Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất
Tác giả: Hoàng Châu Lâm 24-10-2024
Khi đi xin việc trong ngân hàng, bạn cần nắm được những điểm mạnh và điểm yếu nhất định của ngành này, để có thể chuẩn bị cho mình một bản CV chỉn chu và phù hợp với công việc. Một bản CV lồng ghép khéo léo điểm mạnh và đưa ra những điểm yếu không mấy “tệ hại” hay ảnh hưởng đến công việc được xem là một bản CV hoàn chỉnh. Vậy làm thế nào để viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng? Cùng khám phá chi tiết các thông tin về điểm mạnh và điểm yếu trong CV cho ngân hàng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu chi tiết về điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng
1.1. Khám phá những điểm mạnh trong CV ngân hàng
Điểm mạnh trong CV ngân hàng là những điểm hướng về thế mạnh của bản thân bạn, gồm có kỹ năng, tố chất làm việc và trình độ chuyên môn mà bạn có, giúp bạn có thể thực hiện công việc trơn tru và đúng chuyên môn của mình.
Mỗi người sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, tuy nhiên nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có những điểm mạnh nhất định thì mới có thể đáp ứng được điều kiện của công việc. Do đó, bạn cần nêu bật được những điểm mạnh cùng với những kỹ năng chuyên môn của mình trong CV một cách khéo léo nhé.
Ngoài CV ngân hàng tài chính, bạn có thể khéo léo đưa điểm mạnh của mình vào trong bộ hồ sơ xin việc của mình, gồm có thư xin việc và đơn xin việc.
1.1.1. Thành thạo tin học văn phòng
Nhân viên ngân hàng cần có kỹ năng tin học văn phòng, đây là một điều không thể thiếu trong CV mẫu của bạn. Những nghiệp vụ của ngành ngân hàng đòi hỏi bạn cần có kiến thức về tin học văn phòng, thành thạo về máy tính và biết sử dụng các phần mềm liên quan đến công việc. Chẳng hạn, một số phần mềm liên quan đến công việc kế toán, quản lý dữ liệu, tính toán và quản lý thông tin. Vì vậy, khi xin việc vào ngành này, bạn cần có kỹ năng thành thạo tin học văn phòng và khéo léo đưa vào CV của mình.
1.1.2. Yêu thích những con số
Làm việc trong ngành ngân hàng đòi hỏi các nhân viên phải yêu thích các con số vì hàng ngày đều tiếp xúc thường xuyên với các con số, dữ liệu và phép tính. Khi nhân viên không yêu thích các con số, họ khó mà mang lại kết quả cao trong công việc. Đồng thời, làm việc với con số thường xuyên giúp nhân viên ngành ngân hàng rèn luyện trí nhớ, có khả năng tính toán và tư duy logic hơn.
1.1.3. Thật thà và trung thực
Một nhân viên ngân hàng ưu tú không thể thiếu được đức tính thật thà và trung thực. Với bất cứ ngành nào thì đây cũng là điểm mạnh cần có và trong ngành ngân hàng cũng vậy. Đặc biệt, ngành ngân hàng có những cạm bẫy nhất định, và khi có đức tính này, nhân viên có thể thoát ra khỏi những cám dỗ đó. Ngoài mục kỹ năng trong CV, bạn có thể lồng ghép đức tính này trong mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng chứng khoán.
1.1.4. Kỹ năng giao tiếp tốt
Trong hồ sơ xin việc ngân hàng chứng khoán, đặc biệt là trong thư xin việc ngân hàng chứng khoán và CV xin việc ngành này, kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu đối với một nhân viên ưu tú. Nhân viên ngân hàng sẽ cần gặp mắt đối tác và khách hàng thường xuyên, do đó kỹ năng này có vai trò vô cùng quan trọng không thể phủ nhận.
1.1.5. Tuân thủ nguyên tắc làm việc
Bí quyết viết CV ngành ngân hàng là cần sự tỉ mỉ và cẩn trọng, do đó tuân thủ nguyên tắc làm việc sẽ là một điểm mạnh của ứng viên mà nhà tuyển dụng trông đợi ở họ. Khi làm việc với những con số, chỉ cần “sai một ly, đi một dặm”, vì vậy bạn cần có nguyên tắc làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác.
1.1.6. Tinh thần trách nhiệm cao
Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là một điểm mạnh giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bởi nghề này không dành cho những con người lười biếng và không có động lực làm việc. Đặc biệt, vào những lúc công việc quá nhiều, có tinh thần trách nghiệm và sự chuyên nghiệp là điều cần thiết giúp bạn tránh khỏi những sai lầm.
1.1.7. Chịu được áp lực cao
Khi làm việc trong thời gian dài, bạn có thể cảm thấy khối lượng công việc quá lớn và căng thẳng, khiến bạn dễ nản lòng. Lúc này, để có thể thành công và thăng tiến trong công việc, bạn cần có khả năng chịu đựng được áp lực trong công việc và có thể quản lý bản thân mình.
1.1.8. Cập nhật kiến thức mới
Trong CV ngân hàng, bạn nêu được điểm mạnh của mình là khả năng dự đoán các xu hướng tài chính, hay đoán trước được sự phát triển của kinh tế thị trường trong và ngoài nước chính là một điểm mạnh lớn. Bạn có thể nêu bật trong phần mục tiêu nghề nghiệp hay kỹ năng của bản thân mình.
Điểm mạnh này giúp bạn trở nên “tỏa sáng” so với những ứng viên khác, vì khi xác định được những biến động trên thị trường, bạn có thể bảo vệ hoặc mở rộng các danh mục đầu tư của ngân hàng.
Xem thêm: Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới
1.2. Vậy điểm yếu trong CV ngân hàng thì sao?
Khi trình bày CV ngành ngân hàng, bạn nên nêu những nhược điểm mà không ảnh hướng quá lớn đến công việc và khiến nhà tuyển dụng ái ngại nhé! Bạn cũng cần ghi những điểm yếu của mình theo một hướng tích cực nhất. Dưới đây là một số điểm yếu bạn có thể đưa vào trong CV của mình.
1.2.1. Kỹ tính trong công việc
Nếu bạn nói điểm yếu này trong CV của mình theo một hướng tích cực, điểm yếu có thể trở thành không đáng lo ngại. Chẳng hạn: “Tôi là người cực kỳ kỹ tính, luôn kiểm tra kỹ càng các khâu trong công việc để không xảy ra sai sót”.
1.2.2. Khó tập trung
Bạn là một người khó tập trung trong công việc, tuy nhiên sẽ không còn là điểm yếu nếu bạn lên kế hoạch công việc vào đầu tuần hoặc cuối ngày. Khi đó, bạn có thể tự nhận thức được công việc cần hoàn thành, ưu tiên thứ tự quan trọng của công việc.
1.2.3. Người hướng nội
Hướng nội có thể được xem là một điểm yếu trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể nói rằng mình không quá thoải mái khi trình bày ý tưởng hoặc kết quả công việc, nhưng không đồng nghĩa rằng kết quả mà bạn đưa ra không tốt. Hoặc bạn có thể nêu một cách tích cực là mình sẽ thay đổi các thói quen để trở nên hòa nhập với mọi người hay học thêm một lớp kỹ năng nào nó.
1.2.4. Yếu trong việc thuyết trình
Với điểm yếu này, bạn có thể nói rằng bạn cảm thấy căng thẳng khi phải giao tiếp hay nói chuyện trước đám đông, tuy nhiên bạn biết kỹ năng này vô cùng quan trọng nên đang cố gắng cải thiện bằng việc luyện tập các bài thuyết trình hay nói thử trước mặt người thân, bạn bè…
Các điểm yếu sẽ chẳng còn tai hại nếu bạn đưa ra được giải pháp khắc phục và không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân.
2. Một số lưu ý khi trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng
2.1. Luôn trung thực
Giống như trong sơ yếu lý lịch, khi bạn trình bày điểm mạnh và điểm yếu trong CV xin việc, điều quan trọng là bạn cần trung thực. Một câu trả lời trung thực và chân thực giúp bạn tạo ấn tượng hơn là một câu trả lời phóng đại.
Nhà tuyển dụng sẽ không muốn lựa chọn những ứng viên không trung thực và không có khả năng tự nhận thức, vì vậy khi bạn tự nhận ra điểm mạnh của bản thân và tận dụng nó thì sẽ là một điều tuyệt vời. Đồng thời, bạn cũng nên đưa ra rằng mình có thể cải thiện những điểm yếu và tìm cách khắc phục nó.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin thực tập tại ngân hàng cho sinh viên
2.2. Đưa ra ví dụ cụ thể
Khi trình bày điểm mạnh, điểm yếu, bạn cần đưa ra những ví dụ cụ thể, chẳng hạn như điểm mạnh đó đã hỗ trợ bạn trong công việc cũ ra sao, điểm yếu bạn khắc phục bằng cách nào… Ví dụ: “Khi làm việc tại Ngân hàng A. tôi có khả năng thành thạo tin học văn phòng và dự đoán được xu thế của thị trường, do đó tôi đã giúp ngân hàng tăng doanh thu nhanh chóng lên 20% chỉ trong vòng 1 tháng làm việc”.
Hoặc bạn có thể đề cập đến những khả năng, kỹ năng của bạn áp dụng vào thực tế cho nhà tuyển dụng thấy. Khi đó, nhà tuyển dụng không chỉ cảm thấy bạn nổi bật mà còn cảm nhận được sự trung thực của bạn.
2.3. Rút ra bài học
Khi đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu trong CV của mình, bạn không rút ra được bài học cho bản thân sẽ là một sai lầm lớn. Ví dụ, bạn có thể nêu rằng bạn có điểm yếu là tự ti, rụt rè và điều này làm bạn không thể thành công được trong công việc, giúp bạn học được những bài học quý giá, từ đó bạn mới có thể khắc phục được điểm yếu này của bản thân mình.
2.4. Ngắn gọn và súc tích
Các điểm mạnh và điểm yếu mà bạn đưa ra cũng cần ngắn gọn và súc tích. Về điểm yếu, bạn chỉ nên tập trung vào 1-2 điểm yếu của mình và tránh đưa ra quá nhiều điểm yếu mà quá ít điểm mạnh, điều này có thể khiến bạn bị loại nhanh chóng.
Vì vậy, bạn nên nhấn mạnh vào điểm mạnh và chỉ nên điểm qua những điểm yếu của bản thân. Đặc biệt, bạn nên đi sâu vào việc phân tích các điểm mạnh giúp bạn thế nào trong công việc và điểm yếu khiến bạn gặp vấn đề nào. Nhà tuyển dụng sẽ đề cao bạn hơn cả khi bạn biết đưa những điểm nổi trội của bản thân và đi sâu vào chi tiết. Nếu vẫn còn phân vân về cách viết CV, bạn có thể truy cập vào website viecday365.com để tham khảo những mẫu CV và tạo CV online ngành ngân hàng nhanh chóng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách đưa điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng. Bạn cần nên khéo léo đưa những điểm mạnh của mình vào trong CV xin việc ngân hàng, không nên quá phô trương hoặc phóng đại quá mức. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên đưa ra những điểm yếu không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của bạn và cách mà bạn khắc phục chúng. Nên nhớ rằng, dù bạn đưa ra điểm mạnh và điểm yếu nào, bạn cũng cần trung thực nhé!