[HƯỚNG NGHIỆP] Ngành Ngôn ngữ Nhật ra làm gì? Đi đâu tìm cơ hội?

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 03-05-2024

Hình ảnh cánh hoa đào bay với vận tốc 5 cm/s, bộ truyện manga nổi tiếng Doraemon, các bộ phim hoạt hình anime của Ghibli, bánh rán nhân đậu đỏ,... là những hình ảnh đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta mỗi khi nhắc đến Nhật Bản, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên. Nhật Bản - xứ sở hoa anh đào, không chỉ nổi tiếng bởi khung cảnh đẹp, con người chăm chỉ, cần mẫn mà còn thu hút rất nhiều nhân tài đến đây vì cơ hội làm việc vô cùng rộng mở. Hôm nay, hãy cùng viecday365.com khám phá xem ngành ngôn ngữ Nhật ra làm gì sau khi học nhé.

Việc làm

1. Ngành ngôn ngữ Nhật là học về cái gì?

Ngành ngôn ngữ Nhật là gì?

Khi nhắc đến ngành ngôn ngữ Nhật, đa số mọi người đều nghĩ rằng: chuyên ngành này chỉ dạy ngôn ngữ Nhật. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Ngành ngôn ngữ Nhật là ngành chuyên đào tạo sâu về nghiên cứu, phân tích ngôn ngữ Nhật dưới nhiều góc độ khác nhau (ngữ pháp, cách dùng từ, phiên âm,...) để ứng dụng tốt hơn vào cuộc sống, học về con người và văn hóa, đời sống sinh hoạt hàng ngày, lịch sử, các lễ hội truyền thống của người Nhật. Dù bạn học bất cứ một loại ngôn ngữ nào, nếu muốn thành thạo, bắt buộc phải hiểu về con người và đất nước có ngôn ngữ mà mình đang học.

Có thể nói, tiếng Nhật luôn là một trong những ngôn ngữ được các nước trong khu vực Châu Á có nhiều người muốn học. Với sự hợp tác, phát triển kinh tế, mối quan hệ tốt giữa Nhật Bản và Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhiều học sinh, sinh viên, người lao động tại Việt Nam đến Nhật để du học, sinh sống và làm việc. Văn hóa Nhật vốn được truyền tải qua các bộ truyện tranh, phim hoạt hình nổi tiếng như Thủy thủ mặt trăng, Conan, Naruto, Shin - cậu bé bút chì, Vùng đất linh hồn, Lâu đài di động của Howl,... nên không ít bạn trẻ đã yêu thích tiếng Nhật ngay từ khi còn bé. Mỗi năm, các lễ hội giao lưu văn hóa, festival, cuộc thi cosplay,... vẫn được tổ chức để kết nối nhiều bạn trẻ hay những người có chung sở thích, tình yêu với ngôn ngữ Nhật.

Việc làm biên phiên dịch

2. Học ngôn ngữ Nhật sẽ được đào tạo những gì?

Học ngôn ngữ Nhật sẽ được đào tạo những gì?

Khi bạn chọn ngôn ngữ Nhật, cần phải xác định xem bản thân mình muốn học tiếng Nhật để làm gì, mục đích ra làm sao, học để sau này làm gì. Bởi ngôn ngữ Nhật vốn được chia ra theo 4 chuyên ngành chính để phù hợp với mục đích của người học. Đó là: Ngôn ngữ Nhật dùng trong kinh tế - thương mại, Ngôn ngữ Nhật giảng dạy và Ngôn ngữ Nhật dùng cho biên phiên dịch hay Ngôn ngữ Nhật du lịch.

Tương tự như các chuyên ngành khác được đào tạo ở Việt Nam, bạn sẽ được học những khối kiến thức chung như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Toán cao cấp, Xác suất thống kê,... Đối với khối kiến thức chung của khối ngành, bạn sẽ bắt buộc phải học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam và Nhập môn Việt ngữ học, còn các môn tự chọn thì sẽ gồm có: Tiếng Việt thực hành, Văn hóa các nước ASEAN, Lịch sử văn minh thế giới, Cảm thụ nghệ thuật, Tư duy phê phán,... Đối với khối kiến thức Ngôn ngữ - Văn hóa, bạn sẽ được học các môn như: ngôn ngữ học tiếng Nhật, Đất nước học Nhật Bản, Giao tiếp liên văn hóa, Hán tự học tiếng Nhật, Phân tích diễn ngôn, Nhập môn văn hóa các nước Châu Á, Ngôn ngữ học đối chiếu, Tiếng Nhật từ 1A đến 4C,...

Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các khối kiến thức chung của 3 nhóm ngành chính. Chuyên ngành thứ nhất là ngôn ngữ Nhật phiên dịch, gồm các môn: phiên dịch, biên dịch, kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch, phiên dịch nâng cao, công nghệ trong dịch thuật... Chuyển sang chuyên ngành Nhật Bản học thì có: Lịch sử Nhật Bản, Phiên dịch, Biên dịch, Văn hóa truyền thống Nhật Bản, Lịch sử tiếng Nhật, Nghệ thuật Nhật Bản, Nhập môn luật Nhật Bản,... Kế đến là ngôn ngữ Nhật - Kinh tế bao gồm: Tiếng Nhật kinh tế, Tiền tệ ngân hàng, Tiếng Nhật quản trị - kinh doanh, Dẫn luận kinh tế Châu Á, Luật kinh tế quốc tế,... Cuối cùng là ngôn ngữ Nhật - Du lịch: Phiên dịch, Biên dịch, Tiếng Nhật du lịch, Kinh tế du lịch, Giao tiếp và lễ tân ngoại giao, Nhập môn khoa học du lịch,... 

(Theo nguồn tin của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ngành quốc tế học ra làm gì?

3. Đi đâu để tìm cơ hội học ngôn ngữ Nhật?

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)

Trường Đại học Ngoại ngữ là một trong những ngôi trường thuộc hệ thống các trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính cái tên của trường đã nói lên những chuyên ngành mà trường tập trung đào tạo. Ngoài những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung, ULIS còn đào tạo cả tiếng Nhật. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm tại đây.

Trường Đại học Hà Nội (HANU)

- Trường Đại học Hà Nội (HANU)

Bên cạnh ULIS, Đại học Hà Nội cũng là ngôi trường được nhiều bạn lựa chọn vì sự uy tín trong quá trình giảng dạy. Hơn nữa, các bạn sinh viên theo học tại HANU cũng cực kỳ năng động, nhạy bén, luôn biết đổi mới bản thân. Hàng năm, khoa tiếng Nhật của HANU hay tổ chức một số lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản để vừa chào đón những tân sinh viên, vừa kết nối mọi người lại với nhau.

- Gợi ý một số trường cao đẳng, đại học

Ngoài hai ngôi trường trên, chúng ta có thể theo học những trường cao đẳng, đại học khác cũng uy tín không kém. Ở phía Bắc, chúng ta có các trường đại học như: Đại học Thăng Long, Đại học Phương Đông, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Hạ Long. Đến khu vực miền Trung, chúng ta có Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế và Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Còn ở khu vực miền Nam, chúng ta sẽ có: Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm TP HCM, Đại học Hùng Vương, Đại học Mở TP HCM, Đại học Văn hiến.

Ngoài các ngôi trường đại học trên, bạn cũng có thể chọn học ở trung tâm dạy tiếng Nhật để trau dồi ngôn ngữ. Nhưng nếu học ở trung tâm, chắc chắn bạn sẽ không thể đủ kiến thức như những người được đào tạo trong chương trình giảng dạy chính quy.

Trong ngành ngôn ngữ Nhật, bạn có thể chọn nhiều khối khác nhau để xét tuyển. Vì ngôn ngữ Nhật không phân biệt người học hay có đòi hỏi tư duy về ngôn ngữ hay tính toán như trường Báo hay Kinh tế nên bạn sẽ được chọn nhiều tổ hợp hơn, thay vì chỉ có 4 tổ hợp chính như các chuyên ngành khác. Đây là một lợi thế lớn cho những ai muốn dự thi vào ngành ngôn ngữ Nhật.

Ngành ngôn ngữ Nhật cho phép xét tuyển bằng những tổ hợp môn như sau: A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Văn, Anh, Toán), D02 (Văn, Toán, Tiếng Nga), D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp), D06 (Văn, Toán, tiếng Nhật), D10 (Toán, Anh, Địa lý), D14 (Văn, Sử, Anh), D15 (Văn, Địa lý, Tiếng Anh), D63 (Văn, Sử, tiếng Nhật), D66 (Văn, Anh, Giáo dục công dân), D79 (Văn, Khoa học xã hội, tiếng Đức). Tùy từng vào các trường, tùy vào khối thi mà điểm chuẩn của ngành ngôn ngữ Nhật sẽ khác nhau. Nhưng trong vài năm gần đây, điểm của ngôn ngữ Nhật thường rất cao, dao động trong khoảng từ 18 - 27 điểm.

Tìm việc làm thực tập sinh tiếng nhật

4. Cơ hội làm việc của ngành ngôn ngữ Nhật

Cơ hội làm việc của ngành ngôn ngữ Nhật

Khi theo học ngành ngôn ngữ Nhật, chắc chắn bạn sẽ tìm được việc làm với mức lương tốt mà không phải lo sợ về vấn đề thất nghiệp. Nguyên nhân là do Việt Nam và Nhật Bản đang có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, phát triển rất tốt về các mặt văn hóa, giao dục, giao thương, kinh tế,... Trong khi đó, những lĩnh vực này đều rất cần đến sự hẫu thuận và giúp đỡ của những nhân tài vừa biết tiếng Việt, vừa giỏi ngôn ngữ Nhật để hỗ trợ công việc 2 bên hiệu quả hơn. Còn một nguyên nhân nữa cũng mở ra cơ hội việc làm ở Nhật Bản mà chúng ta không thể không nhắc đến. Đó là sự già hóa dân số ở Nhật Bản. Do đó, đất nước này đang đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng người lao động nên phải thuê thêm người lao động ở bên nước ngoài. Khi học tiếng Nhật xong, bạn có thể xin xuất khẩu lao động tại Nhật Bản để làm công nhân trong các công ty, nhà máy,... Hoặc bạn cũng có thể làm điều dưỡng ở các viện dưỡng lão, tiếp viên hàng không, đầu bếp, lễ tân khách sạn, tư vấn,...

Tìm việc làm trợ lý tiếng nhật

Giảng dạy tiếng Nhật

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các công việc như sau:

- Trợ lý, thư ký giám đốc cho các công ty nước ngoài, làm việc với người Nhật.

- Thư ký tại các cơ quan nhà nước, bộ ngoại giao hoặc cơ quan của Đại sứ quán Nhật.

- Giáo viên, giảng viên giảng dạy tiếng Nhật, gia sư tiếng Nhật.

- Biên dịch hoặc phiên dịch tiếng Nhật, môi trường làm việc thay đổi linh hoạt. Biên dịch là dịch các văn bản, thư từ, sách truyện từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Còn phiên dịch là cũng là dịch tiếng nhưng không phải dịch từ sổ sách, văn vở mà dịch trực tiếp trong các cuộc đối thoại giữa hai bên hoặc nhiều bên.

- Chuyên viên marketing hoặc người tổ chức sự kiện, thực hiện các dự án, giao dịch thương mại có quy mô liên kết với Nhật Bản, phụ trách quản lý các trang web hoặc fanpage, blog tiếng Nhật để giới thiệu với đối tượng công chúng về sản phẩm của công ty hay văn hóa, con người, lễ hội của Nhật Bản.

Khi bạn được tiếp xúc và làm việc với người Nhật, ngôn ngữ Nhật, mức lương mà bạn nhận được sẽ rất tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra. Hơn nữa, khi tiền Nhật được quy đổi sang tiền Việt Nam cũng có giá trị lớn. Do đó, nếu bạn muốn kiếm được công việc với mức lương khá thì hãy theo học ngành ngôn ngữ Nhật.

Arigatou gozaimasu! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết hướng nghiệp của trang web viecday365.com. Hy vọng bài viết này đã đem lại cảm giác thỏa mãn trí tò mò, giải đáp được phần nào khúc mắc, băn khoăn của những bạn đang có ý định theo đuổi ngành ngôn ngữ Nhật. Chỉ cần có đam mê, sự nỗ lực, cố gắng thì chắc chắn bạn sẽ không phải lo về việc học ngôn ngữ Nhật ra trường không có việc làm.