Tại sao cần biết cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc?
Theo dõi viecday365 tạiChấm dứt công việc hiện tại mà bạn đã gắn bó luôn là một quyết định không dễ dàng. Bạn có thể sẽ khó có thể mở lời với cấp trên của mình về việc xin nghỉ. Làm cách nào để ra đi trong sự văn minh, êm đẹp và để lại sự chuyên nghiệp cùng sự tiếc nuối trong lòng sếp cũ? Tìm hiểu ngay cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc sau đây!
1. Cần chuẩn bị những gì trước khi nói chuyện nghỉ việc với sếp?
Làm việc ở công ty chính là việc bạn trở thành một cá nhân trong một tập thể. Trong đó, mỗi quyết định của một cá nhân luôn ảnh hưởng chung đến cả tập thể. Nghỉ việc là một quyết định khá lớn, điều đó dù ít dù nhiều cũng ảnh hưởng đến cả công ty, đồng nghiệp và cấp trên của bạn.
1.1. Chuẩn bị về mặt tinh thần
Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị về mặt tinh thần trước quyết định của mình. Chia sẻ trước phần nào nguyên nhân bạn quyết định nghỉ việc với mọi người có thể là gợi ý hay. Chẳng hạn như, bạn nghỉ việc vì gia đình quyết định về quê sinh sống, chuyển chỗ ở, sinh con, chăm sóc gia đình,... Hãy tỉ tê về những bất cập cũng như khó khăn mà bạn gặp phải khi vừa phải cân bằng giữa việc gia đình và công việc.
Tất nhiên, những tín hiệu mà bạn đưa ra còn tùy thuộc vào lý do mà bạn xin nghỉ. Điều đó khiến đồng nghĩa và cấp trên dự báo được phần nào quyết định của bạn. Chuẩn bị tinh thần là một trong những cơ sở, bước đệm cho cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc.
1.2. Chuẩn bị cho những ấn tượng tích cực
Đừng nghĩ xin nghỉ việc là chấm dứt tất cả. Những người đồng nghiệp đôi khi có thể là đối tác làm việc của bạn ở tương lai, hay chính sếp của bạn nữa. Do đó, ngay cả khi xin nghỉ việc, bạn vẫn nên duy trì hay giữ lửa cho các mối quan hệ này. Đừng tỏ ra phớt lờ đồng nghiệp, hãy vui vẻ với họ như bạn đã từng, hãy giúp đỡ họ nhiều hơn, nói chuyện với họ nhiều hơn hoặc tâm sự với họ. Bạn cũng có thể chuẩn bị một vài món quà nhỏ để tặng đồng nghiệp trước khi rời đi, đó là cách để lại ấn tượng tốt nhất.
Tham khảo: Cách ứng xử với cấp trên khôn khéo đúng chuẩn nơi công sở
1.3. Chuẩn bị cá nhân - người thay thế cho vị trí của bạn
Chuẩn bị người thay thế cho vị trí của bạn không phải là một nhiệm vụ bắt buộc. Vì trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có quy định về nghỉ việc riêng, đôi khi bạn sẽ phải báo cáo với nhân sự quyết định nghỉ việc trước 1 tháng, hoặc 2 tháng. Điều này giúp nhân sự có thời gian để tuyển dụng và lo chu toàn cho vị trí trống sắp tới.
Mặc dù vậy, nếu được, bạn có thể chủ động giới thiệu một ai đó phù hợp thay thế cho bạn. Đó là cách thể hiện tính trách nhiệm của bạn với công ty cũ, ngoài ra cũng minh chứng cho sự văn minh và nhẹ nhàng của bạn khi nghỉ việc.
2. Cách trò chuyện với người quản lý khi nghỉ việc để tạo ấn tượng sâu sắc nhất
Khi đã thực hiện xong các công đoạn chuẩn bị như trên, bạn cần đối mặt với cấp trên - sếp của mình một cách chính thức để nói về quyết định nghỉ việc. Vậy cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc như thế nào để không làm phật lòng? Cùng tham khảo những gợi ý sau đây:
2.1. Lý do xin nghỉ rõ ràng
Đảm bảo sự khéo léo và tế nhị trong buổi nói chuyện với sếp của bạn, dù sao sếp vẫn là cấp trên, những người đã giúp đỡ bạn ở quá khứ và có thể gặp lại bạn ở tương lai. Ngay cả khi, lý do nghỉ việc của bạn có liên quan đến mối quan hệ với sếp thì bạn cũng không nên để lại những lời lẽ tiêu cực, thiếu tôn trọng. Trước hết, cần đảm bảo xin nghỉ đúng quy định của công ty. Đó là một điều kiện giúp bạn không bị mất quyền lợi, và cũng giúp công ty của bạn có thời gian chuẩn bị công tác tuyển dụng nhân sự. Sau đó, hãy thông báo lý do xin nghỉ một cách lịch sự nhất, nhẹ nhàng nhất có thể.
Chẳng hạn như, bạn có thể chia sẻ thẳng thắn với sếp về việc bạn mong muốn tìm được một môi trường công việc tốt hơn, phù hợp hơn với bản thân mặc dù bạn rất trân trọng công việc hiện tại. Đó là một gợi ý nói chuyện nếu lý do nghỉ việc của bạn vì tìm được công việc với mức lương và chế độ tốt hơn. Nói chuyện theo cách này vừa trung thực, vừa thông minh.
Xem thêm: Việc làm HR Manager
2.2. Lời cam kết
Đôi khi một lời hứa hẹn lúc rời đi chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng trong trường hợp này, lời hứa đóng vai trò như một lời cam kết, đảm bảo với cấp trên rằng bạn sẽ hoàn thiện và bàn giao toàn bộ công việc còn lại đúng cách. Bạn cũng sẽ không vì nghỉ việc mà làm việc một cách chểnh mảng, sơ sài. Điều đó cho thấy bạn là một nhân viên cực kỳ trách nhiệm, tâm huyết, sếp của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng.
2.3. Cảm ơn đến sếp chân thành
Sếp vẫn là một người đã từng nâng đỡ và gắn bó với bạn trong khoảng thời gian nhất định, dù ngắn dù dài, dù lý do xin nghỉ là gì đi chăng nữa. Sếp dù là người khó tính hay dễ tính thì cũng chính là người mang lại cho ta những bài học kinh nghiệm đáng nhớ. Không thể phủ nhận, một công việc kết thúc đều để lại cho ta những bài học. Do đó, đừng cảm thấy quá gượng ép và khó khăn khi mở lời cảm ơn đến cấp trên của mình một cách chân thành. Chúng vừa thể hiện sự lịch sự, vừa là một trong những cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc khéo léo, thông minh.
3. Cần làm gì sau khi đã nói chuyện với sếp về việc xin nghỉ việc?
Tham khảo những gợi ý về cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc chắc chắn sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cấp trên. Nhưng điều quan trọng là bạn vẫn cần thực hiện một số công việc sau khi đã nói chuyện chính thức với sếp. Cụ thể:
- Thứ nhất, hãy hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn đang bỏ dở. Bạn đã cam kết trước mắt sếp rồi phải không nào? Hoàn thiện các nhiệm vụ bằng một tinh thần thoải mái, trách nhiệm, tránh để lại hậu quả cho công ty.
- Thứ hai, hoàn thành việc bàn giao công việc lại cho bộ phận nhân sự theo quy định. Các thủ tục như đơn xin nghỉ việc, đồ dùng, thiết bị làm việc cá nhân, thẻ tên, đồng phục....
- Thứ ba, tổ chức một bữa tiệc chia tay đồng nghiệp: Điều này không bắt buộc, nhưng bạn có thể cân nhắc để thực hiện. Không nhất thiết phải tổ chức một bữa tiệc thật lớn để mời cả công ty, tùy vào mối quan hệ giữa bạn và đồng nghĩa, hãy làm một buổi liên hoan nhỏ để chia tay, để tâm sự và nhớ về nhau nhé.
Như vậy, những thông tin bài viết đã bật mí giúp bạn cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc thông minh. Hãy luôn là những người tử tế trong xã hội, thông minh và khéo léo trong mọi tình huống và môi trường làm việc dù có thế nào đi chăng nữa bạn nhé. Và nếu bạn đang bắt đầu hành trình tìm việc của mình lại một lần nữa, có thể tham khảo hệ thống công việc tốt nhất tại viecday365.com!
1623 0