Mô hình kinh doanh kim tự tháp có phải đa cấp hay lừa đảo không?
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh đa cấp khác nhau và nhiều người nhẹ dạ cả tin đã tin vào những mô hình đa cấp này. Trong các mô hình kinh doanh lừa đảo có mô hình kim tự tháp. Vậy mô hình kim tự tháp là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được các thông tin về mô hình kinh doanh kim tự tháp nhé!
1. Mô hình kinh doanh kim tự tháp có giống mô hình Ponzi?
1.1. Mô hình kim tự tháp là gì?
Giống như mô hình kinh doanh Ponzi, mô hình kim tự tháp (Pyramid Schem), có một thành viên cấp cao đứng đầu tuyển nhân viên mới, sau đó cứ tiếp tục như thế tạo thành mô hình kim tự tháp. Các thành viên mới đến muốn tham gia kinh doanh cần trả một khoản phí nhất định và phí này sẽ được trả lại cho người tham gia trước đó. Đây chính là hoạt động dùng trong mô hình kinh doanh đa cấp và hình thức này bất hợp pháp ở một số quốc gia, còn gọi là mô hình lừa đảo kim tự tháp.
Ví dụ: A – người đứng đầu khởi xướng mang tính lừa đảo mang đến cho B và C một cơ hội mua lại quyền phân phối trong công ty D với mức giá 10.000.000 đồng 1 người. Khi B và C mua lại, họ có quyền bán quyền phân phối cho những người khác và sẽ nhận được tiền khi có một thành viên tham gia. Họ và người khởi xướng sẽ chia đều 50/50 mỗi người khi mỗi lần giới thiệu được thêm thành viên mới và kiếm được 10.000.000 đồng, tức là người khởi xướng 5 triệu, b và C 5 triệu.
Trong ví dụ này, B và C cần phải bán được 2 lần quyền phân phối thì mới có thể thu lại khoản đầu tư ban đầu. Sau đó, khách hàng của họ sẽ mang gánh nặng phải bán được quyền phân phối khác nhằm thu lại số vốn ban đầu. Ngày càng có nhiều người tham gia dần vào mô hình và cuối cùng nó sẽ sụp đổ. Mô hình này mang tính bất hợp pháp, sự phát triển không bền vững chính là nguyên nhân chính.
Các công ty theo mô hình kim tự tháp hầu như không cung cấp dịch vụ hay sản phẩm nào cả mà chỉ dựa vào số tiền họ thu được từ việc tìm kiếm thêm thành viên mới. Tuy vậy, cũng có một mô hình kim tự tháp mang danh nghĩa “tiếp thị đa cấp” (trong tiếng Anh là multi-level marketing, viết tắt là MLM) bán các dịch vụ, sản phẩm một cách hợp pháp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chiêu trò để che dấu bản chất lừa đảo của mô hình MLM. Do đó, có nhiều công ty theo mô hình MLM sử dụng mô hình kim tự tháp, nhưng không phải công ty nào theo mô hình MLM thì là đa cấp, lừa đảo.
1.2. Mô hình kinh doanh kim tự tháp giống và khác Ponzi ở điểm nào?
1.2.1. Giống nhau
Cả hai mô hình là kim tự tháp và Ponzi đều là mô hình mang tính lừa đảo, thuyết phục người mới đầu tư với lời hứa hẹn rằng sẽ có được lợi nhuận cao. Đồng thời cả 2 mô hình đều cần phải có dòng tiền thu vào thường xuyên và liên tục để các nhà đầu tư mới tham gia có thể hoạt động và có lợi nhuận. Cả 2 mô hình này thông thường sẽ không cung cấp dịch vụ hay sản phẩm nào cả.
1.2.2. Khác nhau
Ponzi Scheme sẽ được giới thiệu với những nạn nhân là dịch vụ quản lý đầu tư và những người thực hiện tham gia tin rằng lợi nhuận của họ có được là kết quả của những khoản đầu tư mang tính chất hợp pháp. Thực chất, mô hình này là đem tiền của người này đưa cho người khác.
Còn mô hình kim tự tháp là dựa theo nền tảng mạng lưới marketing. Mô hình kinh doanh này yêu cầu phải tuyển chọn thêm người mới vào hệ thống thì mới có tiền. Qua đó, mỗi thành viên sẽ nhận được một khoản hoa hồng trước khi người đứng đầu kim tự tháp nhận số tiền còn lại.
2. Cách thức hoạt động và đặc điểm của mô hình kinh doanh kim tự tháp
2.1. Cách thức hoạt động
Giống như tên gọi, mô hình kim tự tháp giống như hình dạng một chiếc kim tự tháp, bắt đầu với một người đứng đầu khởi xướng – điểm cao nhất và mở rộng về bên dưới.
Một cá nhân hay tổ chức bắt đầu thực hiện chiến lược xây mô hình kim tự tháp bằng cách tìm kiếm, tuyển dụng thêm những nạn nhân mới hay còn gọi là nhà đầu tư được mời chào với lợi nhuận cực kỳ cao.
Khi mô hình kinh doanh đi vào hoạt động, những người tham gia sớm hơn sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận hơn, đủ để hoàn vốn và kiếm thêm thu nhập. Lợi nhuận này sẽ được trả bởi những người tuyển dụng và nó không phải lợi nhuận từ các hình thức đầu tư hợp pháp hay không phải lợi nhuận từ khoản đầu tư thực sự.
Kể từ lúc bắt đầu mô hình, việc của bạn là tìm kiếm thêm nhiều người tham gia mới để thu về lợi nhuận cho bản thân và người khởi xướng.
2.2. Đặc điểm của mô hình
Mô hình kim tự tháp khiến những người tham gia tin rằng họ chắc chắn sẽ thu về lợi nhuận cao và những loại hình đầu tư truyền thống không thể làm được. Tuy nhiên, thực tế thì mô hình này chỉ là chiêu mộ những người “nhẹ dạ cả tin” để trục lợi và cuối cùng trở thành người đứng trên đỉnh của kim tự tháp.
Một cấu trúc kim tự tháp sẽ cứ tiếp diễn theo cách người đứng đầu đầu tiên chiêu mộ thêm người thứ hai để kiếm lợi nhuận. Người thứ hai sẽ thu hồi lại vốn bằng cách tìm kiếm và tuyển dụng những người tiếp theo, dưới quyền của họ.
Khi càng có nhiều người tham gia, lợi nhuận họ nhận được càng lớn và đây chính là cách làm giàu cho những người ở đầu. Mỗi người tham gia sẽ phải tìm kiếm được số lượng người nhất định và kim tự tháp này sẽ sụp đổ khi những người được mời chào quá ít tham gia, không đủ để đem lại lợi nhuận cho những người ở trên.
Tóm lại, chỉ những người đứng đầu kim tự tháp mới có thể tạo ra lợi nhuận, còn những người ở đáy kim tự tháp sẽ chẳng thể nào thu hồi được vốn từ khoản đầu tư của họ.
3. Cách để phát hiện mô hình kim tự tháp đa cấp lừa đảo
Để dễ dàng phát hiện ra một mô hình kim tự tháp lừa đảo, bạn cần tự mình đặt câu hỏi cho các khoản đầu tư chỉ có lợi nhuận cao trong khoảng thời gian ngắn và ít rủi ro có tồn tại hay không? Nếu bạn vẫn chưa hiểu được hết tính chất của một mô hình đầu tư nào đó thì bạn không nên tham gia ngay và cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định.
Nếu có một số người xa lạ hoặc không quen mời bạn tham gia hội thảo hay đầu tư thì đây có thể là một hành vi lừa đảo của mô hình này. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng hình thức đầu tư và người đứng đầu là ai trước khi quyết định tham gia.
Khi bạn nhận thấy mô hình mình tham gia là kim tự tháp thì hãy tránh xa nó từ trước và để tránh rủi ro không đáng có, hãy rút tiền khỏi tài khoản của bạn càng nhanh càng tốt. Một số quốc gia, mô hình kinh doanh này bị pháp luật cấm, bạn có thể liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hành vi này.
Mô hình kim tự tháp sẽ tiếp tục phát triển nếu ngày càng thu hút được nhiều người tham gia và đáy kim tự tháp càng rộng, tầng trên sẽ được “vỗ béo”. Tuy nhiên, kim tự tháp sẽ bị sụp đổ khi tầng dưới dần thu nhỏ lại và cấu trúc sẽ sụp đổ vì tầng trên nặng hơn.
Nếu bạn đã tìm kiếm được mô hình kinh doanh hiệu quả và không phải lừa đảo như mô hình kim tự tháp, bạn nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc quản lý kinh doanh, bán hàng, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng 365, giúp bạn quản lý dễ dàng, hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin về mô hình kinh doanh kim tự tháp. Đây là một mô hình đầu tư đa cấp lừa đảo, bạn nên tránh xa nó càng nhanh càng tốt. Trước khi quyết định đầu tư một kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu kỹ bản chất mô hình đầu tư của mình. Nếu nhận thấy có sự bất ổn, bạn cần tìm cách giải quyết nhanh chóng để tránh rủi ro xảy đến nhé!
1405 0