Các hình thức phỏng vấn thông dụng và bí quyết trả lời hay

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 28-05-2024

Phỏng vấn là một công đoạn dường như không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng của một công ty, tổ chức. Các hình thức phỏng vấn khá nhiều, và được các công ty vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp cũng như đặc trưng của từng vị trí. Bản thân mỗi hình thức phỏng vấn cũng có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Cùng tìm hiểu tất cả kỹ càng hơn qua bài viết này bạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm tại hà nội

1. Các hình thức phỏng vấn cơ bản nhất và cách chuẩn bị

Nhân lực là một yếu tố quan trọng, cần đảm bảo về chất lượng, lẫn số lượng đủ sử dụng để đáp ứng nhu cầu vận hành cho một công ty. Thế nên, tuyển dụng nhân sự là một quá trình cần được đầu tư về ngân sách lẫn công sức, thời gian. Trong đó, phỏng vấn là một phương thức, một công đoạn không thể thiếu trong quá trình này.

Các hình thức phỏng vấn cơ bản nhất và cách chuẩn bị
Các hình thức phỏng vấn cơ bản nhất và cách chuẩn bị

Phỏng vấn giúp các công ty nhìn nhận rõ hơn, đánh giá chính xác hơn năng lực và phẩm chất của từng ứng viên. Trên cơ sở đó, có thể cân nhắc xem ứng viên đó có phù hợp với công việc đang tuyển dụng và văn hóa của công ty hay không. Các cách thức phỏng vấn cơ bản bao gồm những cách thức nào?

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm tuyển dụng từ những chuyên gia trong ngành

1.1. Hình thức phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại được xem là hình thức phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay. Kiểu phỏng vấn này phục vụ cho mục đích sàng lọc hệ thống các ứng viên tham gia ứng tuyển trước thềm một buổi phỏng vấn gặp mặt trực tiếp. Phỏng vấn qua điện thoại có thể được sắp xếp lịch hẹn trước, hoặc cũng có thể không. Nếu cuộc gọi vào thời điểm đó không thực sự thuận tiện đối với ứng viên, bạn có thể hẹn và bố trí một cuộc gọi vào thời điểm khác.

Để cuộc phỏng vấn qua điện thoại thành công, mang lại hiệu quả, ứng viên cần lưu ý về cách chuẩn bị như sau:

- Thứ nhất, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh và chuẩn bị sẵn toàn bộ những hệ thống giấy tờ, tài liệu có liên quan đến công tác phỏng vấn. Ví dụ như CV xin việc, sơ yếu lý lịch, thư xin việc,...

Hình thức phỏng vấn qua điện thoại
Hình thức phỏng vấn qua điện thoại

- Thứ hai, khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, ứng viên cần xác nhận lại chức danh, tên gọi và đại từ xưng hô chính thức mình sử dụng trong suốt khoảng thời gian cuộc phỏng vấn diễn ra.

- Thứ ba, ứng viên nên trả lời các câu hỏi được chuyên viên tuyển dụng hỏi chú trọng vào trọng tâm, ngắn gọn, không dài dòng. Chuyên viên tuyển dụng của công ty được quyền ngắt lời của bạn nếu như họ thực sự muốn hỏi một câu hỏi khác, hoặc mở rộng câu hỏi hiện tại.

- Thứ tư, ứng viên có thể đặt những câu hỏi ngược, nhưng lưu ý, chỉ nên hỏi những vấn đề xoay quanh đến quy trình tuyển dụng, công ty hoặc vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên nhân sự

1.2. Hình thức phỏng vấn theo nhóm

Trong các hình thức phỏng vấn, phỏng vấn theo nhóm cũng là một kiểu phỏng vấn khá thông dụng và được nhiều công ty lớn áp dụng. Trong hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ mời cùng lúc từ 2 - 3 ứng viên vào phòng phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, các ứng viên đều được nghe chung một câu hỏi, lần lượt trả lời theo thứ tự. Các câu hỏi trong kiểu phỏng vấn này thông thường không phải là dạng trả lời sai hoặc đúng, mà thường là dạng để đánh giá, kiểm tra tính linh hoạt, nhạy bén của ứng viên.

Hình thức phỏng vấn theo nhóm
Hình thức phỏng vấn theo nhóm

Do đó, ứng viên cần thật sự bình tĩnh, trả lời nhanh gọn, thế nhưng không vì muốn nhanh và cướp quyền trả lời của người khác. Nếu ứng viên cạnh tranh cùng lúc với bạn đang trả lời thì bạn cũng nên chờ đợi họ trả lời xong xuôi, tuyệt đối đừng ngắt lời họ.

Nếu bạn là người trả lời sau, nhưng lúc nào đáp án của bạn cũng là sự đồng thuận với phương án của những ứng viên trả lời trước, thì hãy chuẩn bị tinh thần vì bạn có thể là ứng viên sẽ bị loại đầu tiên. Lúc này, người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn là người thích ăn theo, không có chính kiến và tư duy sáng tạo. Do đó, ứng viên trả lời sau nếu cùng nhận định với người trả lời trước, thì cũng nên làm cách nào đó để câu trả lời của bạn thông minh hơn, mở rộng hơn, nâng cấp theo cách tối ưu hơn.

1.3. Hình thức phỏng vấn trực tiếp

Phương thức phỏng vấn trực tiếp có thể được triển khai một lần, hoặc cũng có thể diễn ra nhiều lần. Điều đó tùy thuộc vào quy định và quy mô tổ chức của các nhà tuyển dụng. Cụ thể:

 Hình thức phỏng vấn trực tiếp
 Hình thức phỏng vấn trực tiếp

- Lần đầu: Trong vòng đầu tiên của phỏng vấn trực tiếp, chuyên viên tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi nhằm mục đích đánh giá chuyên môn, năng lực và phẩm chất cá nhân của ứng viên, đối chiếu với yêu cầu của công việc cũng như công ty. Do đó, ứng viên lúc này nên tìm hiểu và khai thác thật kỹ càng tin tuyển dụng của họ, đặc biệt là mô tả công việc. Trong quá trình trả lời, bạn cũng không nên có những đáp án lệch hẳn so với những giá trị có trong bản CV mà bạn đã gửi trước đó.

- Lần thứ hai: Ở giai đoạn này, người phỏng vấn bạn có thể là người đứng đầu bộ phận bao hàm vị trí mà bạn đang ứng tuyển, hoặc cũng có thể là trưởng phòng tuyển dụng, trưởng phòng nhân sự của công ty. Qua cuộc phỏng vấn giai đoạn 2, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra chuyên môn và xác nhận năng lực của ứng viên.

Cơ hội của bạn có thể được quyết định bởi chính những người trực tiếp tham gia phỏng vấn. Do đó, đáp án mà bạn đưa ra cần đảm bảo hướng đến việc giải quyết vấn đề cho toàn bộ, chứ không chỉ một cá nhân trong buổi phỏng vấn đó, tất nhiên người được chú trọng nhất vẫn nên là người đang đặt câu hỏi cho bạn. Thường thì sẽ có một cá nhân làm vai trò điều khiển chính yếu trong cuộc phỏng vấn này. Đó có thể là người nắm giữ chức vụ cao nhất trong tất cả, hoặc cũng có thể là người ra quyết định sau cùng. Vì vậy, hãy đặc biệt quan tâm đến họ nhé.

Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp

- Lần cuối: Nếu đã vượt qua hai vòng phỏng vấn đầu tiên, thông thường bạn đang khá thuận lợi ở vòng sau cùng. Vì rất có thể, bạn là một trong những ứng viên thuộc nhóm tiềm năng, có cơ hội cao được chấp thuận vào làm việc.

Do vậy, ở cuộc phỏng vấn trực tiếp lần cuối, thường với mục đích thảo luận sâu hơn về công việc, chế độ, chính sách đãi ngộ cũng như mức lương của bạn. Liên quan đến mức lương, đây được xem là giai đoạn phỏng vấn căng thẳng nhất. Trong lúc thương lượng và thảo luận về mức lương, bạn cần bình tĩnh, linh hoạt và khéo léo nhất có thể. Bạn cũng nên đặt những câu hỏi để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung công việc cũng như chế độ, quy định của công ty.

Xem thêm: Thực trạng tuyển dụng ở việt nam

2. Tìm hiểu một số hình thức phỏng vấn khác

Ngoài các hình thức phỏng vấn thông dụng được kể trên, ứng viên có thể tìm hiểu thêm một số hình thức phỏng vấn khác như sau:

2.1. Phỏng vấn theo kiểu hội đồng

Phỏng vấn theo kiểu hội đồng
Phỏng vấn theo kiểu hội đồng

Kiểu phỏng vấn hội đồng rất được các doanh nghiệp ưa chuộng, bởi hình thức này cho phép nhiều người đánh giá ứng viên, nên đảm bảo được tính khách quan nhất có thể. Hội đồng phỏng vấn thường được chuẩn bị từ 4 - 5 người, quá trình đó có thể diễn ra không chỉ một ngày, mà có thể là vài ngày.

Kiểu phỏng vấn hội đồng nhằm mục đích nhìn nhận năng lực, phẩm chất của ứng viên một cách tổng quan và toàn diện nhất. Đặc biệt, phỏng vấn theo kiểu hội đồng cũng là một cơ hội để bên ứng tuyển và tuyển dụng có thể dễ dàng trao đổi, thảo luận, tìm hiểu về nhau.

Việc làm nhân viên tuyển dụng

2.2. Phỏng vấn theo kiểu hành vi

Phỏng vấn kiểu hành vi thường được các công ty áp dụng đối với những vị trí công việc không đòi hỏi về kinh nghiệm trong bản tin tuyển dụng. Thông qua hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể dự đoán mức độ phù hợp của ứng viên đó với vị trí đang tuyển dụng.

Phỏng vấn theo kiểu hành vi
Phỏng vấn theo kiểu hành vi

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp một số tình huống giả định cho ứng viên. Thông qua cách mà ứng viên tiếp nhận tình huống, phản ứng với tình huống đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được định hướng về mặt tư duy của mỗi người. Phỏng vấn hành vi cũng có thể được kết hợp với một cuộc kiểm tra về tâm lý, tính cách để có hình dung tổng quát hơn về ứng viên.

2.3. Phỏng vấn theo kiểu năng lực

Trong một buổi phỏng vấn trực tiếp, kiểu phỏng vấn năng lực có thể được áp dụng nhằm nhận định xem ứng viên có đủ thực lực và kinh nghiệm để làm tốt ở vai trò công việc đó hay không.

Người tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi tình huống khi bắt đầu cuộc phỏng vấn với ứng viên. Đó có thể là những tình huống khi ứng viên đã từng thực hiện các nhiệm vụ tương đồng với vai trò đang ứng tuyển. Nếu đó là một thách thức, ứng viên đã làm cách nào để vượt qua? Trong quá khứ, kinh nghiệm nào khiến họ cảm thấy tự tin nhất?

Xem thêm: Tìm việc làm nhân sự tiếng anh

2.4. Phỏng vấn theo kiểu kỹ thuật

Phỏng vấn theo kiểu kỹ thuật
Phỏng vấn theo kiểu kỹ thuật

Với những vị trí ứng tuyển yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, thực hành. Thì các công ty thường áp dụng hình thức phỏng vấn này, họ sẽ cho ứng viên mô phỏng, thậm chí là thực hiện trực tiếp công việc đó.

Phỏng vấn theo hình thức này có thể đơn giản chỉ là một bài test về chuyên môn, code một đoạn mã, làm thử một bài báo cáo,... Nếu ứng viên được kiểm tra cùng lúc với nhiều ứng viên khác, thường thì bài kiểm tra sẽ được áp dụng cùng một đề bài hoặc nếu khác đề bài thì cũng sẽ đề cập đến các dạng câu hỏi mang tính tương đồng. Hình thức phỏng vấn này có thể đối chiếu, so sánh năng lực giữa ứng viên này với ứng viên khác.

Việc nắm bắt và hiểu đặc trưng của các hình thức phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường xuyên dùng sẽ giúp ứng viên đỡ căng thẳng, hồi hộp. Có kế hoạch chuẩn bị kỹ càng và tự tin hơn trong quá trình trả lời.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2944 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT