Hạch toán nộp thuế môn bài - Nghiệp vụ cho kế toán thuế
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 09-04-2024
Việc nộp thuế môn bài là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của mọi doanh nghiệp. Trong đó người thực hiện việc hạch toán nộp thuế môn bài không ai khác chính là kế toán thuế. Vậy cụ thể quy định cũng như phương pháp hạch toán mới nhất về thuế môn bài như thế nào? Cùng theo dõi những thông tin được viecday365.com cung cấp dưới đây để bổ sung nghiệp vụ kế toán cho mình nhé!
1. Tìm hiểu những khía cạnh quan trọng về hạch toán nộp thuế môn bài
Mức thuế cơ bản cần phải đóng bởi các doanh nghiệp hằng năm trên cơ sở vốn điều lệ của doanh nghiệp được thông tin trên giấy phép kinh doanh là thuế môn bài. Là một trong những hình thức thuộc về thuế trực thu, tìm hiểu về hạch toán nộp thuế môn bài sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nghĩa vụ của mình, tránh chậm trễ sẽ bị phạt theo đúng quy định.
1.1. Quy định về bậc thuế, mức thuế môn bài phải nộp
- Đối với các doanh nghiệp được thành lập trong thời gian năm 2019 trở về trước cũng như trong khoảng từ 01/01/2020 đến cuối tháng 6 năm 2020, mức và bậc thuế môn bài của doanh nghiệp sẽ được tính như sau:
+ Đối với vốn điều lệ tổng trên 10 tỷ đồng, thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đóng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm.
+ Đối với vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đóng mức thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm.
+ Đối với văn phòng, chi nhánh, cơ sở kinh doanh, tổ chức, đơn vị sự nghiệp,... thì cần đóng mức phí thuế môn bài là 1 triệu/năm.
- Đối với các doanh nghiệp được thành lập trong thời gian từ 01/07 đến hết năm 2020 thì mức và bậc thuế môn bài sẽ được tính như sau:
+ Đối với vốn điều lệ tổng trên 10 tỷ đồng, thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đóng mức thuế môn bài cho năm 2020 là 1,5 triệu đồng/năm.
+ Đối với vốn điều lệ tổng dưới 10 tỷ đồng, thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đóng mức thuế môn bài cho năm 2020 là 1 triệu đồng/năm.
+ Đối với văn phòng, chi nhánh, cơ sở kinh doanh, tổ chức, đơn vị sự nghiệp,... thì cần đóng mức phí thuế môn bài cho năm 2020 là 500 nghìn đồng/năm.
Lưu ý: Với các tổ chức, doanh nghiệp có sự khác biệt giữa ngày hoạt động và ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thì khi tính thuế môn bài sẽ tính từ ngày cấp giấy phép chứ không phải tính từ ngày hoạt động.
1.2. Quy định về thời gian nộp và khai
Đối với văn phòng, chi nhánh, cơ sở kinh doanh, tổ chức, đơn vị sự nghiệp,... được thành lập trong khoảng năm 2019 trở về trước thì quy định về thời hạn nộp thuế môn bài tối thiểu là ngày 30 tháng 1 năm 2020. Sẽ áp dụng mức lãi 0,03%/ngày đối với những trường hợp quá thời gian này nhưng chưa nộp thuế môn bài.
Đối với văn phòng, chi nhánh, cơ sở kinh doanh, tổ chức, đơn vị sự nghiệp,... được thành lập trong khoảng năm 2020 thì quy định về thời hạn nộp thuế môn bài tối thiểu là ngày cuối cùng của quy định thời hạn trên tờ khai lệ phí.
Chẳng hạn như: Công ty X được cấp giấy phép kinh doanh ngày 02/01/2020 thì ngày 31/01/2020 phải khai và nộp thuế môn bài. Mặt khác, công ty Z được cấp giấy phép kinh doanh ngày 02/01/2020, tuy nhiên ngày bắt đầu hoạt động lại là ngày 01/02/2020 thì đến ngày 28/02/2020 vẫn phải khai và nộp thuế môn bài.
Về thời gian khai thuế môn bài, doanh nghiệp phải thực hiện lập và nộp tờ khai lệ phí khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, quy định chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng mà hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu. Thông thường thời gian này cũng là ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Mặt khác, với trường hợp không đồng nhất giữa thời gian hoạt động và thời gian được cấp giấy phép kinh doanh thì thời gian nộp tờ khai lệ phí là giới hạn trong khoảng 30 ngày, tính từ ngày bắt đầu hoạt động, ngày này được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập tổ chức, doanh nghiệp.
1.3. Quy định về hình thức nộp, cách nộp
Hình thức và cách nộp thuế môn bài được quy định gồm hai phương án:
- Thứ nhất, doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng tiền mặt vào kho Bạc, địa điểm giao dịch này được thực hiện tại ngân hàng Vietinbank.
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể trích từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và nộp bằng hình thức điện tử trực tuyến. Tuy nhiên phải có chữ ký số của doanh nghiệp.
Chữ ký số được xem là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể thực hiện phương thức nộp thuế môn bài điện tử. Các cơ quan thuế sẽ không giải quyết với các hồ sơ khai thuế mà không có chữ ký số.
2. Chi tiết cách hạch toán nộp thuế môn bài chính xác nhất
Như vậy, có thể thấy hạch toán nộp thuế môn bài được quy định tương đối phức tạp, vì vậy kế toán thuế cần phải nắm vững những quy định này cũng như cập nhật chúng một cách thường xuyên để tránh những trường hợp rủi ro không cần thiết. Vậy chi tiết cách hạch toán nộp thuế môn bài ra sao, cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Cơ sở để thực hiện việc hạch toán nộp thuế môn bài dựa trên thông tư 133 và thông tư 200:
- Khi thực hiện việc nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trên cơ sở tờ khai thuế môn bài trước đó đã nộp cho chi cục Thuế, bạn hạch toán như sau: Lưu ý phải kiểm tra và xem xét kỹ doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư nào, 133 hay 200 để thực hiện việc hạch toán. Bởi trong trường hợp nếu bạn hạch toán sai TK kế toán, mức phạt sẽ từ 5 đến 10 triệu đồng. Cách xác định doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào thông thường sẽ dựa vào quy mô của doanh nghiệp. Cụ thể:
+ Cách hạch toán nộp thuế môn bài trên cơ sở thông tư 200: Có TK 3338 cho các loại thuế khác và nợ 6425 cho thuế, phí và lệ phí.
+ Cách hạch toán nộp thuế môn bài trên cơ sở thông tư 133: Có TK 3338 cho các loại thuế khác và nợ 6422 cho chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Khi thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách: Trên cơ sở là giấy nộp tiền vào ngân sách, cách hạch toán nộp thuế môn bài như sau: Có TK 111, 112 và nợ TK 3338.
- Khi thực hiện hạch toán tiền phạt trong trường hợp chậm nộp thuế môn bài như sau:
+ Trong trường hợp doanh nghiệp đã nhận được quyết định xử phạt của chi cục thuế: Có TK 3339 cho phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, nợ TK 811 cho các chi phí khác.
+ Trong trường hợp doanh nghiệp nộp tiền phạt, trên cơ sở giấy nộp tiền vào ngân sách sẽ hạch toán như sau: Có TK 111, 112 và nợ TK 3339 về phí, lệ phí cũng như các khoản phải nộp.
+ Trong trường hợp cuối kỳ kết chuyển, cách hạch toán như sau: Có TK 811 và nợ TK 911.
Lưu ý: Sẽ không được trừ khoản tiền phát chậm nộp tờ khai thuế môn bài và khoản tiền phạt nộp tiền thuế môn bài trong khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Chậm hạch toán nộp thuế môn bài, xử phạt ra sao?
Như vậy, hạch toán nộp thuế môn bài là một công việc bắt buộc doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động kinh doanh phải thực thi. Đó là nghĩa vụ đối với Nhà nước, vì vậy, nếu doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ này theo đúng quy định, theo quy định về luật thuế sẽ áp dụng các mức phạt cụ thể nếu doanh nghiệp chậm hạch toán để nộp thuế môn bài theo định kỳ hàng năm. Các mức phạt cụ thể sẽ như sau:
- Áp dụng phạt cảnh cáo đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 1 - 5 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 400 nghìn - 1 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 1 đến 10 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 800 nghìn - 2 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 11 đến 20 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 1,2 triệu - 3 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 21 đến 30 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 1,6 triệu - 4 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 31 đến 40 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 41 đến 90 ngày.
- Áp dụng mức phạt từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng đối với trường hợp chậm tờ khai lệ phí từ 90 ngày trở lên.
Trong trường hợp ngoài các trường hợp đã thống kê ở trên, mức phạt chậm nộp thuế sẽ được tính bằng mức lệ phí x 0,03% x số ngày chậm nộp.
Việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh
4. Cơ hội việc làm kế toán thuế trên viecday365.com
Nếu bạn đang học kế toán, điều quan trọng là bạn cần phải bổ sung những nghiệp vụ cụ thể gì trước khi bạn quyết định rằng đây là nghề nghiệp bạn muốn thay đổi. Nhiều chức danh khác nhau tồn tại trong lĩnh vực kế toán mà bạn có thể theo đuổi sau khi ra trường, chọn lĩnh vực đúng sở trường đam mê của bạn chính là chìa khóa để sự nghiệp thành công. Là một kế toán viên chuyên về thuế, bạn sẽ phải làm việc với các cá nhân hoặc các cơ quan, đơn vị để xử lý thuế, hồ sơ tài chính và kiểm toán. Bạn sẽ trang bị sự am hiểu trong các quy định của chính phủ về kế toán cũng như tất cả các nguyên tắc kế toán được áp dụng chung.
Kế toán thuế doanh nghiệp nhỏ thường thiết lập các hoạt động độc lập, trong đó họ cung cấp dịch vụ lập kế hoạch thuế và khai thuế cho một số khách hàng, trong khi kế toán thuế doanh nghiệp có nhiều khả năng làm nhân viên nội bộ trong một công ty. Kế toán thuế doanh nghiệp cũng chuẩn bị khai thuế thu nhập của nhà nước cho doanh thu được tạo ra và xử lý các vấn đề về thuế tài sản khi một doanh nghiệp hoặc tổ chức sở hữu tài sản.
Tóm lại, kế toán thuế sử dụng các kỹ năng và kiến thức về luật pháp và quy định thuế để cung cấp sự hỗ trợ cho khách hàng hoặc doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp thuế sao cho có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất có thể, luôn tuân thủ luật pháp và quy định về thuế của Nhà nước.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu tất cả các khía cạnh, quy định cũng như cách hạch toán nộp thuế môn bài. Đối với các cá nhân muốn tìm kiếm công việc kế toán thuế, có thể truy cập trực tiếp vào viecday365.com để nhận cơ hội việc làm lập tức!