Tìm đáp án cho câu hỏi mở cửa hàng văn phòng phẩm cần vốn bao nhiêu?
Theo dõi viecday365 tạiVăn phòng phẩm là những vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Bởi vậy, nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh thì mở cửa hàng văn phòng phẩm là một ý tưởng khá hay. Có khá nhiều vấn đề bạn cần quan tâm, chẳng hạn như quy mô cửa hàng, địa điểm, những mặt hàng cần bán, những đối thủ cạnh tranh… Tuy nhiên vấn đề đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó là mở cửa hàng văn phòng phẩm cần vốn bao nhiêu?
1. Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần vốn bao nhiêu?
1.1. Những vấn đề liên quan đến tiền vốn mở cửa hàng văn phòng phẩm
Tiền vốn chính là yếu tố chủ yếu chi phối toàn bộ những ý tưởng kinh doanh của bạn. Bạn có thể lên ý tưởng mở một cửa hàng văn phòng phẩm ở gần trường học hay các công ty. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến chi phí đầu tư và tiềm năng bán hàng, từ đó dự trù được thời gian quay vòng vốn và thời gian bắt đầu sinh lời.
Vấn đề ở đây đó là làm thế nào để bạn dự trù được số vốn cần bỏ ra cho việc mở cửa hàng văn phòng phẩm. Để có được những tính toán chính xác, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau đây.
1.1.1. Chi phí cho việc thuê mặt bằng để mở cửa hàng
Mặt bằng và địa điểm chính là yếu tố đầu tiên bạn cần đắn đo suy nghĩ khi muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm. Đây cũng chính là yếu tố có tác động lớn nhất đến công việc làm ăn buôn bán của bạn. Một vị trí “đắc địa” và mặt bằng “đẹp” sẽ giúp cho việc buôn bán của bạn rất thuận lợi.
Thông thường, giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn là khá đắt đỏ. Bạn cần chi ra trung bình khoảng 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng để thuê một diện tích mặt bằng khoảng 40 – 60 mét vuông. Đó là còn chưa kể số tiền người chủ yêu cầu bạn đặt cọc. Tuy vậy, mặt bằng tốt sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng hơn, nhanh chóng thu hồi được vốn và sinh lời hơn.
Nếu có điều kiện, bạn nên thuê mặt bằng ở trung tâm thành phố, bởi đây là khu vực đông dân cư và tập trung nhiều trường học, công sở. Lượng khách hàng ổn định là một yếu tố đảm bảo cho thành công của bạn.
Nếu bạn quyết định mở cửa hàng văn phòng phẩm ở khu vực ngoại ô hay khu vực nông thôn thì cần phải điều tra trước xem trong khu vực đó đã có những đối thủ nào. Số lượng khách hàng không lớn và cạnh tranh từ các đối thủ sẽ khiến cho mô hình kinh doanh của bạn không đạt được hiệu quả như mong đợi.
1.1.2. Chi phí nhập và bảo quản hàng
Chi phí nhập và bảo quản hàng có thể chiếm một nửa trong tổng số vốn bạn cần chuẩn bị để mở cửa hàng văn phòng phẩm.
Để dự trù chi phí cần thiết cho việc nhập và bảo quản hàng, bạn cần tham khảo bảng giá nhập hàng của các nhà phân phối văn phòng phẩm lớn, chẳng hạn như Hồng Hà, Thiên Long, Sài Gòn…
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết về chính sách bán hàng và tự mình kiểm nghiệm chất lượng của các sản phẩm đến từ nhà phân phối bạn sẽ hợp tác. Bạn cũng cần chuẩn bị một danh sách các văn phòng phẩm cần nhập, trong đó ghi chi tiết số lượng và chủng loại. Những loại vật phẩm thiết yếu thì nên nhập với số lượng nhiều hơn, những loại khác thì số lượng nhập tùy theo nhu cầu của khách hàng.
1.1.3. Chi phí trang trí và quảng cáo
Không gian trưng bày của cửa hàng cũng có tác động nhất định đến lượng khách hàng thường xuyên. Không giống như nhà hàng hay quán cafe, không gian trong một cửa hàng văn phòng phẩm chỉ cần được bài trí đơn giản. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua yếu tố tiện nghi khi bài trí không gian.
Thông thường bạn sẽ cần có quầy tính tiền, các tủ và kệ trưng bày sản phẩm, tủ locker để khách hàng cất các vật dụng cá nhân, hệ thống chiếu sáng hợp lý và hệ thống âm thanh.
Bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến trải nghiệm của khách hàng khi lựa chọn màu sơn tường tạo cảm giác dễ chịu, chuẩn bị bàn và ghế để khách hàng ngồi chờ trong khi đợi thanh toán hay ngồi đọc sách…
Mặt khác, chi phí quảng cáo cũng cần được dự trù từ trước. Cửa hàng của bạn mới khai trường vì vậy số lượng khách hàng sẽ là rất hạn chế. Để cải thiện tình trạng này thì quảng cáo và khuyến mãi là những phương án tốt nhất. Bạn cần phải chuẩn bị một tấm bảng hiệu quảng cáo kích thước lớn, chữ viết rõ ràng dễ đọc với những nội dung hấp dẫn để “lôi kéo” sự chú ý của khách hàng.
1.1.4. Chi phí quản lý và lương cho nhân viên
Nếu bạn mở cửa hàng văn phòng phẩm với quy mô nhỏ, bạn có thể không thuê nhân viên và chỉ cần quan tâm đến chi phí quản lý cửa hàng. Trên thực tế, chi phí này chủ yếu đến từ việc quản lý hàng tồn kho, quản lý website bán hàng, chi phí giao hàng, chi phí dành cho các phần mềm quản lý bán hàng (chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng 365)...
Nếu bạn có dự định mở cửa hàng văn phòng phẩm với quy mô lớn thì bạn cần dự trù thêm cả chi phí thuê nhân viên và bảo vệ. Ngoài ra, chi phí cho việc quản lý nhân viên, hệ thống camera giám sát… cũng cần được quan tâm đến.
1.2. Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến số vốn hay công việc làm ăn?
Khi bắt đầu một công việc kinh doanh buôn bán, sẽ có thời điểm bạn cân nhắc giữa một trong hai hướng đi như sau:
- Hướng đi thứ nhất: Bạn cân đối chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập và bảo quản hàng, chi phí quản lý cửa hàng… dựa trên số vốn hiện có. Chẳng hạn, nếu bạn đang có sẵn 100 triệu đồng, bạn sẽ cần dành khoảng 20 triệu cho chi phí thuê mặt bằng và tiền cọc, 50 triệu cho việc nhập hàng hóa, và số còn lại để chi trả cho việc bài trí, quản lý cửa hàng, quảng cáo…
- Hướng đi thứ hai: Bạn “nhìn” thấy được tiềm năng, chọn được địa điểm đẹp và quyết định mở một cửa hàng văn phòng phẩm với quy mô lớn. Tuy vậy, số vốn trong tay bạn hiện có là chưa đủ và bạn quyết định sẽ vay thêm vốn để đầu tư vào việc kinh doanh.
Mỗi hướng đi đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Hướng đi thứ nhất có tính an toàn cao hơn những tốc độ phát triển lại thấp hơn. Hướng đi thứ hai mạo hiểm hơn nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng hơn. Nhìn chung, quyết định chọn hướng đi nào phụ thuộc vào khả năng tài chính và tầm nhìn của chính bạn.
2. Kinh nghiệm thành công khi mở cửa hàng văn phòng phẩm
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ rằng văn phòng phẩm là những sản phẩm thiết yếu đối với học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Vì vậy, cơ hội kinh doanh và thành công là có. Đây là một lĩnh vực rất hấp dẫn đối với những người muốn bắt đầu kinh doanh
Thứ hai, kinh doanh văn phòng phẩm có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận. Nếu bạn mở cửa hàng với quy mô nhỏ thì lãi suất là không có nhiều, bởi tiền lãi chủ yếu góp nhật từ hoạt động bán lẻ các loại văn phòng phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn mở cửa hàng với quy mô lớn, có mối làm ăn và thường xuyên nhập, xuất những lô hàng lớn thì lợi nhuận được sinh ra là rất nhiều. Nhìn chung, nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm cao hiện nay là một tín hiệu khởi đầu đáng mừng nếu bạn có ý định đầu tư vào lĩnh vực này.
Thứ ba, để kinh doanh văn phòng phẩm thành công, ngoài vốn ban đầu thì bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ khác, từ vấn đề tìm kiếm mặt bằng, lên kế hoạch kinh doanh, tìm nguồn hàng uy tín, mua sắm các trang thiết bị, trả lương cho nhân viên… Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện sẽ góp phần đảm bảo cho thành công của bạn.
Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi “Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần vốn bao nhiêu?”. Văn phòng phẩm là một lĩnh vực khá hấp dẫn và tương đối an toàn dành cho những người muốn bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ kế hoạch cũng như dự trù trước những tình huống không khả quan có thể phát sinh để có phương án ứng phó kịp thời.
836 0