CV cho người có kinh nghiệm viết thế nào cho chuẩn nhất?

Theo dõi viecday365 tại
Bùi Nguyệt tác giả viecday365.com Tác giả: Bùi Nguyệt

Ngày đăng: 05-04-2024

Nếu sở hữu kinh nghiệm trong tay, đó là một những lợi thế vàng làm hài lòng  nhà tuyển dụng. Nhưng bạn đã biết cách để biến lợi thế đó thành ngôn ngữ trong CV cho người có kinh nghiệm như thế nào? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Mẫu CV
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. CV cho người có kinh nghiệm có những đặc điểm gì?

CV cho người có kinh nghiệm

Một bản CV ấn tượng cho người đã có kinh nghiệm hay sinh viên ra trường đủ sức để chinh phục một công việc như ý chỉ khi đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa một ngoại hình bắt mắt và nội dung đầy đủ chi tiết. Khi tải mẫu CV xin việc thì đó không đơn thuần là một bản tóm lược thông tin cá nhân liên kết quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển mà là bản tài liệu đầy đủ “thét” vào tai nhà tuyển dụng rằng, bạn mà không ai khác chính là lựa chọn tốt nhất của họ cho vị trí đó. 

Kinh nghiệm là “vốn quý” mà không phải ai cũng có được để làm giàu đẹp hơn cho bản CV của so với sinh viên vừa mới ra trường hay người làm trái nghề. Tuy nhiên, là tập trung điểm nhìn của nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết cách “khoe” đúng lúc những thế mạnh của mình một cách đúng lúc bởi công việc, vị trí công việc của bạn và những công việc cụ thể trong quá khứ có móc nối với vị trí hiện thời bạn đang có kinh nghiệm ứng tuyển.

 Nhà tuyển dụng không thể nhìn thấy năng lực trong công việc của bạn thế nào đặc biệt với nghề thiên về kỹ thuật chỉ thông qua một số thông tin cá nhân, những chứng chỉ bạn nộp hay trình độ học vấn bạn thể hiện. Song thông qua phần kinh nghiệm kết hợp những kỹ năng đã được gọt dũa, những hoạt động, dự án phát huy năng lực, trau dồi phát triển bản thân những kỹ năng mềm...đặc biệt là những thành tích, vị trí bạn đã làm điểm...để đánh giá bạn có thể phải là ứng viên họ đang cần hay không. Để làm được điều đó, phần nội dung cụ thể sau đây sẽ giúp bạn.

2. Viết cv xin việc hay cho người có kinh nghiệm như thế nào?

Viết CV xin việc cho người có kinh nghiệm

2.1. Viết giới thiệu bản thân - “ khúc dạo đầu” đặc sắc

Dù bạn đã hoặc chưa phải tạo CV đẹp trong lần đầu tiên đi xin việc, thì có vẻ như việc viết một phần giới thiệu bản thân ấn tượng như một khúc dạo đầu CV để hút nhà tuyển dụng có phần “quá sức”, phần vì kinh nghiệm ít và độ thành thạo của các kỹ năng, học vấn, mục tiêu nghề nghiệp,.. trong bản giới thiệu đó tình liên kết chưa cao. Phần vì, trong hàng loạt những mẫu CV tiếng Việt, bạn có thể tải về từ trên mạng thì hiếm bài viết nào giới thiệu mở đầu CV lại sở hữu một vai trò quan trọng. Không giống như Resume, kinh nghiệm là nội dung quan trọng nhất, song thường không được đặt ngay sau mục thông tin cá nhân. Để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng khi cầm nhanh bản CV lên, bạn cần một không gian mới để có thể show được điều đó nhưng phải đặc biệt ngắn gọn và súc tích.

Thường khi trình bày CV cho người có kinh nghiệm, ứng viên có xu hướng sa đà vào những lợi thế bản thân có kinh nghiệm để PR bởi việc trình bày các nội dung quá dài. Song theo các chuyên gia điều này là không tốt với hai lý do: Dễ trùng với các nội dung khác trong CV và làm CV trở nên thiếu cân đối. Thay vào đó, bạn hãy viết giới thiệu cho bản CV có kinh  nghiệm của mình khoảng 2,3 dòng nói ngắn gọn về Họ tên, chuyên ngành và có kinh nghiệm trong chuyên ngành đó, mục tiêu nghề nghiệp và đánh giá của bản thân về độ “phù hợp” của vị trí mà họ đang tuyển với năng lực của bạn.

Tuyển dụng

2.2. Tạo điểm nhấn trong nội dung kỹ năng, các thành tích đạt được trong công việc cũ

Nếu như trong những CV danh cho sinh viên, những đặc điểm này có phần hạn chế và khá e dè hoặc phải chọn lọc thật kỹ để ghi vào CV thì với những người đã có kinh nghiệm, đây chính là địa hạt để bạn PR hiệu quả nhất.

2.2.1. Phần kỹ năng

Bạn đã từng làm qua công việc đang được ứng tuyển sẽ thừa hiểu rằng, những kỹ năng nào là cực kỳ cần thiết, có tác dụng thúc đẩy hiệu quả công việc và nhưng chức năng nào không thật sự cần. Dù bạn có thể lọt tốp người sở hữu đầy đủ những kỹ năng lẫn những thành tích đó, song hãy chỉ nêu vào CV những thành tích nổi bật, những kỹ năng giúp bạn làm việc tốt hơn. Ví dụ, bạn từng là nhân viên bán hàng hẳn là kỹ năng về giao tiếp của bạn sẽ đánh bại toàn những kỹ năng về photoshop nếu bạn có. Việc trình bày những kỹ năng không sát với công việc không chỉ khiến bán bị “gặt” điểm điểm trừ mà còn làm phần kỹ năng của bạn bị dài dòng trên mức cần thiết. Một tip khác khi trình bày kỹ năng đó là trình bày kỹ năng khoa học. Nếu không thể tự thiết kế cho mình được một bản CV đặc biệt là phần kỹ năng những thanh đánh giá về mức độ tốt của từng kỹ năng. 

2.2.2. Những thành tích, giải thưởng trong quá trình làm việc

Nếu lần đầu nộp CV, bạn sẽ cảm thấy những chứng chỉ tiếng Anh, thành quả đạt được ở trường chiếm vị trí quan trọng trong bản CV, song đối với một người đã đi làm, một nhà tuyển dụng muốn lắng nghe ở ứng viên những gì họ làm được và đạt được trong quá trình làm việc. Do vậy, bạn nên ưu tiên trình bày những đặc điểm này để làm CV của bạn trở nên nổi bật hơn nhé. Best sales trong quý, nhân viên xuất sắc của năm trại công ty X trong dự án Media...sẽ là những điểm cộng cho CV của mà bất kỳ những chứng chỉ tiếng Anh hay khóa học Sales hoặc Marketing của những trung tâm nổi tiếng có thể mang lại cho bạn. Đừng ngần ngại show nó trong CV và trình bày thật khoa học nhé. Điều đặc biệt, để tạo ra điểm khác biệt trong mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh cho người kinh nghiệm với những người mới bắt đầu, đó chính là tính cụ thể ấn tượng tạo nên bởi những con số. Nếu là Salers, đừng chỉ trình bày những thành tích chung chung, hãy ghi rộ lượng cụ thể doanh số bạn mang về cho công ty cũ trên một đơn vị thời gian hay số lượng khách hàng đồng ý dịch vụ của bạn. Nếu là dân công nghệ thông tin, đừng bỏ qua việc show vào CV những phần mềm bạn hay nhóm bạn đã tạo ra và phản hồi của người dùng. Những thành tích và kết quả mỹ mãn đó đảm bảo là không một nhà tuyển dụng nào có thể làm ngơ. 

2.3. Viết phần kinh nghiệm ngắn gọn, tập trung và cô đọng

Một thực tế thường thấy đối với dân đã có kinh nghiệm là ưu tiên trình bày dài dòng kinh nghiệm của mình để “tỏa sáng” trong mắt nhà tuyển dụng. Song đây không phải là ý kiến hay. Ngay cả khi, bạn cực kỳ tự tin rằng, kinh nghiệm của bạn sẽ đánh bật mọi ứng viên, bạn cũng nên áp dụng công thức cho những mục nội dung sau: Tên công ty có ghi thời gian rõ ràng bạn đã gắn bó, vị trí của bạn và tên công việc cụ thể và trình bày 3 ý này thành những gạch đầu dòng rõ ràng. Kinh nghiệm là điểm nhấn của bản CV, do đó đừng để nhà tuyển dụng phải đọc phần trọng tâm đó với tâm lý là đọc “diễn văn”. Bạn hãy trình bày thật sự trung thực nhưng chú ý về mặt thời gian giữa các công việc bạn trình bày nhé. Bởi vì thông qua thời gian chuyển công ty, họ sẽ đánh giá, bạn là người hay nhảy việc hay gắn bó với công việc. 

2.4. Mục tiêu nghề nghiệp

Nhiều người không đánh giá quá cao về vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV đặc biệt trong CV cho người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu đang mang suy nghĩ đó, thì bạn đang nhầm. Kinh nghiệm cực kỳ quan trọng song một nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu ở ứng viên chuyên môn tốt mà còn ở thái độ, tinh thần nghiêm túc với công việc và có thể gắn bó với doanh nghiệp của họ lâu dài. 

Một điểm khác, nhà tuyển dụng hiện nay thường có xu hướng lựa chọn những ứng viên có mục tiêu, định hướng trùng với định hướng phát triển của doanh nghiệp của họ. Trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần vạch rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trước khi ghi vào mục tiêu cụ thể, bạn nên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp trước khi ghi nhé.

2.5. Cách viết trình độ học vấn cho người có kinh nghiệm

Đối với người có kinh nghiệm những hoạt động thực tế và thành quả quan trọng nhất, nhưng không có nghĩa là bạn được phép bỏ qua trình bày trình độ học vấn.Phần nội dung này nên là  bản tóm gọn thời gian mà bạn đã học tập, chuyên ngành và loại tốt nghiệp đại học và trình bày theo những gạch đầu dòng. Đừng làm như những bản sơ yếu lý lịch cá nhân bản cứng là nốt rõ những đặc điểm, cấp học từ cấp sang cấp 2, cấp 3 vừa lãng phí không gian CV lại gây mất thiện cảm.

2.6. Đừng quên trình bày những hoạt động ngoại khóa

Có thể bạn để cao vị trí của những hoạt động, dự án mang có sức nặng về chuyên môn hơn, song nhưng thực tế, những hoạt động ngoại khóa, những chương trình tình nguyện, hiến máu nhân đạo...lại thật sự cần trong CV vì đấy chính là nhân tố tiềm năng để nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của con người bạn, đặc biệt họ đề cao sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn, nên đừng bỏ qua nhé.

Ngoài những yếu tố quan trọng vừa nêu, bạn cũng có thể bổ sung thêm những phần nội dung như sở thích, thú vui liên quan đến công việc và người tham chiếu để nhà tuyển dụng tiện liên hệ để kiểm tra thông tin nhé.

3. Một số bí quyết hữu ích để trình bày CV cho người cho kinh nghiệm chuẩn nhất

Một số bí quyết hữu ích để trình bày CV cho người cho kinh nghiệm chuẩn nhất

3.1. Nói không với lỗi chính tả

Dù là một bản CV hoàn hảo với “kinh nghiệm đầy mình” hay những thành tích mỹ mãn bạn sẽ sớm bước ra khỏi ấn tượng của nhà tuyển dụng nếu trong bản CV đó có khoảng 3 lỗi chính tả. Những lỗi này sẽ là hạt sạn để lại vết nhơ trong bản CV vì nhà tuyển dụng sẽ mặc định rằng, bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không có tính cẩn thận. Do đó, hãy cẩn trọng với một lỗi chính tả nhỏ, đọc soát thật kỹ trước khi gửi CV nhé. 

3.2. Khiêm tốn trong câu từ để thành công

Thường thì một CV cho sinh viên hay người mới ra trường, ít khi các chuyên gia về CV đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, với lợi thế là kinh nghiệm, song ứng viên có xu hướng “câu giờ” nhà tuyển dụng bằng thông tin dài dòng văn tự. Theo thống kê chung, một nhà tuyển dụng cần khoảng 5 -15 giây để lướt qua bản CV, lượng thông tin dài dòng đặc biệt là không liên quan đến vị trí họ đang ứng tuyển chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho những CV khác. Ngắn gọn, tập trung, trung thực, khiêm tốn trong câu từ tránh đánh bóng tên tuổi bản thân qua đà làm từ khóa nhé 

3.3. Giàu tính liên kết 

Nhắc đến thuật ngữ tính liên kết chắc nhiều người đã có kinh nghiệm viết CV cho rằng, phần nội dung này chỉ phù hợp với thư xin việc. Song không phải vậy. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc, biết được cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh hay CV tiếng Việt, kinh nghiệm thực tế, hoạt động dự án, tham gia ....phải có mối liên hệ mật thiết với nhau đủ để chứng minh rằng, bạn đích thị là người có đầy đủ trải nghiệm trong nghề mà nhà tuyển dụng đang cần.

CV tiếng Việt

Tính móc nối về mặt thời gian, những kỹ năng phục vụ trực tiếp cho công việc của bạn trong quá khứ, những dự án bạn tham gia cho đến thời điểm bạn làm dự án đó...sẽ được doanh nghiệp kiểm tra thật kỹ trước khi đồng ý cho bạn cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn. Nhưng đó cũng chỉ là bước đầu tiên, ở những doanh nghiệp nước ngoài hoặc những vị trí cao, nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp kiểm chứng thông tin bạn cung cấp qua mục người tham chiếu. Chỉ một thông không có tính liên kết bạn sẽ sẵn sàng nằm trong danh sách bị loại ngay lập tức. 

4. viecday365.com - Địa chỉ tại mẫu mẫu CV tiếng việt dành cho người có kinh nghiệm

Tải vể CV cho người có kinh nghiệm

Sự bùng nổ của Internet đã tạo điều kiện thuận lợi để hàng loạt những trang web tuyển dụng uy tín tung ra nhiều thiết kế CV “mãn nhãn”đủ cho mọi thị hiếu của người dùng. Một trong những địa chỉ uy tín có thể kể đến đó là viecday365.com, nơi bạn thỏa sức lựa chọn CV cho người có kinh nghiệm ở mọi vị trí công việc, ngành nghề. Với những thiết kế sáng tạo, lên ý tưởng từ đội ngũ designer chuyên nghiệp và 5 loại ngôn ngữ phổ biến nhất là download mẫu CV bằng tiếng Trung, CV tiếng Hàn, CV tiếng Nhật, CV tiếng Anh, CV tiếng Việt.CV của viecday365.com là sự lựa chọn hợp lý để bạn chiến thắng những cơ hội việc làm tốt nhất. 

CV tiếng Nhật

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh CV cho người có kinh nghiệm sẽ thật sự hữu ích cho bạn trong quá trình chinh phục vị trí công việc ưng ý. Chúc bạn luôn thành công nhé. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4524 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT