này, họ được ví như những người “thuyền trưởng” đang nỗ lực chèo lái con tàu chứa đựng thành phẩm chất lượng đến bến bờ thành công.

Được xếp vào danh sách việc làm lương cao, vị trí này được sự quan tâm đông đảo của người tìm việc. Với Giám đốc sản xuất, họ chính là cá nhân nắm giữ vai trò và quyền hạn cao nhất ở bộ phận cùng tên. Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động và những vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác sản xuất của các công ty, doanh nghiệp. Những trách nhiệm xoay quanh vai trò của vị trí này thường là: tầm nhìn và chiến lược ra đời một sản phẩm, kế hoạch tiếp thị và phát triển sản phẩm, quản lý và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm,...

Đối với một Giám đốc sản xuất, việc các công ty tuyển dụng ở vị trí này, họ sẽ là người chịu trách nhiệm từ A - Z trong quá trình sản xuất. Đó là từ khâu phát triển ý tưởng, cho đến khâu lập kế hoạch, thực hiện triển khai, giám sát sản xuất và đảm bảo chất lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm đó.

2. Khám phá mô tả công việc Giám đốc sản xuất

Khám phá công việc mô tả Giám đốc sản xuất
Khám phá mô tả công việc Giám đốc sản xuất

Qua việc định danh vai trò của một Giám đốc sản xuất và việc tuyển dung·. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, khối lượng công việc cũng như áp lực về trách nhiệm với vị trí này là không hề nhỏ. Họ không chỉ là một chuyên gia có kiến thức sâu về chuyên môn, mà còn là một nhà lãnh đạo, một người quản lý tài tình, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nhân sự trong bộ phận sản xuất.

>>> Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm cũng như yêu cầu công việc của một Giám đốc sản xuất. Đừng bỏ lỡ bản mô tả công việc Giám đốc sản xuất dưới đây:

mo-ta-cong-viec-giam-doc-san-xuat.doc

2.1. Cố vấn, tham mưu và giám sát

Cố vấn, tham mưu và giám sát
Cố vấn, tham mưu và giám sát

Nhắc đến những chức danh như giám đốc, bạn nghĩ họ sẽ làm những gì? Đừng nghĩ giám đốc là “chỉ tay năm ngón”, là đứng một chỗ lãnh đạo người khác làm nhé. Đối với một Giám đốc sản xuất, họ chính là người có trách nhiệm trong việc làm cho những hoạt động trong bộ phận của mình trở nên khả thi và hiệu quả, mang lại ích lợi và những giá trị hữu hình cho doanh nghiệp. Do đó, ở vai trò đầu tiên, họ phải là người đảm nhận việc cố vấn, tham mưu và giám sát cho hoạt động trong bộ phận này.

Bộ phận sản xuất luôn luôn là bộ phận có quy mô và phạm vi lớn nhất trong doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến sự đa dạng ở các vai trò công việc. Giám đốc sản xuất phải là có trách nhiệm quản lý, giám sát và đánh giá năng lực làm việc của những vai trò then chốt nhất trong bộ phận. Chẳng hạn như: Quản lý tiếp thị sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý phân tích sản phẩm,... Doanh nghiệp thường giao cho họ nhiệm vụ giám sát, nhìn nhận và đánh giá công việc của từng vai trò then chốt này, đảm bảo những hoạt động của họ mang lại hiệu quả cao nhất có thể, góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp của bộ phận sản xuất.

Bên cạnh trách nhiệm trên, Giám đốc sản xuất cũng là người đảm nhận nhiệm vụ cố vấn chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho một số nhân viên chủ chốt trong bộ phận. Đánh giá đúng năng lực của họ để lập kế hoạch bồi dưỡng cho những vị trí quản lý mới.

Tin tuyển dụng: Việc làm sản xuất

2.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất

Sau trách nhiệm cố vấn, tham mưu và giám sát, Giám đốc sản xuất làm nhiệm vụ gì tiếp theo? Họ phải có trách nhiệm chính trong công tác xây dựng, thiết lập các chiến lược và kế hoạch sản xuất cụ thể cho sản phẩm. Điều này bao gồm việc họ cần xác định tầm nhìn cho sản phẩm và phổ biến tầm nhìn đó cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. Họ xem xét, sáng tạo ý tưởng và có vai trò trọng yếu trong quyết định cuối cùng về việc phát triển kế hoạch sản xuất một sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

 

Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất
Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất

Những quyết định của họ thường xoay quanh việc giải đáp những nghi vấn cho doanh nghiệp, như là: “Tại sao cần phát triển sản phẩm này?”, “Sản phẩm đã là giải pháp phù hợp nhất cho những vấn đề mà thị trường đang gặp phải hay chưa?”,... Giám đốc sản xuất phải hiểu và giải thích được định hướng phát triển sản phẩm nhằm đảm bảo cho ích lợi của doanh nghiệp.

Trách nhiệm này bao gồm cả hoạt động thiết lập và giám sát toàn bộ quy trình phát triển danh mục cho sản phẩm. Thông qua đó có thể làm động lực thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Giám đốc sản xuất phải cam kết sản phẩm luôn được cập nhất về công dụng, bao bì, mẫu mã,... đáp ứng được thị hiếu của khách hàng và không vi phạm những quy tắc của thị trường hiện tại. Nhìn chung, một vài công việc cụ thể như sau:

- Thứ nhất, họ trực tiếp làm việc với các bên liên quan để thiết lập và xây dựng quy trình cụ thể cho sản xuất, các quy trình triển khai, giám sát và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm,...

- Thứ hai, họ có trách nhiệm hướng dẫn và phổ biến với nhân sự trong bộ phận về các nội dung trong quy trình sản xuất để nhân viên có thể nằm lòng công tác triển khai và thực hiện sau đó.

- Thứ ba, họ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được phân công và thống nhất trước đó. Kế hoạch phải đáp ứng những tiêu chí về chất lượng, số lượng, tiến độ,...

- Thứ tư, thông báo đến nhân viên, công nhân trực tiếp sản xuất để họ nắm vững được kế hoạch triển khai.

2.3. Trực tiếp chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch sản xuất

Trực tiếp chỉ đạo công khai kế hoạch sản xuất
Trực tiếp chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch sản xuất

Trong những doanh nghiệp lớn, ngoài Giám đốc sản xuất, dưới họ còn có các vị trí quản đốc. Riêng chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch sản xuất có thể do chính những quản đốc sản xuất thực hiện. Tuy nhiên, trách nhiệm này cũng thuộc về Giám đốc sản xuất nếu họ làm việc ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Để triển khai thành công kế hoạch sản xuất, họ cần có bước chuẩn bị kỹ càng về việc xây dựng kế hoạch ban đầu.

Mặc dù trong quá trình triển khai có thể sẽ không suôn sẻ 100%, nhưng chính sự chuẩn bị về phương án B, phương án C,... sẽ giúp họ biết cách đưa ra những quyết định đúng đắn. Theo đó, trong trách nhiệm này, họ sẽ có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trực tiếp phân công nhiệm vụ cho công nhân, nhân viên hàng ngày trong ca sản xuất.

- Theo dõi trực tiếp, giám sát, điều hành và đôn đốc các công nhân trong quá trình thực hiện công việc. Nhằm đảm bảo việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ, đúng hướng, đúng quy trình và đáp ứng các tiêu chí sản xuất.

- Chủ động và trực tiếp đề xuất, tham mưu về những phương hướng gia tăng, thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất bằng cách nghiên cứu sự cân đối giữa các xưởng sản xuất về năng lực sản xuất.

- Cuối cùng, Giám đốc sản xuất phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong kết quả sản xuất, tiến độ thực hiện, thực trang công việc,... với cấp trên.

2.4. Quản lý trang thiết bị và máy móc

Thiết bị trang quản lý và máy tính
Quản lý trang thiết bị và máy móc

Hạ tầng sản xuất là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, chúng có phần quyết định kết quả cuối cùng về sản phẩm. Thể hiện mức độ sản phẩm đạt hay không đạt khi đối chiếu với những tiêu chí đã được đưa ra trước đó. Chính vì thế, là một cá nhân đứng đầu bộ phận, Giám đốc sản xuất phải là người đảm nhận công tác quản lý tài sản và hạ tầng sản xuất cho doanh nghiệp. Việc quản lý tốt trang thiết bị và máy móc sẽ đảm bảo quá trình sản xuất được triển khai một cách thuận lợi, suôn sẻ. Kịp thời phát hiện các sự cố và tiến hành sửa chữa nhanh chóng.

Những nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản, nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc, hàng hóa, sản phẩm,... của tất cả các xưởng, hoặc của bộ phận mình đảm nhiệm.

- Kịp thời phát hiện các sự cố về kỹ thuật, tiến hành bảo trì, sửa chữa thông qua việc kiểm tra thường xuyên các hạ tầng sản xuất như máy móc, thiết bị,...

- Nghiên cứu và thực hiện các báo cáo đề xuất trình lên cấp trên về việc mua mới, thay thế các tài sản trong bộ phận. (Đối với những tài sản có giá trị nhỏ, có thể là người chủ động quyết định và phê duyệt).

- Đảm bảo cho những thành phẩm, nguyên liệu, hàng hóa về chất lượng, hạn chế hư hỏng, được sắp xếp sao cho khoa học.

Xem thêm: Tìm việc làm giám đốc sản xuất

2.5. Trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân sự

Trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân sự
Trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân sự

Nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động. Đối với bộ phận sản xuất - nơi cuối cùng quyết định sản phẩm nào được ra đời, và chúng thực sự có chất lượng hay không? Chính vì vậy, với cá nhân người lãnh đạo, người phụ trách bộ phận, Giám đốc sản xuất phải đảm nhận vai trò tuyển dụng, đào tạo cũng như đánh giá nhân sự trong bộ phận. Điều này phải đảm bảo về cả chất lượng nhân sự, tiết kiệm chi chí về nhân sự cho doanh nghiệp,...

- Thứ nhất, Giám đốc sản xuất xây dựng các kế hoạch về nhu cầu nhân sự cho các phòng ban nhỏ ở bộ phận sản xuất. Tiếp đến, họ tiến hành chỉ đạo công tác tuyển dụng, phỏng vấn, thực hiện hướng dẫn và đào tạo cho những nhân sự mới (đặc biệt trực tiếp hướng dẫn cho các nhân sự từ cấp quản lý hoặc trưởng phòng trở lên).

- Thứ hai, Giám đốc sản xuất thực hiện các quan sát hàng ngày, đánh giá hiệu quả làm việc của các cá nhân tổ trưởng, trưởng phòng,... của các phòng ban (hoặc là người tiếp nhận và đánh giá công việc của những nhân sự cấp thấp). Ra quyết định tiếp nhận chính thức hoặc sa thải sau quá trình làm việc của nhân viên.

- Thứ ba, làm việc với các phòng bán khác để tổ chức và triển khai các lớp học, khóa huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến quy trình sản xuất và tiếp thị, quảng cáo sản phẩm.

2.6. Hỗ trợ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

Hỗ trợ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp
Hỗ trợ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

Giám đốc sản xuất (CPO) là vị trí trong hàng cấp cao và là một lãnh đạo chủ chốt trong các doanh nghiệp. Chính vì thế, khi đề cập đến những vai trò chính của vị trí này. Sẽ không chỉ dừng lại ở những nhiệm vụ chuyên môn, hay quản lý bộ phận. Mà trên thực tế, các Giám đốc sản xuất cũng là cá nhân đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Trách nhiệm này thể hiện qua vai trò chung trong quá trình ra các quyết định, tham mưu, cố vấn quy trình sản xuất, văn hóa doanh nghiệp, ý tưởng kinh doanh và kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp,...

2.7. Một số nhiệm vụ khác

- Tiếp thị sản phẩm: Hoạt động sản xuất chỉ thành công khi sản phẩm thực sự khả thi trên thị trường mà chúng hướng đến. Do đó, công tác tiếp thị sản phẩm cũng là trách nhiệm thuộc về Giám đốc sản xuất. Họ kết hợp làm việc với những bộ phận liên quan chẳng hạn như: phát triển thị trường, kinh doanh, chăm sóc khách hàng,... Họ sẽ có trách nhiệm trong công tác thiết kế, bảo trì, cải thiện và cập nhật sản phẩm. Nhằm mang đến những ấn tượng cũng như làm hài lòng người tiêu dùng tối đa nhất. Mục tiêu cuối cùng của họ phải là gia tăng doanh thu cho hoạt động phân phối và cung cấp.

Đồng thời, Giám đốc sản xuất cũng là cá nhân trực tiếp chỉ đạo và điều hành các hoạt động quảng bá, truyền thông, họp báo, sự kiện ra mắt sản phẩm,... nhằm lan tỏa thương hiệu đến khách hàng.

- Có trách nhiệm với khách hàng: Giám đốc sản xuất cũng là cá nhân cần am hiểu và cung cấp sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Thông qua những tương tác, xây dựng mối quan hệ, tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu,... để có những giải pháp hữu ích cho mong muốn của khách hàng.

Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất

3. Yêu cầu công việc và quyền lợi của Giám đốc sản xuất

Yêu cầu công việc và quyền lợi của Giám đốc sản xuất
Yêu cầu công việc và quyền lợi của Giám đốc sản xuất

Trong mô tả công việc Giám đốc sản xuất, ngoài những công việc cụ thể, bạn còn có thể hiểu rõ những yêu cầu đối với vị trí này và đặc biệt là các quyền lợi bạn nhận được từ chúng!

3.1. Yêu cầu công việc

Là một vị trí cấp cao, Giám đốc sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

- Bằng cử nhân Đại học trở lên (ưu tiên Thạc sĩ, Tiến sĩ) các chuyên ngành Marketing, quảng cáo, kinh doanh, quản trị kinh doanh, sản xuất, thương mại,...

- Tối thiểu có 5 - 10 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí thuộc cấp quản lý thuộc bộ phận sản xuất hoặc vị trí tương đương.

- Kỹ năng lãnh đạo

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng phân tích

- Kỹ năng ra quyết định

- Kỹ năng lập kế hoạch

- ....

Xem thêm: Mẫu CV ngành vận hành sản xuất

3.2. Công việc lợi ích

Công việc lợi ích
Quyền lợi công việc

- Mức lương cạnh tranh (tự đề xuất theo năng lực và kinh nghiệm). Trung bình từ 15 - 90 triệu.

- Cơ hội trở thành cổ đông trong các doanh nghiệp

- Quyền hạn cao, cơ hội thăng tiến lên các vị trí điều hành cấp C.

Sau khi khám phá mô tả công việc Giám đốc sản xuất, bạn đã tự tin trải nghiệm tương lai với vị trí này hay chưa? Nếu đã sẵn sàng, hãy nhận cơ hội việc làm bằng cách truy cập vào viecday365.com nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6265 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT