Sự thay đổi hệ số lương cơ bản tác động mạnh tới người lao động
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 20-04-2024
“Lương” có lẽ là một từ khá nhạy cảm đặc biệt đối với cả nhà tuyển dụng hay người lao động làm việc, bởi một bên là người đi làm với mục đích lấy lương cao nhất còn bên kia là sẽ làm sao để cân đối lương nhưng nhận được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy vấn đề liên quan này chưa bao giờ giảm bớt về sự quan tâm đặc biệt đối với những hệ số lương cơ bản trong công việc. Vấn đề là quy định về mức lương đó ra sao hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để bạn có quyền lợi tốt nhất cho bản thân trong việc lựa chọn công việc nhé!
1. Quy định về hệ số lương cơ bản mới nhất
Đầu tiên để giải đáp cho một loạt các câu hỏi về hệ số lương cơ bản hiện nay, hệ số lương cơ bản là bao nhiêu, hệ số lương cơ bản tăng như thế nào cùng các mức hệ số lương cơ bản thì chúng ta phải hiểu được thực chất hệ số lương cơ bản là gì đã. Vậy hệ số lương cơ bản được hiểu sao?
Đầu tiên về lương cơ bản đó là một mốc được đặt ra bởi chính nhà tuyển dụng và người lao động thỏa thuận theo thực chất làm việc, kinh nghiệm của ứng viên trước khi tham gia lao động. Hay đơn giản đây là mức lương thấp nhất và khác hoàn toàn với mức lương thực mà người lao động được trả sau một tháng làm việc. Bởi lương cơ bản cạnh đó còn kèm theo rất nhiều các khoản trợ cấp, thưởng, tăng ca khác nữa và thực chất lương cơ bản này chỉ là mốc cho việc thực hiện đóng các khoản bảo hiểm liên quan.
Vậy còn với hệ số lương cơ bản thì lại được hiểu theo một nghĩa khác đó là con số biểu thị để làm mốc cho tính lương cơ sở như về cấp bậc, ngạch, mức tối thiểu lương và được phân theo năng lực của từng cá nhân tham gia lao động.
Về hệ số lương cơ bản các năm có sự thay đổi rõ ràng và với hệ số lương cơ bản 2020 đã có sự chênh lệch và được coi là khởi điểm hệ số lương cơ bản tăng. Các hệ số này có sự phân bổ và được quy định một cách cụ thể theo bậc rõ ràng, hệ số lương cơ bản theo bằng cấp sẽ được phân chia khởi điểm sau tốt nghiệp như sau:
+ Hệ số lương cơ bản bậc đại học với hệ số lương cơ bản 2.34
+ Hệ số lương cơ bản của bậc cao đẳng sẽ là mức 2.10
+ Hệ số lương cơ bản bậc trung cấp sẽ là mức 1.86
Các mức hệ số lương hiện hành theo cấp bậc chỉ là dành cho các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và không có sự cố định bởi các hệ thống này có sự thay đổi theo cấp bậc sau này khi các sinh viên theo học lên học cải thiện chính bằng cấp của mình qua công việc. Nhưng để một hệ số lương cơ của cấp bậc đại học tính lên cũng sẽ chỉ được chênh trong mức 5%.
2. Hệ số lương cơ bản qua các năm được phân chia như thế nào theo mã
2.1. Hệ số lương cơ bản theo vùng
Hệ số lương cơ bản của nhà nước đặc biệt mức hệ số lương cơ bản theo vùng đã có sự thay đổi lớn theo nghị định được ban hành đầu năm 2020 khi tăng mức lương cơ bản vùng từ 150 - 240 nghìn đồng một tháng tùy từng vùng. Với nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu mới thực hiện vào 1/1/2020 như sau:
+ Hệ số lương cơ bản vùng 1
Hệ số này đã được tăng thêm 240.000 đồng/ tháng so với mức quy định năm 2019 và nâng mức lên 4.420.000 đồng/tháng cho người lao động với hệ số lương cơ bản 1
+ Hệ số lương cơ bản vùng 2
Tại mức vùng này cũng đã có sự tăng thêm 210.000 đồng/ tháng sao với mức quy định năm 2019 nâng mức lên 3.920.000 đồng/tháng cho người lao động với hệ số lương cơ bản 2
+ Hệ số mức lương cơ bản vùng 3
Hệ số này đã được tăng thêm 180.000 đồng/ tháng so với mức quy định năm 2019 và nâng mức lên 3.430.000 đồng/tháng cho người lao động với hệ số lương cơ bản 3
+ Hệ số mức lương cơ bản vùng 4
Hệ số này đã được tăng thêm 150.000 đồng/ tháng so với mức quy định năm 2019 và nâng mức lên 3.070.000 đồng/tháng cho người lao động với hệ số lương cơ bản 4
Đây là những hệ số lương cơ bản mới nhất được cập nhật theo các quy định và áp dụng cho các đối tượng lao động được phân vùng và khi nhìn vào đó chúng ta có thể thấy được đây là một dạng chính sách ưu tiên cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động. Đặc biệt là việc giúp đỡ những người lao động tại những vùng có sự khó khăn.
2.2. Các hệ số lương cơ bản của doanh nghiệp hiện nay
Doanh nghiệp cũng cói một hệ số lương cơ bản cho việc áp dụng tính lương cho nhân viên của mình, ngoài việc theo quy định về nhà nước với mức lương cơ bản theo các nghị định về hệ số lương cơ bản thì còn theo các chức vụ mà có mức lương cơ bản theo hệ số được nhân theo trách nhiệm.
Tất nhiên rằng hệ số lương cơ bản của giám đốc và hệ số lương cơ bản của kế toán trưởng có sự khác nhau và hệ số lương cơ bản của công nhân làm việc dưới sự quản lý các cấp trên đó có sự khác biệt lớn hơn nữa. Nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đó là tư nhân hay nước ngoài mà sẽ có những hệ số và lương thưởng khác nhau nhé.
2.3. Quy định hệ số lương cơ bản của quân nhân
Với quy định nhà nước về hệ thống quân nhân hiện nay thì mức hệ số lương cơ bản của quân đội (cụ thể là hệ số lương cơ bản của bộ đội) và hệ số lương cơ bản của công an sẽ được quy chung tại một bảng lương theo cấp hàm. Mỗi cấp hàm sẽ có một mức lương cơ bản cùng các khoản phụ cấp và lương tăng theo lần nâng khác nhau.
Nhưng nhìn chung về hệ số lượng sẽ được phân chia theo cấp bậc quân hàm như sau:
+ Đối với cấp bậc Đại tướng với hệ số lương là 10.4
+ Đối với cấp bậc Thượng tướng với hệ số lương là 9.8
+ Đối với cấp bậc Trung tướng với hệ số lương là 9.2
+ Đối với cấp bậc Thiếu tướng với hệ số lương là 8.6
+ Đối với cấp bậc Đại tá với hệ số lương là 8.0
+ Đối với cấp bậc Thượng tá với hệ số lương là 7.3
+ Đối với cấp bậc Trung tá với hệ số lương là 6.6
+ Đối với cấp bậc Thiếu tá với hệ số lương là 6.0
+ Đối với cấp bậc Đại úy với hệ số lương là 5.4
+ Đối với cấp bậc Thượng úy với hệ số lương là 5.0
+ Đối với cấp bậc Trung úy với hệ số lương là 4.6
+ Đối với cấp bậc Thiếu úy với hệ số lương là 4.2
+ Đối với cấp bậc Thượng sĩ với hệ số lương là 3.8
+ Đối với cấp bậc Trung sĩ với hệ số lương là 3.5
+ Đối với cấp bậc Hạ sĩ với hệ số lương là 3.2
2.4. Quy định về hệ số lương cơ bản của công chức nhà nước
Hệ số lương cơ bản công chức và hệ số lương cơ bản của viên chức nhà nước sẽ được phân chia cụ thể theo từng loại hình hoạt động khác nhau theo ngành nghề để từ đó tạo lập ra các hệ như sau:
* Với nhóm công chức thuộc nhóm A3
+ A3.1: chuyên viên, kiểm soát viên, thẩm kế viên, thống kế viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, thanh tra viên thuộc tốp cấp cao với các cấp bậc từ 1 đến 6 lần lượt về hệ số lương cơ bản sau: 6.2, 6.56, 6.92, 7.28, 7.64 và 8.0 là cao nhất.
+ A3.2: chuyên viên, kiểm soát viên, thẩm kế viên, thống kê viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, thanh tra viên, kiểm lâm viên các cấp tỉnh và trung ương với các cấp bậc từ 1 đến 6 lần lượt về hệ số lương cơ bản sau: 5.75, 6.11, 6.47, 6.83, 7.19, 7.55 là cao nhất nhất.
* Với nhóm công chức thuộc nhóm A2
+ A2.1: chuyên viên, kiểm soát viên, thẩm kế viên, thống kê viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, thanh tra viên, kiểm lâm viên các cấp tỉnh và trung ương với các cấp bậc từ 1 đến 7 lần lượt về hệ số lương cơ bản cao nhất 6.78 và thấp nhất là 4.40
+ A2.2: kế toán viên, kiểm dịch viên, kiểm soát viên với các cấp bậc từ 1 đến 7 lần lượt về hệ số lương cơ bản cao nhất 6.38 và thấp nhất là 4.00
Hệ số lương cơ bản chuyên viên chính sẽ được xem xét tại cấp bậc nhóm A này.
* Với nhóm công chức thuộc nhóm B: cán sự, kế toán viên, kiểm thu viên, thủ kho viên, kỹ thuật, kiểm lâm, kiểm soát viên, kỹ thuật viên, thống kê viên, thư ký thuộc hạng trung cấp sẽ có hệ số lương cơ bản cao nhất là 4.06 và thấp nhất 1.86 với cấp bậc từ 1 đến 12
* Với nhóm công chức thuộc nhóm C
+ C1: thủ quỹ kho bạc hoặc ngân hàng, kiểm ngân viên, kiểm lâm viên, thủ kho, bảo vệ, nhân viên bảo vệ, nhân viên hải quan sẽ có hệ số lương cơ bản cao nhất 3.45 và thấp nhất 1.65 với cấp bậc từ 1 đến 12. Và hệ số lương cơ bản của bảo vệ, hệ số lương cơ bản của lái xe được xem xét tại đây.
+ C2: thủ quỹ cơ quan, nhân viên thuế sẽ có hệ số lương cơ bản cao nhất 3.48 và thấp nhất 1.50 với cấp bậc từ 1 đến 12
+ C3: kế toán viên cơ sở sẽ có hệ số lương cơ bản cao nhất 3.33 và thấp nhất 1.35 với cấp bậc từ 1 đến 12
* Đối với hệ số lương cơ bản của giáo viên thì theo hệ số các cấp bậc về cử nhân ra trường theo hệ số nhà nước. Với các hệ số lương cơ bản của tiến sĩ và hệ số lương cơ bản của thạc sĩ hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào quy định về vấn đề này mà mức lương của hai cấp bậc này sẽ phụ thuộc vào nơi công tác đề ra với mức dự kiến trên 3.00 là hệ số bắt đầu.
* Các hệ số còn lại như hệ số lương cơ bản ngành y tế (hệ số lương cơ bản của bác sĩ, hệ số lương cơ bản của điều dưỡng), hệ số lương cơ bản ngành xây dựng đặc biệt là hệ số lương cơ bản của kỹ sư sẽ được phân loại theo hệ số nhà nước ban hành theo các cấp và mức độ và các ứng viên chỉ cần tham khảo về cấp bậc, địa điểm làm việc để áp dụng là được.
Việc làm kinh doanh bất động sản
3. Cách tính lương theo hệ số lương cơ bản
Dựa theo bảng hệ số lương cơ bản mới nhất đặc biệt theo bảng hệ số lương cơ bản 2020 thì chỉ có sự thay đổi về hệ số còn công thức áp dụng với việc tính lương cơ bản vẫn giữ nguyên như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở hiện ban hành X Hệ số lương
Trong đó thì hệ số lương sẽ được căn cứ theo bảng hệ số lương cơ bản của nhà nước cùng lương cơ sở hiện hành đã được quy định 1.6 triệu đồng/tháng áp dụng 1/7/2020 còn trước đó sẽ áp dụng mức 1.49 triệu đồng/ tháng. Hoặc có thể thêm về mức lương cơ bản nhân hệ số mà doanh nghiệp đưa ra áp dụng đối với người lao động.
Như vậy có thể thấy rằng hệ số lương cơ bản đã có sự thay đổi tích cực hơn so với trước đây đặc biệt vào năm 2020 này. Mong rằng mọi kiến thức mà viecday365.com chia sẻ ngày hôm nay sẽ có ích với các bạn hãy theo dõi website hàng ngày để được cập nhật nhiều điều hay hơn nhé!