“Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” [Trả lời phỏng vấn]

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 20-05-2024

Bất kể bạn ứng tuyển ở vị trí nào, công ty nào và hình thức phỏng vấn khác biệt ra sao. Thì “tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” luôn luôn là một trong những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên của mình. Câu hỏi khá khó này và đặc biệt khó hơn với những người lần đầu phỏng vấn xin việc. Làm thế nào để vượt qua “cửa ải” này một cách ấn tượng nhất? Cùng lý giải thông qua một số chia sẻ của các chuyên gia viecday365.com nhé!

1. “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” - Xác định mục đích câu hỏi

Xác định mục đích câu hỏi

Một trong những nguyên tắc mà các chuyên gia khuyên ứng viên cần nằm lòng để vượt qua các buổi phỏng vấn chính là hiểu rõ mục đích câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho mình. Chỉ khi rõ ràng bản chất của câu hỏi đó, bạn mới thiết kế được câu trả lời giải quyết trọng tâm của vấn đề, đánh thẳng vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đó chính là lý do bạn nên tìm hiểu và xác định mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”.

Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên nói rõ cho họ nguyên nhân, lý do hay động lực thực sự về việc bạn chọn công việc mà họ đang tuyển dụng. Thoạt nghe, rất nhiều người trong chúng ta cho rằng, thật dễ dàng để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên trên thực tế, câu hỏi này có thể được nhà tuyển dụng linh hoạt sử dụng các câu hỏi tương tự khác để thay thế như “Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi” hay “ Tại sao bạn chọn công việc này”,... để đánh giá mức độ quan tâm, đầu tư thời gian của bạn vào việc hiểu họ và công việc mà họ đang tuyển dụng.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Trong các cuộc phỏng vấn ứng viên, mong muốn của nhà tuyển dụng là tìm kiếm và xác định được người nào thực sự để tâm và thực sự muốn sở hữu công việc đó. Vì những ứng viên như thế sẽ có khả năng và tinh thần xây dựng công ty hơn. Tất nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với những ứng viên chỉ xác định là “có việc”, bất kể công việc đó là gì hay công việc đó có ý nghĩa như thế nào với bản thân.

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Là một trong những câu hỏi phỏng vấn “kiểu gì cũng có”, làm thế nào để bạn có thể vượt qua câu hỏi này nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng? Sau khi xác định được mục đích của câu hỏi, hãy vận dụng những mẹo sau đây để có được câu trả lời hiệu quả nhất nhé!

2.1. Lưu ý 1: Hiểu rõ giá trị bản thân

Hiểu rõ giá trị bản thân

Tại sao cần hiểu rõ giá trị của bản thân? Trước khi mong muốn tìm được công việc lý tưởng, hay một công ty lý tưởng để làm việc, bạn cần hiểu bản thân đang sở hữu những giá trị gì. Và những giá trị đó có thể vận dụng như thế nào nhằm biến chúng phù hợp với hai chủ thể trên. Trước hết, hãy làm những cuộc nghiên cứu nhỏ, về yêu cầu cụ thể của công việc, cũng như đánh giá cấp độ mong muốn của nhà tuyển dụng cho nhân viên trong tương lai. Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin này, hãy làm các phép so sánh, đối chiếu và xác định xem những giá trị bạn đang sở hữu có phù hợp với hệ thống những yêu cầu đó hay không? Đối với mỗi yêu cầu, hãy cố gắng liệt kê ra một số kỹ năng và thành tích của bạn.

Hiểu bản thân là cách bạn nhìn nhận rõ điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, từ đó nói rõ cho nhà tuyển dụng biết. Bên cạnh điểm mạnh điểm yếu, hãy cố gắng thể hiện những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, hay chính vị trí ứng tuyển rất phù hợp với kế hoạch sự nghiệp mà bạn đã hoạch định trong đời.

Giải mã câu hỏi: Phát triển bản thân là gì?

2.2. Lưu ý 2: Nghiên cứu về nhà tuyển dụng

Nghiên cứu về nhà tuyển dụng

Nghiên cứu và nhà tuyển dụng là lời khuyên hữu ích nhất trong quá trình phỏng vấn. Cố gắng làm các cuộc khảo sát và tìm hiểu tất cả mọi thứ liên quan đến công ty, doanh nghiệp mà bạn mong muốn ứng tuyển. Một khi ứng viên hiểu rõ về công ty, về mục tiêu, tầm nhìn, hoạt động, văn hóa của công ty và kể cả hệ thống dịch vụ/sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Lúc đó, trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Hãy thể hiện những gì trong bản thân bạn phù hợp thực sự và có nét tương đồng với những gì mà bạn đã tìm hiểu về công ty đó, chẳng hạn như phù hợp với mục tiêu của công ty, văn hóa của công ty,... Thông tin về doanh nghiệp có thể được công khai trên nhiều kênh, đặc biệt là website chính thức của họ, báo chí, truyền thông,... Trong quá trình trả lời phỏng vấn câu hỏi này, hãy thể hiện sự chân thành, nhiệt huyết và mức độ rất mong muốn của bạn nếu được trở thành một thành viên trong tập thể công ty đó.

Một vài lời khen ngợi vừa đủ, nhưng chân thành luôn là cách tốt nhất để bạn tiến xa hơn sau vòng phỏng vấn. Ngoài ra, thể hiện theo cách này cũng chứng minh bạn không đơn thuần đến với nhà tuyển dụng vì họ là sự lựa chọn cuối cùng, vì quyền lợi, vì mức lương, hay vì bất kỳ một chế độ nào khác.

Có thể bạn chưa biết: Phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì và bí kíp để vượt qua dễ dàng

2.3. Lưu ý 3: Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Ứng viên nếu muốn trả lời được câu hỏi đó, cần biết được bản thân đang sở hữu những giá trị gì, điều kiện gì để thỏa mãn những tiêu chí của vị trí công việc. Rất nhiều ứng viên sai lầm trong việc quá xem nhẹ và lơ là việc tìm hiểu thông tin công việc. Chỉ khi hiểu rõ công việc cần những con người như thế nào, bạn mới biết cách làm nổi bật những giá trị phù hợp mà bạn đang sở hữu.

Tìm hiểu vị trí ứng tuyển không có gì quá khó khăn. Ngay trong tin đăng tuyển, và tại phần mô tả công việc, bạn đã có thể thấy ngay yêu cầu và các tiêu chí mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm yêu cầu công việc trong lĩnh vực đó nói chung, tại website của công ty,... đọc nhiều tài liệu hơn để cho thấy bạn là ứng viên thực sự có đầu tư vào công tác ứng tuyển nhé.

2.4. Lưu ý 4: “Hiểu” người phỏng vấn

“Hiểu” người phỏng vấn

Biết rõ cá nhân phỏng vấn trực tiếp bạn mang lại có bạn cơ hội có được cái nhìn ấn tượng từ họ. Những thông tin cần biết có thể chỉ xoay quanh và dừng lại ở chức danh công việc, hay tên gọi của người phỏng vấn. Bạn có thể đọc kỹ hơn tin tuyển dụng, ở cuối các tin tuyển dụng, thông thường sẽ bao gồm thông tin liên hệ đến công ty, trong đó có chức danh và tên của người phụ trách công tác tuyển dụng.

Nếu may mắn, bạn có thể biết họ là cựu học sinh của trường mình, có sở thích hay bất cứ một điều gì đó tương tự với bạn. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng đó đôi khi chính là cơ hội lớn để bạn có thể thiết lập mối quan hệ đầu tiên với họ đấy nhé!

3. Nguyên tắc trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

 “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” là một câu hỏi thoạt nghe có vẻ đơn giản, dễ trả lời nhưng trên thực tế chúng có thể làm khó ứng viên vì thực sự nhà tuyển dụng có nhìn nhận khác biệt ngay sau khi nghe được câu trả lời và phản ứng từ bạn. Một câu trả lời tốt không phải là một câu trả lời ngắn, hời hợt và dứt khoát nhưng không đúng trọng tâm. Áp dụng hai nguyên tắc sau trong quá trình đối mặt với nhà tuyển dụng với câu hỏi này, bạn có thể sẽ gây được ấn tượng tốt.

3.1. Luôn chú trọng vào nhà tuyển dụng

Luôn chú trọng vào nhà tuyển dụng

Lý do bạn ứng tuyển vào một công việc có thể xuất phát từ những lợi ích mà công ty mang lại, thương hiệu lớn của họ hay mức thu nhập mà bạn có thể nhận được. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” đừng bao giờ đề cập đến những lý do thực dụng như vậy. Hãy nhớ rằng, các doanh nghiệp không vận hành để phục vụ cho mục đích và quyền lợi của người lao động. Họ nỗ lực và ở đó để mang lại doanh thu, lợi nhuận, thống trị thị trường và còn nhiều tầm nhìn vĩ mô hơn cả. Tất nhiên, cốt lõi trong mong muốn của họ chỉ duy nhất một điều, đó là bạn có thể làm được cho họ những gì nếu họ tuyển dụng bạn?

Do đó, câu trả lời của bạn nên tập trung vào chìa khóa rằng bạn có thể mang lại những giá trị gì cho họ. Chứng minh tại sao họ phải tuyển dụng bạn mà không phải là người khác? Và cách thức để bạn hỗ trợ công ty đạt được mục tiêu là gì? Sau khi đã nói được những điều này, ứng viên nên khéo léo nói lên những mong muốn cá nhân và cho nhà tuyển dụng biết được bạn thực sự thu hút với công việc đó ở khía cạnh nào? Điều gì?

Chẳng hạn như khi bạn ứng tuyển vào một công ty truyền thông vô cùng lớn, ở vị trí biên tập viên website. Hãy trả lời câu hỏi này bằng việc bắt đầu thể hiện những kỹ năng mà bạn đang có phù hợp với vị trí biên tập viên website, chẳng hạn như kỹ năng viết lách, sáng tạo, tiếp thị nội dung,... Sau đó, nói về lý tưởng và hoài bão của bạn là được làm việc trong một môi trường hiện đại, chuyên nghiệp, quy mô cũng như những cơ hội mà công ty và vị trí biên tập viên website mang lại cho bạn.

Mẫu CV xin việc

3.2. Thể hiện sự chân thành

Thể hiện sự chân thành

Câu trả lời tuy ngắn gọn, nhưng súc tích và rõ ràng là những gì có thể gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Giúp họ hiểu rõ được vấn đề, tâm tư và nguyện vọng của bạn. Một câu đáp hay luôn thể hiện sự chân thành và nhiệt huyết bên trong. Đó là về tất cả những gì mà bạn có thể mang đến và cống hiến có doanh nghiệp. Những ứng viên ngập ngừng hoặc chẳng chuẩn bị cho mình một lý do chính đáng, phần lớn đều sẽ không nhận được sự đánh giá cao. Phỏng vấn ngày nay không chào đón những ứng viên quá khôn lỏi, hoạt ngôn một cách có chủ đích, mà đề cao những ứng viên có sự nhiệt tâm và chân thành.

Hy vọng bằng cách áp dụng những lời khuyên hữu ích trên đây, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được câu hỏi: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”