Tải free Mẫu biên bản thanh lý tài sản theo TT200 và TT133

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 20-04-2024

Biên bản thanh lý tài sản là một trong những loại văn bản được sử dụng khá phổ biển trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần sử dụng đến mẫu bản thanh lý tài sản cố định này. Bạn tham khảo thêm bài viết download biên bản thanh lý tài sản cố định và biết cách viết nhé!

1. Biên bản thanh lý tài sản là gì?

Trên thực tế thì mẫu biên bản thanh lý tài sản được sử dụng để làm căn cứ để kế toán ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán về việc thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Và mẫu biên bản thanh lý này chính là chứng từ xác nhận được điều đó. Vậy nên, các bạn cũng có thể hiểu rằng, biên bản thanh lý tài sản cố định là một trong những loại văn bản được các doanh nghiệp sử dụng là để phản ánh nghiệp vụ thanh ký tài sản cố định của mình trong những trường hợp như dư thừa tài sản, kiểm kê lại tài sản hoặc bị phá sản, sát nhập…

Biên bản thanh lý tài sản là gì?

Trên thực tế thì trong mẫu biên bản bán thanh lý tài sản thì cũng sẽ phải thể hiện được giá trị ban đầu của tài sản, giá trị hao mòn của tài sản và giá trị còn lại của tài sản… Thì mới có thể phản ánh được hết được và kế toán ghi giảm được chính xác cũng như khớp với thực tế hơn.

2. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cập nhật mới nhất

Mặc dù là mẫu văn bản quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng được sử dụng trong doanh nghiệp nên nhiều kế toán viên cảm thấy lúng túng và không biết cách viết biên bản thanh lý tài sản cố định đó thế nào. Vậy nên, để các bạn vừa có mẫu để tham khảo vừa có thể thực hành theo những hướng dẫn về cách ghi biên bản thanh lý tài sản cố định thì đững bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.

Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản thông tư 200 free tại đây!

Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản thông tư 200 free tại đây!

Tải xuống ngay (FILE PDF)
Tải xuống ngay (FILE WORD)

Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản thông tư 133 free tại đây!

Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản thông tư 133 free tại đây!

Tải xuống ngay(FILE WORD)

 Tải xuống ngay (FILE PDF)

Hướng dẫn viết mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định:

Trên thực tế thì tài sản cố định thanh lý là những loại tài sản đã hư hỏng, đã được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, thiết bị máy móc lạc hậu… vậy nên trong nội dung của biên bản họp thanh lý tài sản cố định cũng cần phải phản ánh rõ những giá trị thực tế của tài sản đó. Và điều đó cũng sẽ giúp cho kế toán hạch toán nghiệp vụ thanh lý tài sản được chính xác hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình viết biên bản này thì nhiều bạn nhầm lẫn và chưa đánh giá chính xác được những điều cơ bản đó. Vậy nên, đừng bỏ lỡ những kinh nghiệm viết được chia sẻ dưới đây nhé.

- Góc trái của biên bản: Người viết cung cấp thông tin đơn vị, bộ phận sử dụng. Góc bên phải sẽ là nội dung của thông tư. Đối với phần thông tin đơn vị thì cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng dấu đóng đơn vị để thay thế vào đó và điều này là hợp lệ.

- Giữa văn bản là: BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ (được căn lề ở giữa với cỡ chữ to hơn để gây sự nổi bật). Cùng với đó là những thông tin về ngày tháng năm, số biên bản, nợ, có.

Hướng dẫn viết mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định

- Mục I: Thông tin về thành viên của Hội đồng/ ban thanh lý tài sản. Trên thực tế thì trước khi đưa ra quyết định thanh lý tài sản thì các doanh nghiệp thường sẽ xây dựng cũng như tổ chức nên Ban thanh lý nên chắc chắn thông tin này cũng sẽ có trung bình 3 người.

- Mục II: Phần nào sẽ phản ánh nội dung “Tiến hành thanh lý tài sản cố định”, người viết sẽ cung cấp những thông tin về chỉ tiêu quyết định thanh lý tài sản:

Tên tài sản, ký hiệu tài sản, quy cách (cấp hạng) của tài sản; số hiệu tài sản; nhà cung cấp (nước sản xuất, năm sản xuất); thời điểm cụ thể theo năm đưa vào sử dụng và kèm theo số thẻ của tài sản đó.

Nguyên giá tài sản, giá trị hao mòn của tài sản cho đến thời điểm thực hiện nghiệp vụ thanh lý, và cả giá trị còn lại.

- Mục III: Nội dung phản ánh kết luận về việc thanh lý tài sản. Phần này sẽ chỉ viết khoảng 2 dòng để nói về những ý kiến của thành viên trong ban thanh lý một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm. Sau đó là kèm theo ngày tháng năm và chữ ký đầy đủ họ và tên của Trưởng ban thanh lý tài sản cố định.

- Mục IV: Nội dung phần này của mẫu thanh lý tài sản theo thông tư 200, thông tư 133 phản ánh kết quả thanh lý tài sản. Nghĩa là sau khi kế toán đã xử lý số liệu dựa trên các chứng từ kế toán để có được giá trị thu hồi thực tế cùng với các chi phí phát sinh trong nghiệp vụ thanh lý tài sản thì sẽ được hạch toán vào phần chi phí thanh toán cùng với giá trị thu hồi được của tài sản. Trên thực tế thì giá trị thu hồi này các bạn cũng có thể hiểu được đó chính là khoản giá trị mà tài sản đó có thể thu về được theo đúng với giá trị thực tế còn lại, ví dụ như: giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi, bán lại…

Sau đó là thời điểm lập biên bản đề nghị thanh lý tài sản kèm theo đầy đủ họ tên, chữ ký của kế toán trường và Giám đốc (đóng dấu).

Lưu ý: Những số liệu về giá trị trong phần IV, người viết sẽ phải cung cấp bằng số và cả chữ để đảm bảo được tính chính xác và thống nhất của văn bản thanh lý tài sản cố định. 

Như vậy, các bạn cũng thấy rằng việc lập mẫu văn bản này cũng không hề khó khăn hay mất nhiều thời gian đúng không nào? Ngoài ra, hiện nay chưa có mẫu biên bản thanh lý tài sản Excel, nên các bạn có thể sử dụng các bản Word, PDF tương ứng từng thông tư được chia sẻ free ở trên nhé. Và để hiểu rõ hơn về những quy định của biên bản thanh lý này thì các bạn tiếp tục tham khảo nội dung tiếp theo nhé.

Việc làm bảo hiểm

3. Mẫu biên bản thanh lý tài sản theo thông tư 200, thông tư 133 sử dụng khi nào?

Sau khi các bạn đã nắm rõ và biết cách biết mẫu văn bản này rồi thì cũng cần phải biết được những quy định cụ thể về việc thanh lý tài sản. Và đương nhiên khi doanh nghiệp có quyết định thanh lý tài sản thì sẽ sử dụng đến mẫu văn bản này. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thanh lý đúng không nào?

Mẫu biên bản thanh lý tài sản theo thông tư 200, thông tư 133 sử dụng khi nào?

Điều này cũng đã được quy định rõ tại nội dung của Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc thanh lý tài sản, tại đây các bạn sẽ thấy được có 3 trường hợp mà doanh nghiệp cần thanh lý tài sản và sử dụng biểu mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định. Đó là:

- Khi tài sản cố định đã quá hư hỏng, việc tiếp tục sử dụng những tài sản đó là không khả thi.

- Khi tài sản cố định (trang thiết bị máy móc...) đã quá lạc hậu, cần phải đổi mới để cải thiện cũng như nâng cao được hiệu quả sản xuất.

- Khi tài sản cố định không còn đáp ứng được nhu cầu và xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức nữa.

Sau khi ban thanh lý tài sản cố định được thành lập thì ban thanh lý này cũng sẽ có nhiệm vụ tổ chức và triển khai việc thanh lý tài sản cố định theo đúng với quy trình, trình tự, quy chế của tổ chức về chế độ quản lý tài chính. Đồng thời khi đó Ban thanh lý tài sản cố định sẽ thực hiện nhiệm vụ  lập biên bản phản ánh thanh lý theo cách ghi biên bản thanh lý tài sản đã được hướng dẫn ở trên.

Và theo đúng với quy định thì biên bản sẽ được lập thành 2 bản có nội dung y hệt nhau, trong đó 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản và 1 bản lưu trữ tại phòng kế toán để kế toán viên tiến hành hạch toán ghi sổ (các khoản phát sinh thu, chi thanh lý tài sản,...) và theo dõi.

Việc làm chăm sóc khách hàng

4. Một số quy định nên biết khi lập biên bản thanh lý tài sản

Trên thực tế thì không phải tài sản cố định nào cũng được khấu hao hết rồi mới hư hỏng hay được thanh lý. Bởi có những trang thiết bị khi sử dụng bị hỏng giữa chừng trong quá trình đang tham gia hoạt động sản xuất, như vậy là chưa kịp khấu hao hết và chưa thu hồi đủ vốn đã bỏ ra nên các doanh nghiệp vẫn cần phải thanh lý.

Một số quy định nên biết khi lập biên bản thanh lý tài sản

Nhưng trước khi đưa ra quyết định thanh lý khi tài sản chưa được thu hồi đủ vốn này thì sẽ phải được xác định nguyên nhân một cách cụ thể. Nếu thuộc về tập thể, cá nhân thì sẽ có trách nhiệm nhận để tiến hành xử lý bồi thường phù hợp với khoản giá trị còn lại của chính tài sản hư hỏng đó, nghĩa là phải thanh toán được số thu về trong cách làm biên bản thanh lý tài sản cố định ở trên. Và số tiền cụ thể sẽ được chính Giám đốc, Ban lãnh đạo quyết định.

Trong trường hợp mà số tiền được đền bù không đủ, không tương ứng với giá trị còn lại thực tế của tài sản thì sẽ được kế toán viên hạch toán khoản còn chênh lệch đó vào chi phí khác trong sổ kế toán, và điều này thể hiện được rằng khoản đó chính là lỗ của việc thanh lý tài sản cố định và doanh nghiệp sẽ chịu.

Mặt khác, có nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để nhận sự đền bù này mà không nhất thiết bằng tiền mặt. Có thể là tập thể, cá nhân đó sẽ bị trừ lương, thay thế bằng thời gian làm việc... Điều này sẽ phụ thuộc vào quy định cũng như quyết định của từng ban lãnh đạo khác nhau.

Đương nhiên những điều đó đều được thể hiện rõ nét trong sổ kế toán và có thể là trong biên bản thanh lý tài sản. Nhưng để chắc chắn hơn thì các bạn cũng nên lưu ý rằng, đối với những loại tài sản cố định đang trong quá trình chờ thanh lý, không cần dùng nữa mà vẫn chưa thu hồi đủ vốn thì doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch cho việc theo dõi, quản lý cũng như bảo quản tài sản cố định đó theo đúng với quy định của Bộ tài chính.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về việc thanh lý tài sản, cùng với các mẫu biên bản thanh lý tài sản mà bạn có thể lưu hoặc tải về sử dụng miễn phí. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về việc lập biên bản thực hiện thanh lý TSCĐ. Để tham khảo nhiều tin tức hữu ích khác liên quan đến ngành Kế toán, tài chính thì ghé qua ngay viecday365.com nhé các bạn!