Ngành Sư phạm Tiếng Anh học xong ra làm gì? – Quá tải nguồn nhân lực!

Tác giả: Cát Tường 24-04-2024

Ngạn ngữ Nga có một câu nói rất tượng hình và gây ấn tượng “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”. Không thể không công nhận rằng giáo dục tạo nên con người. Bạn hãy thử nhìn xem, dù là một nhân viên văn phòng nhỏ bé, một giám đốc ngân hàng sang trọng, một bác sĩ đa khoa đầy tri thức hay một kỹ sư công nghệ giỏi giang, cho tới những vị lãnh đạo lớn như Chủ tịch nước, thủ tướng, các ủy viên trong Quốc hội, dù là ai đi nữa thì những người sinh ra và lớn lên đều phải đi học, đều từng là một cô bé cậu bé cắp sách tới trường, đều phải bắt đầu bằng bảng chữ cái “a bờ cờ”, học cách bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất. Dù chúng ta có là ai, có lớn đến thế nào chúng ta cũng đều có điểm chung là chúng ta được gặp những người thầy giáo, cô giáo trong cuộc đời – những người bảo ban dìu dắt chúng ta trên con đường học vấn, đưa chúng ta những lời khuyên chân thành nhất, và đôi khi là cả những lời mắng, mắng trong yêu thương và kiên quyết khi chúng ta sai lầm để chúng ta tỉnh ngộ và khôn lớn, trở thành công dân có ích cho xã hội. Không có những người thầy thì cũng không có chúng ta như bây giờ, thật biết ơn những thầy cô đã hết lòng hy sinh thầm lặng đưa những bến đò cuộc đời cấp bến tri thức và thành công. Người thầy trong mắt xã hội luôn luôn được tôn kính, trọng vọng bởi nghề giáo là ngành nghề tri thức. Ông cha ta ngày xưa cũng có tục ngữ, thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” để nâng cao giá trị của người làm thầy. Bạn đã khi nào mơ ước được sống giống như các thầy cô giáo của mình, trở thành những thầy cô giáo trong tương lai hay chưa? Có ai thuở nhỏ cắp sách đến trường nhìn thầy cô với ánh mắt ngưỡng mộ và nhen nhóm sau này thi vào trường Sư phạm hay chưa? Hiện nay có một ngành được rất nhiều bạn trẻ chọn đó là ngành Sư phạm Tiếng Anh bởi đặc thù của ngành rất linh hoạt, môi trường năng động và rộng mở. Bạn có muốn đăng ký học ngành Sư phạm Tiếng Anh không? Hãy cùng viecday365.com phân tích và tìm hiểu ngành nghề này nhé!

Việc lám giáo dục - đào tạo

1. Những thông tin chung về ngành Sư phạm Tiếng Anh

1.1. Ngành Sư phạm Tiếng Anh là gì?

Ngành Sư phạm Tiếng Anh là ngành khá quen thuộc đối với đa phần người dân Việt Nam. Hầu hết các bạn trẻ suy nghĩ học Sư phạm sẽ ra làm giáo viên ở 3 cấp phổ thông. Điều đó đúng nhưng thực sự đã đủ chưa? Hãy cùng tìm hiểu Ngành Sư phạm Tiếng Anh là gì bạn nhé!

Ngành Sư phạm Tiếng Anh là ngành thuộc linh vực giáo dục. Ngành này đào tạo kiến thức về ngoại ngữ Tiếng Anh (4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết) và huấn luyện, hướng dẫn sinh viên các phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ cho việc soạn giáo án, đứng lớp giảng dạy bộ môn tại các cấp như Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm (Đào tạo 3 năm) sẽ được phân công dạy ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở, với sinh viên trình độ Đại học ( Đào tạo 4 năm) sẽ phân công dạy ở trường Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông.

Ngành Sư phạm Tiếng Anh là gì?

Bên cạnh đó có những giáo viên muốn nâng cao năng lực và vị trí của mình có thể học lên cao học với chương trình đào tạo Thạc sĩ và trở thành giảng viên Đại học, làm việc ở các trường Đại học, trung cấp có các ngành về sư phạm hoặc khối ngành khác với công việc là giảng dạy ngoại ngữ cho các sinh viên. Chung quy lại thì sau khi học ngành Sư phạm Tiếng Anh, người học có thể làm việc tại các trường từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cho tới các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

1.2. Điểm chuẩn và khối thi

Mã ngành của chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh là 7140231. Ngành Sư phạm Tiếng Anh có điểm chuẩn khá đa dạng tùy theo bạn chọn thi khối nào và trường Đại học nào. Những năm gần đây điểm chuẩn dao động từ 17 đến 28 điểm lấy từ kết quả thi kỳ thi THPT Quốc Gia. Các bạn học sinh có thể chọn một trong các tổ hợp môn sau đây:

- Khôi D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

- Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

- Khối D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh

- Khối D14: Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Anh

- Khối D15: Ngữ Văn, Địa lý, Tiếng Anh

Điểm chuẩn và khối thi

Nhìn chung các bạn có thể thấy để thi vào ngành Sư phạm Tiếng Anh thì một trong ba môn là môn Tiếng Anh, vì thế bạn hãy cố gắng trau dồi vốn Tiếng Anh từ sớm bạn nhé! Môn Tiếng Anh rất quan trọng trong kỳ thi cũng như là điều kiện bắt buộc khi bạn tốt nghiệp Đại học dù bạn học chuyên ngành nào!

Việc làm

1.3. Các trường Đại học đào tạo ngành

Ngành Sư phạm Tiếng Anh có rất nhiều trường Đại học nhận đào tạo, bạn có thể chọn các trường ở 3 miền:

- Ở miền Bắc:

+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1

+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc)

+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên

+ Trường Khoa Ngoại Ngữ - Đại học Thái Nguyên

+ Trường Đại học Hải Phòng

Các trường Đại học đào tạo ngành

- Ở miền Trung:

+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

+ Trường Đại học Hồng Đức

+ Trường Đại học Vinh

+ Trường Đại học Hà Tĩnh

+ Trường Đại học Quy Nhơn

+ Trường Đại học Phạm Văn Đồng

+ Trường Đại học Phú Yên

Các trường Đại học đào tạo ngành

- Ở miền Nam:

+ Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

+ Trường Đại học Sài Gòn

+ Trường Đại học Cần Thơ

+ Trường Đại học Đồng Tháp

+ Trường Đại học Đồng Nai

+ Trường Đại học An Giang

2. Những thuận lợi và khó khăn của ngàn

Mỗi ngành nghề có những thuận lợi và khó khăn, vậy ngành này có những gì bạn hãy tìm hiểu nhé!

2.1. Những thuận lợi khi học ngành Sư phạm Tiếng Anh

Với tất cả sinh viên ngành Sư phạm, họ không đóng học phí. Hơn nữa, ngành Sư phạm Tiếng Anh được đánh giá chung có chương trình học phần khá nhẹ, không khó như những ngành khối về kinh tế, mà chỉ đi sâu về các môn liên quan tới Tiếng Anh và phương pháp giảng dạy. Và ngành học này có nhiều tài liệu tham khảo trên Internet, sẽ không khó để các bạn sinh viên ôn tập hay làm các bài tập trên lớp.

2.2. Những khó khăn trong ngành Sư phạm Tiếng Anh

Giáo viên là một nghề vất vả và nhiều lo lắng. Đó là lý do vì sao bạn có thể bắt gặp hình ảnh thầy cô giáo sau giờ dạy có thể trầm tư suy nghĩ hay đang lo nghĩ một chuyện gì. Trách nhiệm của một giáo viên không chỉ bắt đầu khi tiếng trống vào lớp và kết thúc khi tiếng trống ra về. Nếu ai nói nghề giáo nhàn hạ thì đó là người làm ngành nghề không phải ngành giáo, hoặc là giáo viên không tận tâm, trách nhiệm với nghề. Công việc của một giáo viên phải hy sinh thầm lặng nhiều.

Hơn nữa ngoài việc lên lớp thì lúc ở nhà giáo viên cũng bận rộn với soạn giáo án, ghi sổ sách, thiết lập kế hoạch.

Mức lương của nghề giáo cũng không cao, không tương xứng với công sức nhọc nhằn bỏ ra, nhiều giáo viên phải làm thêm những công việc khác kiếm thêm thu nhập.

Ngành Lịch sử ra làm gì?

3. Những ai phù hợp với ngành?

Trước khi quyết định học ngành Sư phạm Tiếng Anh bạn nên dành một khoảng lặng một chút để suy nghĩ kỹ về việc mình có muốn trở thành một giáo viên hay là không nhé! Điều này rất quan trọng. Bạn đừng nghĩ đơn giản rằng chỉ học thôi mà sau này không thích thì làm việc khác. Thứ nhất, ngành Sư phạm cần những sinh viên nghiêm túc và chuẩn mực, bởi khi ra làm việc là bạn trở thành thầy cô giáo, sẽ có quyền lực và sức ảnh hưởng tởi rất nhiều học sinh – những thế hệ trẻ, mầm non của đất nước. Thứ hai, theo các khảo sát trả lời câu hỏi từ các bạn sinh viên sư phạm sau khi ra trường và cả các thầy cô trong ngành giáo làm việc được khoảng thời gian nhất định, cuộc khảo sát chỉ ra rằng một số lượng ban đầu không thích nghề nghiệp này, không muốn trở thành thầy giáo, cô giáo nhưng sau quá trình học tập, nhất là trải qua những kỳ kiến tập, thực tập lại trở nên yêu nghề, gắn bó với nghề và xuất hiện mơ ước làm giáo viên. Đó bạn thấy không, không gì là không thể xảy ra cả, khi bạn được đào tạo và tiếp xúc với môi trường sư phạm, bạn rất dễ đam mê và muốn theo nghề. Vì thế ngay từ đầu hay xác định cụ thể rõ ràng việc có muốn làm công việc này hay không, và có chịu trách nhiệm với học sinh của mình hay không trước khi đăng ký ngành này nhé!

Vậy những ai là phù hợp với ngành Sư phạm Tiếng Anh?

Vậy những ai là phù hợp với ngành Sư phạm Tiếng Anh?

- Giao tiếp tốt ngôn ngữ Tiếng Anh

Muốn làm việc chuyên nghiệp trong ngành này tất nhiên bạn phải là người giao tiếp giỏi bằng Tiếng Anh. Khi bạn giảng bài bạn sẽ cần sử dụng rất nhiều Tiếng Anh, vậy nên phát âm của bạn phải chuẩn, trôi chảy lưu loát, ngữ pháp phải giỏi mới có thể thu hút được học sinh tập trung vào bài giảng. Hơn nữa, học sinh rất phục những thầy cô giáo có giọng nói Tiếng Anh sành điệu chuẩn Mỹ hoặc Anh, và các em cảm thấy được truyền cảm hứng, năng lượng cho việc giao tiếp bằng Tiếng Anh, bởi vì tình hình học và nói Tiếng Anh ở một số tỉnh, huyện, thị trấn chưa có điều kiện nhiều đầu tư đi học trung tâm thì các em sẽ ít có môi trường thực hành nói Tiếng Anh với người bản xứ giọng chuẩn.

- Nhiệt tình giúp đỡ học sinh

Làm giáo viên là có trái tim vàng, bao dung, cởi mở, nhiệt tình giúp đỡ học sinh, biết bỏ qua những lỗi lầm của học sinh, đưa ra lời khuyên đúng đắn kịp thời khi các em học sinh rơi vào rắc rối hay khủng hoảng tinh thần. Nếu bạn là một người thích giúp đỡ người khác thì đây là công việc dành cho bạn!

Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội

- Yêu thương bao la

Ngành Sư phạm là ngành giao tiếp, giao lưu bằng tình cảm với học sinh. Vậy nên sinh viên Sư phạm Tiếng Anh sắp là một thầy giáo, cô giáo sẽ cần có trái tim yêu thương học sinh, bảo vệ học sinh của mình. Bạn có từng xem bộ phim nổi tiếng của Nhật tên là “Cô giáo xã hội đen” không? Bộ phim truyền cảm hứng rất nhiều cho các thầy cô giáo bởi nội dung phim nói về một cô giáo tên Yankumi, 22 tuổi mới ra trường và làm giáo viên tại một trường cấp 3. Cô ấy được giao chủ nhiệm tại những lớp rất nghịch ngợm và côn đồ, giáo viên nào cũng e dè và quan ngại thay cho cô ấy. Thế nhưng bên ngoài là vẻ mạnh mẽ của Yankumi, bên trong cô ấy lại là một giáo viên rất bao dung, độ lượng. nghĩa hiệp dù cho học sinh của cô ấy có gây ra chuyện rắc rối tày đình gì. Sau tất cả, học sinh dần trở nên ngoan ngoãn nghe lời và cảm nhận được tình yêu thương bao la của cô giáo, tất cả học sinh đều lần lượt tốt nghiệp và tìm được định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Vậy mới thấy, tình yêu thương thực sự còn hơn tất cả những giáo điều, lý thuyết, có khả năng chinh phục tâm lý con người.

Yêu thương học sinh hết lòng

- Ưa thích việc tìm tòi và chia sẻ kiến thức

Làm giáo viên bạn sẽ cần phải nghiên cứu nâng cao năng lực và chia sẻ những tài liệu, kiến thức cho các bạn học sinh, vậy nên nếu ai có hứng thú với việc học thì rất nên trở thành giáo viên.

- Cách nói chuyện dễ nghe, dễ hiểu

Nói chuyện với học sinh, bạn cần dùng lời lẽ chính diện, trực tiếp, dễ nghe, dễ hiểu, không nên nói lòng vòng hoặc xa vời, trừu tượng. Hãy nên tập cách nói chuyện đơn giản, hiệu quả.

- Đúng giờ, kỷ luật

Các giờ học đều đã được quy định rõ ràng và không thể nào có tình trạng học sinh chờ giáo viên vào muộn được. Quy tắc đúng giờ và kỷ luật luôn phải đặt lên hàng đầu. Chưa kể nếu như bạn có thói quen “cao su thời gian” thì bạn sẽ mất dần sự tôn trọng của học sinh dành cho bạn, và bị cấp trên khiển trách, phê bình thường xuyên.

- Xử lý linh hoạt mọi việc với từng đối tượng

Có câu nói vui “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi con người là cả thế giới”. Mỗi học sinh sẽ là một “thế giới” khác nhau với hoàn cảnh sống, lý tưởng, nội tâm, suy nghĩ khác nhau. Vì thế bạn hãy linh hoạt trong cư xử và lời nói với từng đối tượng học sinh, từng lớp khác nhau.

- Suy nghĩ tích cực

Chẳng ai cần một người giáo viên luôn có thái độ bi quan, tiêu cực cả. Bạn sẽ tưởng tượng một lớp học sẽ ra sao nếu như luôn luôn nghe phàn nàn, luôn phải nghe những gì tiêu cực từ phía giáo viên. Sẽ thật kinh khủng đúng không? Hơn nữa, một người giáo viên là người dẫn dắt, khiến những em học sinh chưa ngoan thành ngoan, chưa giỏi thành giỏi, nếu giáo viên là người bi quan thì liệu có thể thực hiện việc giáo dục học sinh không hãy cứ luôn giữ ý nghĩ bi quan về tình trạng học sinh như vậy?

- Lối sống lành mạnh

Là một người thầy, bạn nên là một người có thói quen sống lành mạnh để học sinh noi theo. Lối sống lành mạnh có thể hiểu là sống thân thiện, hòa đồng, vui vẻ với các đồng nghiệp, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, không sử dụng rượu bia chất kích thích, chăm chỉ đọc sách, tham gia các buổi đóng góp cộng đồng, sinh hoạt điều độ khoa học.

Bạn đếm xem có bao nhiêu điểm ở bên trên tương đồng với lối sống của bạn? Nếu chưa có đủ thì cũng đừng quá lo lắng bạn nhé, thời gian 4 năm Đại học bạn vẫn còn lớn lên, trưởng thành trong suy nghĩ nhiều, bạn còn thay đổi dần dần nên hãy cứ tự tin mạnh dạn nhé! Chúc con đường trở thành giáo viên của bạn nhanh chóng thành hiện thực!

Việc làm giáo dục - đào tại tại Hồ Chí Minh

4. Ngành Sư phạm Tiếng Anh – các cơ hội nghề nghiệp đang chờ bạn!

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:

- Giáo viên dạy Tiếng Anh tại các cấp phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12

- Giảng viên Đại học tại các trường Đại học

Ngành Sư phạm Tiếng Anh – các cơ hội nghề nghiệp đang chờ bạn!

- Biên, phiên dịch cho doanh nghiệp

- Hướng dẫn viên du lịch cho nước ngoài

- Giáo viên, trợ giảng tại các trung tâm anh ngữ

Hy vọng với những thông tin từ web viecday365.com bạn có thể tìm được câu trả lời cho “Ngành Sư phạm tiếng anh ra làm gì?”. Chúc bạn may mắn và thành công!