Hướng dẫn chi tiết cách viết CV ngành truyền thông chuyên nghiệp
Theo dõi viecday365 tạiDù là bất kỳ ngành nghề nào, thì việc viết cho mình một cv gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vẫn đem lại nhiều khó khăn cho các ứng viên. Nhiều người bày tỏ nỗi lo lắng trước việc cv thường bị mất điểm và điều đó gây ảnh hưởng đến quá trình tìm việc của họ. Với ngành truyền thông cũng vậy, ngành này là một trong những ngành có yêu cầu khá cao đối với CV của ứng viên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong việc tìm ra cách viết Cv ngành truyền thông chuyên nghiệp nhất.
1. Hình thức
Với các ngành nghề khác, cv có thể không yêu cầu quá nhiều về mặt hình thức, miễn là bạn có đầy đủ những thông tin cơ bản. Tuy nhiên ngành truyền thông lại hoàn toàn khác. Có rất nhiều vị trí trong ngành này yêu cầu sự sáng tạo, chính vì vậy mà cv cũng phải phần nào thể hiện lên điều đó. Vai trò của hình thức cũng không kém gì so với nội dung, bởi trước khi đọc nội dung của bạn thì nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào hình thức của cv trước.
Ngoài việc đảm bảo có đầy đủ cấu trúc của một bản sơ yếu lý lịch, bạn cũng cần phải dành thời gian để thiết kế sao cho cách trình bày hợp lý, có logic và sáng tạo. Những yếu tố sáng tạo sẽ thể hiện nhiều nhất ở việc bạn chọn thiết kế cv và phân bổ các phần ở vị trí nào. Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế CV bằng photoshop, hay thiết kế cv bằng word. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo các mẫu CV ngành truyền thông trên các website thiết kế.
Xem thêm: Công ty truyền thông là gì? Bỏ túi thông tin hữu ích về công ty truyền thông
2. Nội dung
Một chiếc CV thường sẽ bao gồm 8 phần, đó là: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm, giải thường, tham vấn. Tuy nhiên dựa vào thứ tự ưu tiên mà bạn có thể bỏ đi một số phần nếu như cảm thấy nó không quá cần thiết, để tiết kiệm không gian hơn cho những nội dung khác. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cách viết chi tiết của các mục này trong cv ngành truyền thông nhé.
2.1. Thông tin cá nhân
Phần mở đầu trong mọi chiếc cv chính là nêu lên thông tin cá nhân của bạn. Không quá phức tạp, bạn đơn giản chỉ cần liệt kê ra các thông tin bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, email, số điện thoại và địa chỉ. Chỉ cần lưu ý là liệt kê lần lượt theo chiều dọc, mỗi thông tin khác nhau để một dòng riêng.
Gợi ý:
Họ và Tên: Nguyễn Thùy Linh
Giới tính: Nữ
Ngày/ tháng/ năm sinh: 17/02/1997
Địa chỉ: Hà Nội
Số điện thoại: 056.2843.0642
Email:[email protected]
Xem thêm: Việc làm chuyên viên truyền thông
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Phần tiếp theo chính là mục tiêu nghề nghiệp để người ứng tuyển trình bày lên nguyện vọng của mình. Phần này thường sẽ chỉ được gói gọn trong 2-3 câu, trong đó bạn cần phải trình bày các thông tin như giới thiệu bản thân, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc liên quan đến ngành nghề và mục tiêu trong công việc của bạn. Đây là một trong những phần gây khó khăn cho ứng viên vì họ chưa thực sự hiểu bản chất của nó.
Mục tiêu nghề nghiệp theo đó cũng sẽ có những cách viết khác nhau cho từng đối tượng. Hai nhóm đối tượng tiêu biểu là những người có kinh nghiệm và những người chưa có kinh nghiệm, dựa vào đó sẽ có hai cách viết mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Với ngành truyền thông thì có khá nhiều thứ bạn có thể đề cập, nhưng cần lưu ý khi viết cv, không kể lể quá dài, chắt lọc ra những thông tin có ích nhất để thêm vào.
Ngoài trình bày về điểm mạnh của bản thân thì bạn cũng được yêu cầu nói ra cụ thể về mục tiêu của bạn trong công việc. Có hai loại mục tiêu chính đó là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn sẽ có thời gian từ 2 năm trở xuống và mục tiêu dài hạn sẽ là 2 năm trở lên.
Gợi ý:
Tôi là sinh viên năm cuối của khoa truyền thông đại chúng thuộc học viện báo chí và tuyên truyền. Với kinh nghiệm xây dựng các dự án truyền thông, tôi tin rằng mình có thể cống hiến cho công ty những ý tưởng hay và độc đáo. Mục tiêu của tôi trong tương lai đó là tạo ra những dự án có giá trị cho cộng đồng, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của công ty trên con đường trở thành một công ty truyền thông lớn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
2.3. Kỹ năng
Kỹ năng làm việc cũng là một phần dễ viết nhưng hay cũng không kém người nhầm lẫn. Nhiều người thường không biết mục đích của phần này mà cho vào vô vàn những kỹ năng khác nhau, đa dạng ngành nghề. Một người có thể có rất nhiều các kỹ năng, nhưng trong cv tìm việc làm thì bạn chỉ cần ghi vào đó các kĩ năng liên quan đến công việc mà thôi.
Bạn sẽ nêu ra các kỹ năng dưới hình thức liệt kê, mỗi dòng một kỹ năng và có thể kèm theo mức độ đánh giá. Con số đẹp nhất là năm, không nên để quá hơn năm kỹ năng và ít hơn ba kỹ năng. Muốn tìm hiểu xem kỹ năng nào là cần thiết cho ngành truyền thông thì bạn có thể tìm kiếm trên google hoặc dựa vào bản mô tả công việc phần yêu cầu cho ứng viên.
Gợi ý:
Khả năng giao tiếp: 4/5
Khả năng ngoại ngữ: 4/5
Khả năng sáng tạo: 4/5
Nắm bắt xu hướng: 5/5
Khả năng thích nghi: 4/5
2.4. Sở thích
Đây là một phần không bắt buộc trong cv, nếu như đã có đầy đủ các nội dung khác mà cần thêm không gian thì bạn có thể lược bỏ đi phần sở thích trong cv. Ngược lại, đây cũng là mục có thể chữa cháy cho cv của bạn nếu như còn quá nhiều phần trống, khiến cv không đẹp mắt. Giống như kỹ năng, bạn sẽ trình bày dưới dạng liệt kê từng sở thích một.
Có một bí quyết để phần sở thích không chỉ dừng lại ở một yếu tố bổ sung, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành mục có giá trị trong cv của mình. Sở thích phần nào phản ánh con người của bạn, nhiều nhà tuyển dụng có thể suy ra tính cách từ những sở thích bạn đề cập trong cv. Ví dụ như việc đọc sách, lướt web có thể thấy bạn rất thích cập nhật thông tin; hoặc sở thích làm đồ handmade chứng tỏ bạn thích sáng tạo…
Gợi ý:
Đọc sách
Du lịch
Viết lách
2.5. Học vấn
Mục đích của phần trình độ học vấn là để nhà tuyển dụng nắm bắt được bằng cấp và năng lực của bạn. Không cần nêu quá nhiều và quá dài, bạn chỉ cần đề cập đến khoa và trường học của mình, cũng trên hình thức liệt kê. Có thể đan xen điểm của các môn chuyên ngành về truyền thông vào hoặc điểm GPA của bạn nếu như chúng cao.
Gợi ý:
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Ngành truyền thông đại chúng
GPA: 3.6
2.6. Kinh nghiệm làm việc
Đây là một trong những phần không thể thiếu trong cv ngành truyền thông. Những cái nào thì được tính vào kinh nghiệm làm việc của bạn? Câu trả lời đó là tất cả những việc bạn đã từng làm bao gồm ngắn hạn hay dài hạn liên quan đến việc làm ngành truyền thông. Bạn sẽ bắt đầu nêu ra từ những kinh nghiệm bạn đang có hoặc gần nhất, sau đó lùi dần đến các kinh nghiệm trong quá khứ.
Với mục này bạn không nên chỉ dừng lại ở việc liệt kê mà nên dùng một vài câu để nói rõ hơn về công việc bạn từng làm. Những điều có thể đề cập tới đó là vị trí làm việc của bạn, tại vị trí đó thì cụ thể bạn làm gì và bạn đã đạt được thành tựu nào?
Gợi ý:
Công ty truyền thông Z
Vị trí: Nhân viên truyền thông
Công việc:
- Đảm nhận thực hiện các dự án truyền thông theo yêu cầu, sáng tạo dự án cho những sự kiện mới cùng với ban kế hoạch.
- Dự án truyền thông “abc” thu hút hơn 100.000 người truy cập và hơn 150.000 lượt tương tác.
- Đoạt giải nhân viên sáng tạo của quý
2.7. Giải thưởng/ Chứng nhận
Chứng nhận và giải thưởng có mục đích chứng minh năng lực của bạn trong quá trình học tập, làm việc và rèn luyện. Bất kể là chứng chỉ hay giải thưởng gì thì cũng sẽ tạo cho bạn một điểm cộng trong công việc, đặc biệt là những chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành. Hãy cố gắng học một vài khóa học hoặc tham gia một vài cuộc thi để có những thành tích và giải thưởng mang về, làm sáng hơn chiếc cv của bạn
Gợi ý:
Giải Ba cuộc thi giải Case truyền thông do trường Đại Học A tổ chức
Chứng nhận đã hoàn thành khóa học truyền thông B
2.8. Tham vấn
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm với phần này, tuy nhiên dạo gần đây tham vấn trở thành một mục không thể thiếu, đặc biệt là trong các cv xin việc chuyên nghiệp. Tham vấn là những tổ chức, những cá nhân có thể chứng thực cho những thông tin bạn viết trong CV. Nhà tuyển dụng có thể liên hệ với họ để kiểm tra xem bạn có đang nêu những thông tin một cách trung thực. Hãy lưu ý liên hệ trước với người bạn định ghi vào mục này để xin sự đồng ý cũng như để họ có thể chuẩn bị trước.
Gợi ý:
Bà Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Trưởng phỏng truyền thông
Công ty Truyền thông H
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết cách viết cv ngành truyền thông chưa? Hoàn thiện tốt CV cũng là cách đưa bạn đến gần hơn với vị trí mà bạn ao ước. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
1788 0