Quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn các bước bạn cần ghi nhớ
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 29-05-2024
Là nơi thường xuyên diễn ra các công đoạn sản xuất và lao động nên khu vực nhà xưởng chứa nhiều chất bẩn phức tạp và đa dạng. Do đó, vệ sinh sạch sẽ khu vực này không hề đơn giản, bạn cần lên kế hoạch khoa học và rõ ràng. Theo đó, quy trình vệ sinh nhà xưởng bao gồm các công đoạn từ A - Z sẽ giúp công tác làm sạch nhà xưởng chuyên nghiệp, đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
1. Đôi nét về quy trình vệ sinh nhà xưởng
Quy trình vệ sinh nhà xưởng là sự chấp hành các quy định, nguyên tắc trong hoạt động làm sạch khu vực nhà xưởng. Trong đó, đề cập đến cả các nguyên tắc về chất lượng và an toàn trong hoạt động vệ sinh nhà xưởng.
Hoạt động này cần được trang bị các thiết bị, máy móc, hóa chất phục vụ trong quá trình tẩy rửa, trang phục bảo hộ,... một cách đầy đủ nhất. Cá nhân thực hiện nhiệm vụ vệ sinh nhà xưởng cần chấp hành trong việc trang bị đồ bảo hộ cá nhân, triển khai việc làm theo chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh, cần có giải pháp xử lý hóa chất kịp thời, không gây tác động xấu đến cá nhân người làm vệ sinh và nhân sự trong nhà xưởng.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng là sự chấp hành nghiêm túc, triển khai công tác làm sạch, thu dọn theo đúng trình tự. Mỗi một công đoạn trong quy trình phải được thực hiện đầy đủ, chi tiết, không được bỏ qua hoặc lơ là một công đoạn, cũng như làm sai, đảo lộn các công đoạn. Có như thế thì kết quả vệ sinh sau cùng với có hiệu quả.
2. Tuân thủ những nguyên tắc trong quy trình vệ sinh nhà xưởng
Trong quy trình vệ sinh nhà xưởng, một số nguyên tắc đã được thiết kế để đảm bảo quy trình này triển khai một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, tuân thủ các nguyên tắc sau còn giúp hạn chế những sai sót và tiết kiệm thời gian.
- Thứ nhất, thực hiện các nguyên tắc làm sạch kho xưởng như sau: Vệ sinh theo trình tự từ cao xuống thấp; Vệ sinh theo trình từ từ khu vực xa nhất đến gần nhất; Vệ sinh theo nguyên tắc khu vực bẩn ít trước, bẩn nhiều sau; Vệ sinh triệt để từng khu vực;
- Thứ hai, thực hiện các nguyên tắc bố trị máy móc, dụng cụ vệ sinh: Dụng cụ thiết yếu (găng tay, biển báo, khăn lau, dụng cụ gắp rác,...); Hóa chất (dung dịch lau kính, lau sàn nhà, lau nhà vệ sinh,...); Xe đồ phải được sắp xếp đúng vị trí, gọn gàng, các dụng cụ đảm bảo sạch và đủ.
- Thứ ba, thực hiện các nguyên tắc sử dụng hóa chất: Các dung dịch phải được pha trộn đúng thương hiệu, đúng chai, đúng tỷ lệ cho phép; Không sử dụng khi chưa biết hướng dẫn sử dụng hóa chất; Dụng cụ đựng hóa chất phải được phân biệt bằng cách ghi tên, dán nhãn,...; Người làm vệ sinh phải được trang bị trang phục bảo hộ.
Xem thêm: Nhân viên tạp vụ là gì? Công việc của họ như thế nào?
3. Quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn gồm những bước nào?
Để công việc sản xuất được diễn ra thuận lợi, cũng như sản phẩm được cam kết về mặt chất lượng, vệ sinh, thì việc làm sạch toàn bộ nhà xưởng rất quan trọng. Không gian được làm sạch còn tạo ra không khí thoải mái, giúp nhân công làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, thường các phân xưởng có quy mô rộng, các chất bẩn cũng phức tạp và đa dạng hơn. Do đó, công tác làm vệ sinh cũng khó khăn không kém. Lúc này, cá nhân có trách nhiệm thực hiện cần ứng dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp như sau:
3.1. Làm sạch khu vực trần nhà xưởng
Trần nhà xưởng là khu vực chứa đựng nhiều chất bẩn nhất mà bạn cần thực hiện làm sạch, vệ sinh đầu tiên. Nơi đây có các bóng đèn, dây cáp, đường đi điện, các thanh xà ngang dọc... và để vệ sinh sạch sẽ, thì cá nhân người làm sạch cần xây dựng được cách thức quét màng nhện hay sử dụng những dụng cụ khác chuyên dụng hơn.
3.2. Làm sạch khu vực xung quanh nhà xưởng
Ở công đoạn thứ hai này, cá nhân thực hiện sẽ làm sách những vết bẩn, bụi bám, mạng nhện,... xung quanh nhà xưởng. Phụ thuộc vào độ cao cụ thể của khu vực nhà xưởng mà người thực hiện cần sử dụng những công cụ chuyên dụng hỗ trợ để đảm bảo công tác vệ sinh được diễn ra an toàn, sạch sẽ.
Người thực hiện nên làm sách các bức tường xung quanh khu vực nhà xưởng, làm sách các mạng nhện bu bám, các bụi bẩn trên tường, sau đó lại thực hiện lau lại để đảm bảo kết quả cuối cùng tốt nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động là gì? Và những vấn đề xoay quanh nó
3.3. Vệ sinh dây chuyền sản xuất, máy móc và thiết bị
Trong nhà xưởng tất nhiên không chỉ bao gồm mỗi không gian, trong không gian đó chắc chắn bạn phải choáng ngợp với rất nhiều máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất khác nhau. Chính bởi thế, công đoạn làm sạch các dụng cụ này khá khó khăn.
Cá nhân thực hiện cần sử dụng hóa chất chuyên dụng, dung dịch tẩy rửa và sử dụng khăn lau để làm sạch từng vị trí trên các máy móc, thiết bị. Song song với đó, trong quá trình làm sạch, nếu phát hiện ra những dấu hiệu của sự hỏng hóc, thì cần kịp thời trình thực trạng lên những cá nhân có quyền hạn.
3.4. Làm sạch khu vực sàn nhà xưởng
Sàn nhà là khu vực được cho là mất vệ sinh nhất trong các phân xưởng, nhà máy. Sàn nhà xưởng chứa đựng rất nhiều bụi bẩn, không chỉ thế còn chứa đựng cả dầu mỡ, những dung dịch hóa chất đa dạng khác. Chính bởi thế, làm sạch sàn nhà xưởng cũng là một công đoạn khá thách thức.
Cá nhân thực hiện phải triển khai công tác vệ sinh thật cẩn thận, tỉ mỉ, triển khai đảm bảo đúng quy định kỹ thuật. Một số dụng cụ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình vệ sinh sàn nhà xưởng, chẳng hạn như máy hút bụi cỡ lớn, máy chà sàn,... Ngoài ra, khi sử dụng các dung dịch để tẩy rửa sàn nhà, cần đảm bảo đúng thương hiệu, đúng công dụng và chức năng.
3.5. Kiểm tra tổng thể các khu vực
Bước thứ năm là bước mà sau khi đã hoàn tất hết tất cả các vị trí khu vực trong nhà xưởng, cá nhân thực hiện cần kiểm tra lại toàn bộ một lượt hoặc nhiều lượt. Quá trình kiểm tra nhằm đánh giá tổng quan chất lượng vệ sinh từng khu vực. Trong trường hợp phát hiện ra khu vực, vị trí nào còn chưa đảm bảo sạch sẽ thì sẽ tiến hành làm lại, hoặc khắc phục ngay. Nếu tất cả đều đã đảm bảo thì xem như quy trình vệ sinh nhà xưởng đã kết thúc.
4. Nằm lòng các lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng đúng quy trình
Để công tác vệ sinh, làm sạch nhà xưởng được diễn ra một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đặc biệt là phải đảm bảo được các quy định về an toàn lao động thì cá nhân có trách nhiệm cần lưu ý một số điểm như sau:
- Thứ nhất, trước khi thực hiện công tác vệ sinh, nhân viên vệ sinh cần phải chấp hành mang đồ bảo hộ bao gồm ủng, găng tay, quần áo, mũ....
- Thứ hai, toàn bộ nhân viên thực hiện đảm bảo chấp hành đúng quy trình, đúng nhiệm vụ được phân công, không được làm sai hoặc bỏ sót công đoạn nào.
- Thứ ba, đối với những nơi có biển cảnh báo nguy hiểm, cần tránh tiếp xúc. Chẳng hạn như nơi chứa nguồn điện, nơi có chứa nhiều dung dịch độc hại,...
- Thứ tư, người thực hiện vệ sinh tuyệt đối không đổ nước hoặc những chất lỏng tương tự vào các thiết bị, máy móc hoạt động bằng điện.
- Thứ năm, không sử dụng các máy móc, dụng cụ vệ sinh khi chưa biết hướng dẫn sử dụng cũng như những cách thức có thể xử lý nếu máy móc, dụng cụ đó phát sinh sự cố.
Trên đây là những thông tin viecday365.com muốn cung cấp cho bạn về quy trình vệ sinh nhà xưởng chi tiết. Hy vọng bạn sẽ sớm triển khai thành công hoạt động này!