Ngành văn hóa học ra làm gì? Khám phá cơ hội việc làm văn hóa hot nhất!

Tác giả: Bùi Nguyệt 24-04-2024

Một danh nhân Pháp có định nghĩa về văn hóa thế này: “Văn hóa là những còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Trong đó, văn chính là vẻ đẹp, nói đối lập với những gì xấu xa thô bỉ, hóa là nhuốm theo. Văn hóa là từ để đặc tả những giá trị, sự tiến bộ, vẻ đẹp được truyền lại và phát huy đến mai sau. Văn hóa cũng chính là đối tượng nghiên cứu  chủ đạo của ngành văn hóa học. Trong bối cảnh, kinh tế hiện đại bùng nổ, mở ra những cơ hội mới cho tốp nghề về công nghệ, truyền thông thông, khoa học dữ liệu và kinh doanh...thì cũng không ít những tín đồ nặng lòng với “những giá trị còn lại khi người ta quên đi tất cả” ấy và mong muốn theo đuổi nghiên cứu ngành văn hóa học để tham gia vào khâu bồi dưỡng nền tảng văn hóa để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn trước tác động của môi trường sống “thực dụng”, biến chất xung quanh.Hãy cùng tìm hiểu sâu về ngành văn hóa học và trả lời cho câu hỏi ngành văn hóa học ra làm gì các bạn nhé.

Việc làm du lịch

1. Đôi nét về ngành văn hóa học

 Đôi nét về ngành văn hóa học

1.1. Bạn hiểu ngành văn học là gì? 

Được mệnh danh là ngành khoa học tổng hợp, được hình thành trên vùng giao thoa của nhiều miền tri thức xã hội, nhằm nghiên cứu văn hóa như một chức năng đặc biệt, ngành văn hóa học hút nhiều bạn trẻ là là tín đồ của các ngành khoa học xã hội đam mê, theo đuổi. Với sứ mệnh là gìn giữ những nét đẹp trong nếp sống, sống suy nghĩ, những giá trị truyền thống tốt đẹp và hoàn thiện nhân cách con người và mang lại cho chúng ta vốn hiểu biết rộng lớn về những chủ thể liên quan..ngành văn hóa học đã ra đời và được đào tạo chính thức tại nhiều trường đại học.

Ngành văn hóa là ngành khoa học  chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa - xã hội mà nội hàm của nó xuất phát từ nhân văn, khoa học tự nhiên và xã hội. Nói cách khác là ngành ứng dụng những tri thức văn hóa, khoa học để giải thích cho sự hình thành  của các chủ thể từ tự nhiên,xã hội. Ông cha ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”, chúng ta cũng hay nghe các chuyên gia văn hóa kể đến tục ở nhà sàn, nhuộm răng, đen, đeo trang sức...của người Việt cổ từ những buổi đầu của lịch sử. Thật ra để có được những tri thức ấy là cả một quá trình nghiên cứu,tìm hiểu lâu sau dài và kiếm chứng bằng hệ thống dẫn chứng mẫu vật và những phương pháp tư duy khác nhau. Đó là chính hoạt động của ngành văn hóa học. 

1.2. Phải học gì trong ngành văn hóa học?

Phải học gì trong ngành văn hóa học?

Để có đầy đủ những tri thức văn hóa và kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng được những giá trị của văn hóa một cách thuần thục, các trường đại học chuyên đào tạo những ngành khoa học đã chuẩn bị cho sinh viên theo học những nền tảng tri thức về khoa học xã hội và nhân văn bao gồm hệ thống văn hóa, văn hóa lý luận cũng như văn hóa ứng dụng. Đó là cơ hội tốt để tất cả những tín đồ của văn hóa có thể đi sâu và khai phá về những đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em, nắm được đặc trưng sinh hoạt, nét đẹp về ăn, ở, mặc tại những vùng miền trên khắp địa cầu...và tìm được câu trả lời cho hàng loạt các kiện lịch sử mà nguyên nhân xuất phát chính là do sự dị biệt về văn hóa hay sự xâm nhập của nền văn hóa ngoại lai..

. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về cội nguồn của tinh thần xả thân đánh giặc cứu nước hay những câu biền ngẫu hừng hực khí thế trong Hào khí  Đông A thời Trần. Nhiều hơn thế. Tất cả, bạn có thể lý giải chúng dưới góc độ của văn hóa dân tộc. 

Việc làm du lịch tại Hà Nội

Sức hấp dẫn của ngành văn hóa học

Nhưng không dừng lại ở những lý thuyết hay nghiên cứu, sinh viên sẽ được đào tạo về văn hóa ứng xử đại diện bởi các khóa học đào tạo các kỹ năng cứng và mềm trong công việc và cuộc sống tiêu biểu như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự bồi dưỡng và độc lập trong nghiên cứu và làm việc... đồng thời chỉ cách vận dụng những tri thức vào xử lý các tình huống gặp phải cũng như thể hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển của xã hội. 

Tất cả những tri thức này không những giúp sinh viên đam mê với ngành có thể mở mang được đầu óc, mà còn giúp mỗi người tiếp cận tự phát triển và hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Vậy chương trình  đào tạo ngành văn hóa học có gì đặc biệt? 

2. Chương trình đào tạo của ngành văn hóa học hiện nay

 Chương trình đào tạo của ngành văn hóa học hiện nay

Hiện nay, để theo đuổi ngành văn hóa học, các sinh viên sẽ phải bắt buộc trải qua 2 học phần quan trọng gồm những kiến thức giáo dục đại cương  và khối kiến thức chuyên nghiệp.

2.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

Trong khối kiến thức đại cương, như hầu hết các sinh các chuyên ngành khác, sinh viên của ngành văn hóa học có cơ hội trau dồi và bồi dưỡng những kiến thức lý luận nền tảng bao gồm lý luận Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và những kiến thức khoa học tự nhiên, những kiến thức xã hội - nhân văn bắt buộc như Lịch sử văn minh thế giới, cơ sở văn hóa Việt Nam, logic học,  xã hội học...Bên cạnh tại các trường đại học,viện nghiên cứu văn hóa, sinh viên có thẻ tự lựa chọn 2 học phần bao gồm khoảng 4,5 tín chỉ để tự rèn luyện khả năng, kiến thức về khoa học, xã hội của mình bao gồm : Hán văn cơ bản, tâm lý học đại cương, kinh tế đại cương. 

Ngành Quản Lý Văn Hóa ra làm gì?

2.2. Khối kiến thức chuyên nghiệp

Khối kiến thức chuyên nghiệp cho những tín đồ văn hóa cũng được chia làm hai lựa chọn. Đầu tiên là chương trình đào tạo bồi dưỡng thêm những kiến thức cơ sở trước khi lựa chọn hoặc phân chuyên ngành với một số đại diện tiêu biểu như: Văn hóa đại cương, dẫn nhập văn hóa, so sánh, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa, các vùng văn hóa, Văn hóa các quốc gia: Ấn Độ, Trung Hoa...và các loại hình văn hóa ứng dụng ở nhiều chủ đề khác nhau như văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa truyền thông và tiếng Anh cho các ngành văn hóa...Nhưng chưa hết, đi sâu hơn và những kiến thức ngành, sinh viên có cơ hội trải nghiệm, thấm đẫm văn hóa nông thôn Việt Nam, văn hóa dân gian, văn hóa trang phục, trang hóa kiến trúc và văn hóa nghệ thuật, toàn cầu để hội nhập văn hóa…Bắt đầu từ những năm cuối năm 2 đến đầu năm học Đại học thứ 3, sinh viên sẽ được đăng ký các môn học tùy theo từng định hướng nghề nghiệp chuyên ngành của mình.

ngành văn hóa học phải học những gì

Những ai có mong muốn theo đuổi quản lý văn hóa và truyền thông, có thể đăng ký thêm văn hóa và quản lý di sản, văn hóa công sở, nghiệp vụ ngoại giao…nghiệp vụ truyền thông, công chúng truyền thông Marketing, kỹ thuật nhiếp ảnh, quảng cáo, nghiệp vụ dẫn chương trình...Khi kết thúc chương trình học, những sinh viên đủ điều kiện điểm trung bình chung đạt từ 7.0/10 sẽ được lựa chọn hình thức làm khóa luận tốt nghiệp. Với những ai đam mê nghệ thuật, du lịch, các kiến thức văn hóa liên quan trực tiếp tác chuyên ngành gồm lý thuyết tiếp nhận nghệ thuật, ngôn nghệ thuật, cảm thụ và phê bình điện ảnh, văn hóa kỹ thuật, văn hóa du lịch, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... Tự chọn theo định hướng chuyên ngành dĩ nhiên sẽ không bắt buộc và tùy vào khả năng, sở thích và nghề nghiệp mong muốn theo đuổi của từng người. 

Việc làm tổ chức sự kiện

3. Theo đuổi ngành văn hóa học ra làm gì?

Là ngành khoa học đặc trưng của khối xã hội và nhân văn, không phải ngành chạy đua theo hot trend và hướng vào những giá trị về mặt tinh thần, bồi dưỡng nhân cách, cách cư xử...ngành văn hóa không được đào tạo tràn lan như khối ngành kỹ thuật mà ở khá ít cơ sở đặc thù đại diện cho khối khoa học xã hội - nhân văn. Ngược lại với suy nghĩ với những cơ hội nghề nghiệp hạn chế của những ngành thiên về xã hội, các sinh viên cầm trong tay tấm bằng văn hóa học có thể đảm nhiệm vị trí công việc khác nhau như sau :

+ Nghiên cứu viên về văn hóa: Đây là “gương mặt thương hiệu” của ngành bởi lẽ, văn hóa học có tính học thuật cao và ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhiều chủ đề, phạm trù thú vị liên quan đến chính trị, kinh tế...đòi hỏi các chuyên gia nghiên cứu nghiêm túc để tạo ra những công trình có tính ứng dụng cao cho cuộc sống và làm tài liệu giảng dạy. Địa chỉ làm việc của các nghiên cứu viên chủ yếu tập trung tại các viện, sở nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn…

Theo đuổi ngành văn hóa học ra làm gì?

+ Giảng dạy: Trở các giảng viên chuyên ngành văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng là mơ ước của nhiều tín đồ văn hóa mong muốn săn tìm một cơ hội việc làm ổn định, yêu thích giảng dạy, yêu thích việc truyền truyền cảm hứng và có thêm nhiều thời gian để thời gian để nghiên cứu.

+ Biên tập viên: Nếu bạn đam mê văn hóa và ó khả năng viết lách, sinh viên tốt nghiệp văn hóa học có thể đầu quan cho các tòa soạn, các công ty truyền thông với vị trí Biên tập viên với các nội dung liên quan đến chuyên mục văn hóa. Với ứng viên sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt, biên dịch các tài liệu, chuyên đề văn hóa...cũng là một vị trí thu hút nhiều bạn trẻ với mức thu nhập cao.

Việc làm Marketing - PR

+ Quản lý: Nếu thực sự yêu thích công việc quản lý, với tầm bằng giỏi ngành văn hóa hóa và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cựu...bạn cũng có thể trực tiếp thi ngạch công chức cho các vị trí quản lý tại tỉnh thành phố để thực hiện ước mơ trở thành cán bộ quản lý của mình nhé. 

4. Những trường đào tạo văn hóa học và thông tin tuyển sinh mới nhất

Những trường đào tạo văn hóa học và thông tin tuyển sinh mới nhất

Để giúp các bạn yêu thích văn hóa nắm chắc cơ hội những việc làm của ngành trong tay, viecday365.com tổng hợp các trường đào tạo văn hóa nổi bật trên toàn quốc thời điểm hiện tại cũng như một số thông tin tuyển sinh mới nhất của ngành này. Các bạn tham khảo ngay dưới đây nhé:

Tại khu vực miền Bắc: Hai đại diện xuất sắc của ngành văn hóa học là Trường đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, ngoài ra còn Đại học Nội vụ. Tại khu vực miền Trung và miền Nam, bạn có thể theo học Đại học Văn hóa tp. Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Thủ Dầu Một...Mức điểm chuẩn đậu vào các trường văn hóa năm 2019, dao động trong khoảng từ 18 - 23 điểm và áp dụng xét tuyển trên 6 tổ hợp môn theo kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Các thí sinh yêu thích ngành văn hóa học có thể được chọn và chọn lọc những tổ hợp phù hợp với mình nhất bao gồm: C00 (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, C20 (Ngữ văn,Địa lý, giáo dục công dân), D01( Toán, Văn, Anh), D14 (Ngữ Văn, Lịch sử, tiếng Anh), D15 (Ngữ văn địa lý, tiếng Anh) và D78 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, tiếng Anh). 

Dĩ nhiên, để có thể theo học Ngành văn hóa, bên cạnh niềm đam mê, lòng tự hào về giá trị truyền thống của Việt Nam, sự năng động, sáng tạo, thích tìm tòi, cần thêm ở bạn sự đầu tư về thời gian, sự tỉ mỉ, khả năng phân tích và tổng hợp thông tin…

Hi vọng rằng những thông tin trên đây xoay quanh ngành văn hóa học sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình định hướng ngành học cũng như cơ hội nghề nghiệp đúng đắn cho mình!