Chế độ nghỉ không lương - Quy định mới người lao động cần biết

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 25-05-2024

Trên thực tế, có rất nhiều tình huống bất ngờ này sinh khiến người lao động đôi khi không thể lường trước, và buộc phải xin nghỉ để giải quyết công việc cá nhân. Để đáp ứng nhu cầu này, chế độ nghỉ không lương được quy định trong Luật lao động mới nhất. Bản thân người lao động cần nắm rõ các quy định về chế độ nghỉ không lương để không làm mất những quyền lợi của mình.

Tìm việc

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chế độ nghỉ không lương áp dụng trong những trường hợp nào?

Đôi khi người lao động không thể tránh hỏi những công việc phát sinh trong cuộc sống mà phải xin nghỉ việc. Để tạo điều kiện cho những trường hợp như vậy, Nhà nước đã ban hành những quy định về việc người lao động có quyền xin nghỉ phép để giải quyết việc riêng, nhưng vẫn có thể hưởng lương. Vấn đề này được quy định rõ ràng tại Điều 166 của Bộ Luật Lao động, cụ thể như sau:

Chế độ nghỉ không lương áp dụng trong những trường hợp nào?
Chế độ nghỉ không lương áp dụng trong những trường hợp nào?

- Thứ nhất, xin nghỉ giải quyết việc cá nhân nhưng vẫn được hưởng nguyên lương bao gồm các trường hợp sau:

+ Trường hợp người lao động kết hôn: Nghỉ việc 03 ngày có hưởng lương.

+ Trường hợp con đẻ/con nuôi của người lao động kết hôn: Nghỉ việc 01 ngày có hưởng lương.

+ Trường hợp người thân là cha/mẹ đẻ, cha mẹ chồng/vợ, vợ/chồng, cha/mẹ nuôi, cha/mẹ nuôi của vợ/chồng, con đẻ/con nuôi của người lao động qua đời: Nghỉ việc 03 ngày có hưởng lương.

- Thứ hai, xin nghỉ giải quyết việc cá nhân nhưng không được hưởng lương bao gồm các trường hợp sau:

+ Trường hợp người thân là bố/mẹ, anh/chị/em ruột kết hôn hoặc ông/bà ngoại, ông/bà nội, anh/chị/em ruột của người lao động qua đời: Nghỉ việc 01 ngày không được hưởng lương. Người lao động cần phải thông báo đến các doanh nghiệp, công ty, đơn vị (người sử dụng lao động) được biết trước khi nghỉ việc.

Chế độ nghỉ không lương
Chế độ nghỉ không lương

+ Trường hợp vì những lý do khác ngoài những lý do trên thì người lao động có thể thương lượng, thỏa thuận và đi đến thống nhất việc nghỉ không lương với người sử dụng lao động.

Qua quy định trên có thể kết luận, để xin nghỉ không lương, người lao động phải rơi vào hai trường hợp. Thứ nhất là trường hợp có liên quan đến sự phát sinh công việc của người thân trong gia đình được quy định cụ thể. Thứ hai là các trường hợp chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

2. Thời hạn xin nghỉ không lương theo quy định hiện hành

Xem thêm: Hệ thống mẫu CV xin việc chuyên nghiệp, sáng tạo

Trong chế độ nghỉ không lương, thời hạn nghỉ tối đa là bao nhiêu? Trong trường hợp người lao động bận công việc gia đình khi có người thân kết hôn hoặc qua đời thì được nghỉ trong thời hạn 01 ngày và có trách nhiệm thông báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ không lương có thể được chủ động thỏa thuận và thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Về thời hạn xin nghỉ không lương, pháp luật không có quy định tối đa. Do đó, nếu có nhu cầu xin nghỉ không lương, người lao động chỉ cần thông báo, thỏa thuận chính xác với người sử dụng lao động là được.

Thời hạn xin nghỉ không lương theo quy định hiện hành
Thời hạn xin nghỉ không lương theo quy định hiện hành

Việc việc người lao động nghỉ không báo trước, nghỉ đột xuất, nghỉ không có phép và được sự đồng ý của người sử dụng lao động 05 ngày cộng thêm trong 01 tháng hay 20 ngày cộng thêm trong 01 năm thì Bộ Luật Lao động cũng quy định về hình thức xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích, quyền và hạn chế những hiểu lầm không đáng có, người lao động cần thông báo cũng như đi đến thống nhất với người sử dụng lao động nhé.

Nhà nước và luật pháp luôn tạo điều kiện để mối quan hệ giữa người sử dụng lao động - người lao động tích cực nhất có thể. Do đó, pháp luật tôn trọng sự đồng thuận của cả hai bên trên nguyên tắc tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. Chỉ cần thỏa thuận giữa hai bên không phải là sai phạm về pháp luật và trái với chuẩn mực xã hội là được.

3. Những cần biết về quyền lợi của người lao động khi nghỉ không lương

Tham khảo thêm: Việc làm hành chính - văn phòng

Các công nhân cần phải hiểu về những thông tin liên quan đến chế độ nghỉ không lương dưới đây để không mất quyền lợi của mình.

3.1. Quyền lợi bảo hiểm xã hội

Quyền lợi bảo hiểm xã hội
Quyền lợi bảo hiểm xã hội

Mặc dù không bị giới hạn về thời gian nghỉ không lương tối đa (do pháp luật không có quy định này). Thế nhưng khi người lao động nghỉ không lương trong thời gian dài thì cũng phải lưu ý đến quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Tại Điều 85 trong Bộ Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rằng, thời gian tính đóng BHXH cho người lao động cụ thể: Trong trường hợp từ 14 ngày trở lên nếu người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì không được đóng BHXH ở tháng đó. Bên cạnh đó, trừ trường hợp nghỉ theo chế độ thai sản, thì thời gian nghỉ này cũng không được tính là thời gian đóng BHXH.

Chính bởi vậy, nếu nghỉ việc không lương trong thời gian quá 14 ngày, thì người lao động sẽ không được doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH trong tháng đó. Đồng nghĩa với tháng nghỉ việc không lương này cũng được xem là tháng không tham gia BHXH của người lao động.

Tìm hiểu thêm: Quy định cho tiết về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên

3.2. Quyền lợi khi thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết

Quyền lợi khi thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết
Quyền lợi khi thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết

Nếu người lao động xin nghỉ không lương, nhưng thời gian xin nghỉ lại trùng với thời gian nghỉ các ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước thì người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi thông thường. Bởi khoảng thời gian nghỉ lễ, Tết trên thực tế đã là thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương. Bao gồm:

- Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày.

- Tết Âm lịch (Tết nguyên đán): Nghỉ 05 ngày.

- Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch): Nghỉ 01 ngày.

- Lễ 30/4 (Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước): Nghỉ 01 ngày.

- Lễ 01/05 (Quốc tế lao động): Nghỉ 01 ngày.

- Lễ Quốc khánh 02/09: Nghỉ 01 ngày.

Người lao động vẫn được hưởng nguyên lương nếu thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết
Người lao động vẫn được hưởng nguyên lương nếu thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết

Trường hợp nếu người lao động không phải là người Việt Nam nhưng đang lao động tại Việt Nam thì được nghỉ bổ sung 01 ngày vào các dịp quốc khách và Tết của quốc gia họ ngoài những ngày lễ trên.

Như vậy, nếu thời gian xin nghỉ không lương của người lao động trùng với các ngày nghỉ lễ, Tết đã thông tin ở trên thì vẫn được hưởng nguyên lương đối với những ngày đó. Mức tiền lương nhận được sẽ được tính trung bình bằng số công cụ thể trong tháng đó.

3.3. Doanh nghiệp có được quyền từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động không?

Xem thêm: Đơn xin nghỉ phép chuẩn nhất

Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, công ty phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc khi đã nhận được thông báo từ người lao động về trường hợp nghỉ do người thân trong gia đình kết hôn hoặc qua đời. Trong trường hợp người sử dụng lao động không cho phép sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt hành chính từ 2.000.000 - 5.000.000 VNĐ.

Riêng đối với trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ không lương theo thỏa thuận thì các doanh nghiệp, công ty được quyền từ chối hoặc đồng ý đề nghị của người lao động mà không xem là sai với quy định.

Doanh nghiệp có được quyền từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động không?
Doanh nghiệp có được quyền từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động không?

Nhìn chung, thông qua việc phân tích những thông tin trên, có thể thấy rằng chế độ nghỉ không lương theo quy định mới nhất có phần theo hướng có lợi hơn dành cho người lao động. Hy vọng bài viết đã kịp thời giải đáp được những vướng mắc của bạn về chế độ nghỉ không lương!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1051 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT