Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiNgành Kinh doanh thương mại là ngành học dẫn đầu về nhu cầu theo học của các bạn trẻ bởi cơ hội ngành này cao và cũng mang lại mức lương khá hấp dẫn. Ngành học này mang đến những điều thú vị và có sức hút mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế hiện này. Sau đây, viecday365.com sẽ chia sẻ cho các bạn về những thông tin của ngành Kinh doanh thương mại.
1. Tìm hiểu ngành Kinh doanh thương mại
Ngành Kinh doanh thương mại trong tiếng Anh là Commercial Business, đây là một ngành chuyên đào tạo các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực thương mại. Những lĩnh vực được đào tạo bao gồm: Thị trường, tài chính, bán hàng, marketing…
Học ngành Kinh doanh thương mại, chúng ta sẽ nắm bắt được nền kinh tế thương mại thị trường, từ đó đưa ra phương án tối ưu để phát triển thị trường đó, Đây là ngành học với nhiều kiến thức khó, tuy nhiên lại có thể thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia học và thành công trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Hiện nay, chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh thương mại tại các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu cung cấp những kiến thức nền tảng về những hoạt động kinh doanh buôn bán cho sinh viên, giúp các sinh viên nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường bán hàng và những kỹ năng để marketing pr cho sản phẩm…
Không chỉ có vậy, theo học ngành Kinh doanh thương mại thì các bạn còn có thể có nhiều cơ hội tiếp cận với những tình huống khó, từ đó có thể nâng cao, học hỏi được kỹ năng giải quyết vấn đề, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với ngành kinh doanh. Mọi người cũng được học hỏi để phát triển kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng phát hiện vấn đề, nâng cao khả năng phân tích và nhiều kỹ năng khác nữa.
Theo học ngành Kinh doanh thương mại thì các bạn sẽ học những gì? Đó là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng theo học ngành này cần được giải đáp. Ngành Kinh doanh thương mại đào tạo các môn Quản trị học, Marketing, Quản trị tài chính, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại, luật vận tải, luật bảo hiểm…
Với lương kiến thức đa dạng và được đào tạo chuyên sâu của ngành Kinh doanh thương mại, các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tại các công ty lớn, nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất thương mại và rất nhiều loại hình công ty khác.
Xem thêm: Nên học thương mại điện tử hay marketing? Biết chọn bên nào
3. Các khối thi vào ngành Kinh doanh thương mại
Để thi vào ngành Kinh doanh thương mại thì các bạn cần tìm hiểu nhiều yếu tố, riêng trong phần này thì viecday365.com sẽ cung cấp thông tin về các khối thi mà các bạn sẽ đăng ký dự thi để thi tuyển vào ngành Kinh doanh thương mại tại các trường Đại học - Cao đẳng.
Theo đó, ngành Kinh doanh thương mại tổ chức thi với các khối như sau:
- Khối A là khối điển hình và cơ bản nhất của ngành Kinh doanh thương mại, bao gồm các môn Toán, môn Lý và môn Hóa. Học kinh doanh thương mại cần biết tính toán, nhanh nhạy với các con số và tính toán giỏi… đó là những yếu tố cần thiết và quan trọng.
- Khối A1, là khối thi tiếp theo của ngành Kinh doanh thương mại, bao gồm các môn thi: Toán, Vật Lý và môn tiếng Anh. Ngành Kinh doanh thương mại có liên quan mật thiết với trình độ tiếng Anh, ngành này có đối tượng khách hàng cũng như các đối tác không chỉ trong nước mà còn hợp tác với rất nhiều người nước ngoài. Chính vì thế mà ngành cũng yêu cầu người theo ngành cần phải biết tiếng Anh và có trình độ tiếng Anh tốt.
Ngoài ra, còn có khối D1 và khối C4 cũng là khối thi giúp các bạn đăng ký thi vào ngành Kinh doanh thương mại. Trong đó, khối D1 bao gồm ba môn đó là môn Toán, môn Vật lý và môn tiếng Anh. Khối C4 bao gồm ba môn thi đó là môn Toán, môn Địa và môn văn.
4. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Học ngành Kinh doanh thương mại chất lượng cao đồng nghĩa với việc lựa chọn trường đào tạo phù hợp với mình. Chọn trường thi cũng luôn là vấn đề đau đầu của các bạn học sinh và phụ huynh học sinh. Vậy để chuẩn bị tốt nhất cho việc đăng ký thi vào ngành Kinh doanh thương mại thì viecday365.com sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên những thông tin về trường đào tạo của ngành này.
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại trên khắp cả nước, tại miền Bắc có các trường nổi tiếng như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường đại học Thương mại, trường Đại học Tài chính Ngân hàng…
Khu vực miền Nam có các trường Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Tài chính, trường Đại học Văn Lang.
Trên đây đều là những trường đại học nổi tiếng, có chất lượng đào tạo tốt đối với ngành Kinh doanh thương mại, các bạn có thể lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp.
5. Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh thương mại
Một ngành học sẽ trở thành ngành hót được nhiều người lựa chọn khi ngành học đó có đủ khả năng cung cấp việc làm ổn định cho sinh viên sau khi ra trường và đồng thời ngành học đó cũng cần phải phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường trong từng thời kỳ.
Ngành Kinh doanh thương mại đáp ứng đủ mọi nhu cầu của xã hội, có đầy đủ các yếu tố để luôn đồng hành cùng với mỗi thường kỳ phát triển của nền kinh tế. Những bạn theo học ngành này phần lớn là sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp bởi nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm lĩnh vực kinh doanh thương mại tại các doanh nghiệp là vô cùng lớn.
Những vị trí việc làm mà các bạn tân cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể làm sau khi ra trường như sau:
- Trở thành chuyên viên tổ chức tất cả những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trở thành nhân viên sale để đảm bảo thực hiện và cung cấp các dịch vụ khách hàng tót nhất.
- Trở thành nhân viên kinh doanh trong các lĩnh vực như logistics, nhân viên xuất - nhập khẩu, nhân viên bán hàng.
Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội nắm giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như là:
- Trở thành quản lý chuỗi bán hàng, với vị trí này thì bạn cần phải có năng lực để quản lý chuối nhiều cửa hàng, rà soát tất cả những hoạt động bán hàng của công ty nhằm đảm bảo hệ thống làm việc chuyên nghiệp có hiệu quả.
- Hoặc bạn cũng có thể làm việc ở vị trí quản lý nhập - xuất kho, bạn cần có khả năng tiếp nhận quy trình nhập và xuất kho hàng, nắm rõ những sản phẩm trong kho hàng và tình hình xuất - nhập của hàng hóa, đảm bảo luôn có đủ lượng hàng hóa trong kho để cung cấp cho khách hàng.
Xem thêm: Học Ngành Thương mại điện tử ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao
6. Tìm hiểu mức lương của ngành Kinh doanh thương mại
Đây là ngành có phạm vi rộng với rất nhiều cơ hội việc làm, để nắm được khái quát mức lương của ngành này không phải là điều đơn giản. Bởi vì ngành có nhiều yếu tố để xét cấp bậc lương. Sau đây là thông tin giúp bạn nắm rõ về mức lương của ngành này hơn.
Mức lương của ngành được chia thành 3 mức như sau:
- Đối với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp tại các trường Đại học thì sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, còn đang trong quá trình hoàn thiện kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy mà mức lương của đối tượng này ở mức bình thường, dao động trong khoảng từ 6 đến 9 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên so với mức lương của nhiều ngành khác thì đây là mức lương khá hấp dẫn.
Đối với những người đã làm việc nhiều năm và có kinh nghiệm trong ngành, có nhiều kỹ năng thì sẽ không phải trải qua quá trình đào tạo đặc biệt như các bạn sinh viên mới ra trường, mức lương của họ vì vậy mà cũng cao hơn với mức từ 9 đến 15 triệu đồng hàng tháng.
- Riêng đối với những người đang nắm giữ vị trí quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thì mức lương của họ sẽ ở mức cao nhất trong ba mức, mức lương này dao động trong khoảng từ 20 đến 30 triệu mỗi tháng.
Xem thêm: Việc làm bán hàng tại Hà Nội
7. Những lưu ý khi theo ngành Kinh doanh thương mại
Ngành Kinh doanh thương mại tuy là ngành khó nhưng lại được nhiều người lựa chọn bởi nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là người chưa có kinh nghiệm hay đã có nhiều kinh nghiệm thì để làm tốt công việc này cần đảm bảo nhiều yếu tố cũng như các tiêu chí mà bản thân ngành học này yêu cầu.
Vậy, người theo ngành Kinh doanh thương mại cần có những tố chất gì để có thể gắn bó với ngành và làm tốt công việc của mình? Đầu tiên phải kể tới sự đam mê, những người làm kinh doanh rất cần sự đam mê, ngành này có rất nhiều áp lực, nếu không có niềm đam mê thì sẽ khiến các bạn rất dễ nản chí và bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Cùng với đó, một bộ óc tư duy nhanh nhẹn, sáng tạo cũng chính là yếu tố cần thiết, nếu bạn không giải tính toán thì bạn sẽ khó thích nghi và tồn tại được với ngành này. Do vậy, bận cần là người có óc tư duy và tính toán nhanh nhạy, không ngừng rèn luyện bộ não của mình với những con số và các vấn đề của thị trường.
Theo học ngành Kinh doanh thương mại cũng đòi hỏi ở các bạn sự chủ động, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Trách nhiệm công việc sẽ là kim chỉ nam để bạn phấn đấu, chỉ khi bạn có trách nhiệm với công việc thì bạn mới có trách nhiệm với bản thân mình. Làm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại sẽ có khi gặp nhiều rủi ro, do đó bạn cần nhìn thẳng vào vấn đề khó khăn mà bạn đang gặp phải để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
5069 0