Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng, bạn đã biết chưa?

Tác giả: Trần Hải Minh 14-09-2024

Công nghệ dần đi sâu vào hoạt động quản lý kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp; ngày càng có nhiều người tìm đến và sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng. Liệu lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng có như người ta vẫn nghĩ? Xem ngay bài viết.

1. Tiết kiệm thời gian quản lý 

Nếu như trước đây, người kinh doanh bán hàng thì cần phải ngồi với một núi giấy tờ sổ sách, hóa đơn, ghi ghi chép chép. Với những khách hàng đã thanh toán lại phải kiểm tra theo từng ngày để gạch hóa đơn, việc theo dõi vô cùng khó khăn và tốn thời gian. Đó còn chưa kể tới việc những hóa đơn bị lẫn lộn, chồng chéo, không thể tìm thấy được. 

Giờ đây, với phần mềm quản lý bán hàng, mọi thao tác đều ở trên hệ thống bán hàng, người bán có thể xuất hóa đơn in hoặc hóa đơn điện tử, việc thanh toán của khách hàng cũng được cập nhật ngay trên hệ thống, sự xuất hiện của sổ bút dần dần ít đi. 

Tiết kiệm thời gian quản lý tài chính

Ngoài việc tiết kiệm thời gian trong việc xử lý tài chính của cửa hàng thì người bán còn tiết kiệm thời gian trong cả việc lên đơn, quản lý đơn hàng, giao hàng và quản lý kho vận. Các nhiệm vụ cần phải thực hiện khi kinh doanh hàng hóa đều được thu nhỏ trên màn hình điện thoại (máy tính, ipad) giúp cho người chủ cửa hàng, người quản lý có thể theo dõi ngay khi không có mặt tại cửa hàng. 

2. Tiết kiệm chi phí nhân sự - hàng hóa thất thoát

Chính bởi vì tiết kiệm được thời gian làm việc, khối lượng công việc ít đi do đã được thay thế bằng phần mềm máy tính thì một cửa hàng có thể giảm được số lượng nhân viên và thời gian làm việc của họ.

Nếu như ban đầu bạn có rất nhiều nhân viên, từ nhân viên chốt đơn, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên thu ngân,... thì bây giờ nhiệm vụ của những nhân viên đó có thể chỉ giao cho một vài người là có thể thực hiện một cách dễ dàng. 

Tiết kiệm chi phí nhân sự

Việc bỏ ra chi phí khoảng vài trăm nghìn để cắt giảm được chi phí thuê nhân viên trong một tháng chắc chắn sẽ lời hơn nhiều. Ban đầu những người bán có thể cảm thấy khó chấp nhận khi tự nhiên mất thêm mấy trăm một tháng để mua một phần mềm bán hàng như thế này. Nhưng chỉ cần một thời gian, sau khi đã sử dụng quen, chắc chắn người bán sẽ cắt giảm được kha khá một số vị trí trong cửa hàng. 

Ngoài ra, những người bán hàng thường sẽ gặp không ít những trường hợp hàng hóa bị hao hụt, thất thoát, có khi lại không biết được sự hao hụt này, kinh doanh mãi mà lợi nhuận chẳng thấy đâu. Với phần mềm quản lý bán hàng, nó giúp cho việc quản lý kho hàng hiệu quả hơn, hàng hóa được tự động cập nhật trạng thái nhập kho và xuất kho, giảm được những chi phí mất mát hàng hóa do không được kiểm soát nghiêm ngặt. 

3. Tăng trải nghiệm khách hàng

Các phần mềm quản lý bán hàng cho phép khách hàng có thể thanh toán ở nhiều phương thức khác nhau, từ tiền mặt, quẹt thẻ, quét mã QR tới ví điện tử. Dù ở bất cứ hình thức nào, người mua cũng sẽ được đáp ứng, sẽ chẳng bao giờ lo ngại đến vấn đề quên tiền ở nhà mà phải quay về. 

Không biết các bạn đọc đã gặp trường hợp này chưa, khi cửa hàng A bán mỹ phẩm, họ đăng giá trên website của họ là 100.000 đồng, nhưng người mua lại muốn trực tiếp trải nghiệm sản phẩm ở cửa hàng trước khi mua. Tới khi đến cửa hàng, khi thanh toán lại được báo giá 150.000 đồng. Điều này khiến cho khách hàng vô cùng khó chịu vì cảm giác bị “lừa” bởi người bán. Chắc chắn người mua bị một lần như thế, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quay lại cửa hàng. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Với phần mềm quản lý bán hàng, nó có thể cập nhật được giá sản phẩm ở khắp các kênh bán hàng, giúp người bán có thể xử lý tốt hơn ở những tình huống như thế này. Từ đó mà trải nghiệm khách hàng cũng được nâng cao. 

Phần mềm quản lý bán hàng còn cho phép người bán thiết lập chế độ tự động trả lời tin nhắn nếu không có thời gian, các tin nhắn SMS, gmail chăm sóc, nhắc nhở, thông báo với khách hàng về các chương trình khuyến mại, giảm giá,... giúp khách hàng có thể cập nhật được những thông tin từ người bán cũng như tăng hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng. 

4. Quản lý mọi nguồn lực

4.1. Quản lý tài chính

Phần mềm có thể hỗ trợ người bán quản lý tài chính tính tiền nhanh và vô cùng chính xác, người bán chỉ cần dùng máy bán hàng để quét mã vạch trên sản phẩm là có thể tính tiền tự động mà không cần nhớ thông tin sản phẩm hay giá của nó. 

Các thông tin kinh doanh, báo cáo tài chính có thể được xuất ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu để người bán có thể điều chỉnh những chính sách về kinh doanh phù hợp để cải thiện và phát triển tình hình kinh doanh của cửa hàng. 

4.2. Quản lý cơ sở vật chất

Người bán có thể quản lý được khối lượng hàng tồn kho trong cửa hàng, cập nhật số lượng trên khắp các kênh bán hàng. Trong khi bất cứ một kênh bán hàng nào xuất kho một sản phẩm thì sản phẩm đó sẽ nhanh chóng được trừ đi trên hệ thống. Việc cập nhật trạng thái liên tục như thế cũng giúp cho những người bán có thể thông báo được tình trạng hàng hóa với khách hàng (còn hàng hay hết hàng) rồi mới tiến hành chốt đơn. 

Quản lý hàng tồn kho

Việc quản lý hiệu quả hàng hóa trong kho sẽ giúp cho cửa hàng có thể quản lý được lượng hàng tồn kho của mình và nhập hàng kịp thời khi nhận thấy hàng hóa trong kho đã hết, không để khách hàng đặt xong lại bị hủy hoặc đến nơi và phải quay về vì không có hàng. Từ đó mà cũng giúp cho các cửa hàng tối ưu được hoạt động kinh doanh. 

4.3. Quản lý nhân viên

Các nhân viên trong cửa hàng sẽ có một tài khoản làm việc riêng trên hệ thống để đăng nhập làm việc. Người chủ sở hữu sẽ dễ dàng quản lý nhân viên trên hệ thống về thời gian làm việc cũng như các công việc thực hiện có đúng theo yêu cầu hay không. 

5. Xử lý đơn hàng tự động

Nếu như những người kinh doanh, một ngày có khoảng vài chục đơn thì vẫn có thể kiểm soát được trên giấy tờ, bút sách. 

Nhưng với những người kinh doanh quy mô lớn, số lượng đơn hàng có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày thì việc xử lý các dữ liệu quả là một điều khó khăn. Từ việc soạn hàng, viết hóa đơn, đóng gói đến giao hàng, để các hoạt động có thể diễn ra trơn tru mà không gặp bất cứ sai phạm nào quả là một “kỳ tích”. 

Xử lý đơn hàng tự động

Với phần mềm bán hàng, chốt đơn tự động, in đơn hàng tự động, người bán chỉ cần soạn đơn theo số lượng trên đơn và đóng gói. Đơn vị vận chuyển đã được liên kết trực tiếp trên phần mềm nên vô cùng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm. 

Đặc biệt, các phần mềm quản lý bán hàng ngày nay còn có thể thực hiện các nhiệm vụ như lọc các đơn hàng trùng, gộp các đơn do cùng một khách hàng đặt để cùng đóng gói, giúp cho người bán cũng như khách hàng tiết kiệm được chi phí vận chuyển. 

6. Tăng hiệu quả kinh doanh

Phần mềm quản lý bán hàng thuận tiện trong việc mua bán, giải quyết các khó khăn về hàng hóa, nâng cao trải nghiệm khách hàng, chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên làm việc - củng cố bên trong, phát triển bên ngoài. Các dịch vụ kinh doanh mọi lĩnh vực từ bán lẻ, spa, thẩm mỹ, nhà hàng, khách sạn đến các chuỗi dịch vụ, bán hàng online đều có thể tham khảo và lựa chọn. Vừa tiết kiệm thời gian, chi phí lại vừa đạt được hiệu quả quản lý cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là những lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng. 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý kho vận viecday365.com để có sự trải nghiệm tuyệt vời nhất với đa dạng các tính năng hỗ trợ giúp cho người bán đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí vô cùng phù hợp. 

Mong rằng bài viết về lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng đã giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phần mềm quản lý bán hàng. Chúc các bạn có một sự lựa chọn đúng đắn cho cửa hàng của mình!