Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và những vấn đề cần phải lưu ý
Theo dõi viecday365 tạiĐăng ký doanh nghiệp hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng buộc người thực hiện phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về vấn đề này. Nếu như bạn đang ấp ủ giấc mơ sở hữu công ty riêng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục đăng ký doanh nghiệp và những điều cần lưu ý nhé.
1. Bạn đã thật sự hiểu về đăng ký doanh nghiệp
Đối với việc thành lập doanh nghiệp hay đăng ký doanh nghiệp không phải vấn đề đơn giản như bạn mua bán thứ gì đó ngoài chợ. Một khi thành lập doanh nghiệp tức là sẽ phát sinh rất nhiều quan hệ pháp luật và buộc người tham gia thực hiện, tuân thủ đúng theo quy định pháp luật. Vậy bạn đã hiểu thế nào là đăng ký doanh nghiệp hay chưa?
Về thuật ngữ đăng ký doanh nghiệp cho đến hiện nay nó vẫn chưa được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Thế nhưng chúng ta có thể dựa vào Luật doanh nghiệp (2024) để hiểu về thuật ngữ này. Theo đó thì có thể hiểu đăng ký doanh nghiệp chính là người thành lập hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đăng ký doanh nghiệp) để họ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên thực tế thì đăng ký doanh nghiệp còn được gọi là đăng ký kinh doanh, thành lập công ty hoặc thành lập doanh nghiệp.
Nếu như bạn có ý định thành lập công ty thì phải nắm được thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp để quá trình làm việc tốt hơn.
2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp bạn cần phải biết
2.1. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Nếu như bạn muốn thành lập doanh nghiệp thì sẽ phải thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Cần phải nộp hồ sơ để xét duyệt thành lập công ty
Người có ý định thành lập công ty hoặc người đã được ủy quyền cần phải tự mình nộp hồ sơ để thực hiện việc thành lập doanh nghiệp theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà bạn muốn thành lập sẽ phải chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ liên quan khác nhau. Thế nhưng hồ sơ nhìn chung bao gồm:
+ Cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
+ Chuẩn bị sẵn điều lệ của công ty
+ Chuẩn bị danh sách của cổ đông, người sáng lập công ty
+ Giấy tờ cá nhân, tổ chức sáng lập công ty
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về cho người đăng ký
Sau khi người thành lập, người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký doanh nghiệp bắt đầu tiến hành tiếp nhận hồ sơ và xem xét. Sau khi thấy hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu như thấy hồ sơ chưa hợp lệ sẽ tiến hành yêu cầu bổ sung, sửa đổi lại.
Đó là 2 bước để bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở pháp luật. 2 bước này khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Chủ yếu bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ thật hợp lý để không mất thời gian.
Tuyển dụng: Việc làm Pháp chế doanh nghiệp
2.2. Thủ tục đăng ký kinh doanh thực tế
Tuy nhiên trên thực tế cũng sẽ có một số tỉnh và thành phố về việc thành lập doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo 3 bước.
- Bước 1: Bạn sẽ nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
- Bước 2: Nếu như bước 1 của bạn hợp lệ thì sẽ tiếp tục nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh
- Bước 3: Thực hiện xem xét và đối chiếu giữa hai hồ sơ giấy và điện tử để tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Như vậy có thể thấy hiện nay việc đăng ký hay các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được rút bớt khá nhiều để tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp phát triển.
Với những người mới, chưa có kinh nghiệm trong việc thành lập công ty, vậy bạn sẽ phải lưu ý những gì? Cùng theo dõi trong phần tiếp theo để nắm rõ hơn nhé!
Xem thêm: Việc làm Luật kinh tế
3. Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp
3.1. Cần phải xác định chính xác tên cho doanh nghiệp, trụ sở
Đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu và xác định tên cho công ty của mình trước. Vấn đề này khá quan trọng bởi pháp luật đã có quy định là tên các doanh nghiệp, công ty sẽ không được trùng nhau và không được tương đồng để tránh gây nhầm lẫn.
Chính vì thế mà bạn cần phải tra cứu tên doanh nghiệp của mình trước để xem có trùng hay tương đồng với công ty nào đó không. Hiện nay với sự phát triển của mạng internet thì không quá khó để các bạn có thể tra cứu tên doanh nghiệp nhanh chóng và chính xác nhé.
3.2. Xác định ngành nghề kinh doanh từ trước
Tiếp theo bạn cần phải xác định được ngành nghề kinh doanh mà mình muốn hướng đến là gì. Điều này khá quan trọng buộc người thành lập doanh nghiệp phải suy nghĩ và bàn bạc từ trước. Bởi ngoài những thủ tục đăng ký thông thường thì bạn còn phải xin giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,… đặc biệt là với những ngành nghề kinh doanh cần điều kiện và không cần điều kiện cũng phải xác định rõ từ trước để có những chuẩn bị hoàn tất hơn.
Có khá nhiều bạn trẻ chưa nắm được vấn đề này, chính vì thế mà khi thành lập doanh nghiệp lại chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề chi phí, chỗ thuê mặt bằng, nhân viên,…mà quên mất đi xác định ngành nghề kinh doanh. Để đến cuối cùng mới nhận ra một điều là mình chưa đủ điều kiện để có thể thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
3.3. Xác định vốn điều lệ
Vốn điều lệ là một trong những vấn đề khá quan trọng buộc bạn phải chuẩn bị từ trước khi thành lập, đăng ký kinh doanh. Khi thành lập công ty cần phải xác định rõ tài sản doanh nghiệp bạn góp vốn là gì.
Đặc biệt là cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất định giá, tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp và đưa vào trong hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp. Khi làm tốt công tác định giá này thì khi công ty đi vào hoạt động sẽ tránh được tình trạng trì trệ và không hoạt động hiệu quả.
Xem thêm: Cách huy động vốn giúp doanh nghiệp "chuyển bại thành thắng"
3.4. Xác định thành viên góp vốn
Bạn cần phải biết số lượng thành viên góp vốn vào công ty cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu của tổ chức về sau.
+ Trường hợp chỉ có một người thì có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên.
+ Trường hợp có 2 cá nhân góp vốn có thể là công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp thì cũng sẽ có những ưu điểm nhất định của nó. Chính vì thế mà cần phải xác định được thành viên góp vốn để lựa chọn thành lập công ty theo mô hình phù hợp. Nếu như lựa sai có thể dẫn đến hoạt động không hiệu quả, thậm chí công ty còn bên bờ vực phá sản.
Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
3.5. Cần chuẩn bị về hợp đồng thỏa thuận doanh nghiệp
Rất nhiều bạn đã bỏ qua vấn đề hợp đồng thỏa thuận về việc thành lập công ty này. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong trường hợp công ty có nhiều cá nhân, nhà đầu tư tham gia vào. Thế nhưng hiện nay thì loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thì hợp đồng này mới cần phải có trong hồ sơ đăng ký.
Tuy nhiên kể cả trong trường hợp mà hồ sơ không yêu cầu thì bạn cũng nên lập một bản hợp đồng này để xác định quyền, nghĩa vụ của từng nhà đầu tư và tránh những tranh chấp về sau này.
Đó chính là một vài lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp bạn cần phải lưu ý. Như đã nói ở trên vấn đề này không đơn giản vì liên quan đến pháp luật tương đối nhiều. Chính vì thế mà trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các hồ sơ, thủ tục bạn phải tìm hiểu nhiều hơn về các quy định pháp luật nhé.
Vấn đề cuối cùng trên đây cũng đã khép lại vấn đề đăng ký doanh nghiệp mà chúng ta đang tìm hiểu. Rất mong bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn hơn.
852 0