Gợi ý các câu hỏi phỏng vấn marketing nhà tuyển dụng hay hỏi nhất
Việc làm marketing vốn vẫn được biết đến là một việc làm có tỉ lệ chọi khá cao giữa các ứng viên trong khi đi phỏng vấn. Đó cũng là lý do vì sao mà các doanh nghiệp luôn xây dựng các vòng thử thách, phỏng vấn chuyên sâu để có đánh giá được chính xác nhất năng lực của một ứng viên. Với gợi ý về các câu hỏi phỏng vấn marketing sau đây, các bạn có thể bỏ túi cho mình bí kíp để tăng tỉ lệ thành công ở vòng này.
1. Đặc điểm chung của hệ thống các câu hỏi phỏng vấn marketing
Marketing là một ngành nghề năng động và đòi hỏi nhiều sự sáng tạo. Nó cũng là một ngành được xếp ngoài danh sách “gừng càng già càng cay”, nghĩa là không phải người giỏi marketing luôn là những người có kinh nghiệm lâu năm. Vì lẽ đó mà nhà tuyển dụng thực sự muốn tìm được ứng viên tài năng nhất không thể nào thông qua những câu hỏi phỏng vấn chung chung, thông thường. Đổi lại họ luôn cố gắng để đặt ra các tình huống cũng như những câu hỏi về phản xạ tư duy để nhận biết đâu là một marketer tiềm năng.
Trong một buổi phỏng vấn marketing, các doanh nghiệp sẽ thường đưa ra các câu hỏi về:
- Thông tin cá nhân ứng viên
- Kiểm tra các kiến thức nền cơ bản về marketing
- Thử thách khả năng sáng tạo và tự duy về marketing
- Kiểm tra sự cập nhập các xu hướng marketing mới nhất
Các câu hỏi có thể được thể hiện dưới dạng các bài test, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tình huống hoặc đôi khi là chủ đề để ứng viên có thể thỏa thích sáng tạo và thuyết trình trước nhà phỏng vấn.
Bên cạnh đó, marketing là tổng hợp của nhiều mảng về tiếp thị khác nhau, cho nên trước khi phỏng vấn, công ty cũng cần thiết kế lại dung lượng câu hỏi sao cho số lượng câu hỏi về chuyên môn chiếm nhiều hơn các kiến thức chung. Bằng cách này thì nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được chính xác và sát nhất năng lực của ứng viên đó.
2. Các câu hỏi và câu trả lời hay gặp nhất khi phỏng vấn marketing
2.1. Bạn dự định sẽ xây dựng chiến lược marketing nào đối với lĩnh vực của công ty chúng tôi?
Khi hỏi câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn xem thử năng lực phán đoán khách hàng và thị trường marketing. Đây là một điều quan trọng trong kỹ năng làm nghề của các marketer, bởi rất nhiều ứng viên thường lựa chọn dập khuôn một phương pháp hay một chiến lược mà mình đã quen dùng. Để trả lời câu hỏi này trước tiên các bạn cần xác nhận
- Lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động là gì
- Đánh giá về tình hình thị trường của lĩnh vực đó
- Đối tượng khách hàng chính của thị trường đó là gì?
- Phân tích insight nhóm khách hàng này
- Lựa chọn một chiến lược phù hợp
Gợi ý trả lời:
(Ví dụ đối với công ty phỏng vấn về lĩnh vực website tuyển dụng)
Đối với lĩnh vực của quý công ty đang hoạt động, đây là một thị trường không mới cũng không cũ song nó lại có sức cạnh tranh khá cao ở Việt Nam hiện nay. Bản chất của một website tuyển dụng sẽ hướng đến 2 nhóm đối tượng là ứng viên và nhà tuyển dụng. Cho nên anh/chị đây muốn đề cập đến nhóm đối tượng nào? Nếu như đối tượng là ứng viên thì đa số sẽ là ứng viên trẻ, sinh viên mới ra trường, công cụ tiếp cận tốt nhất là thông qua các kênh mạng xã hội. Bên cạnh đó nếu đối tượng là nhà tuyển dụng thì đa số sẽ là doanh nghiệp startup, doanh nghiệp cho nên tôi sẽ lựa chọn đánh vào giá rẻ của các gói tin để thu hút nhà tuyển dụng hơn.
Câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất
2.2. Một khách hàng đã để lại một đánh giá tiêu cực về sản phẩm của chúng tôi trên một trang truyền thông xã hội. Bạn sẽ trả lời khách hàng đó như thế nào
Câu hỏi này dưới dạng tình huống, song nó lại cho phép ứng viên bộc lộ được ưu nhược điểm trong tư duy về marketing. Bởi đây được xem là “chuyện cơm bữa” của bất kỳ doanh nghiệp mà các maketer của doanh nghiệp phải đối mặt để giải quyết. Nhà tuyển dụng chưa hẳn là đã muốn ứng viên thể hiện sự khéo léo của mình để làm nguôi cơn giận của khách hàng bởi chưa chắc vấn đề tiêu cực mà khách hàng đưa ra đó có thể ngay phục ngay và trong tầm kiểm soát. Vì vậy nếu như một ứng viên vội vàng sẽ lập tức trả lời bằng việc “xin lỗi khách hàng” hay “cam kết đền bù”.
Cách xử lý này hoàn toàn sai, các bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được đôi mắt tổng quan sự linh hoạt trong năng lực tiếp thị của bạn. Bằng cách đưa ra cho nhà tuyển dụng một phương thức để xác nhận lại vấn đề của khách hàng, tiến đến những điều tích cực nhất có thể làm cho vấn đề tiêu cực đó. Ví dụ bạn thấy đó sẽ là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện một chiến lược marketing lớn, hiệu quả hơn.
Gợi ý trả lời
Trước khi trả lời một bình luận tiêu cực nào đó, thay vì auto tool xin lỗi khách hàng, hay vội vã delete nó thì tôi sẽ tìm hiểu thương hiệu của chúng ta đang được và mất những gì từ bình luận đó. Sau đó tôi sẽ dùng phần được đó để tạo ra một chiến dịch marketing hoàn toàn mới. Đôi khi cái marketer cần làm không phải giải quyết sự ức chế của một khách hàng mà là gây tò mò với nhiều khách hàng khác.
2.3. Hãy cho chúng tôi về một sản phẩm mà bạn tiếp thị thành công. Chiến lược của bạn là gì?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò về kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn, bên cạnh những thành công còn là kỹ năng của ứng viên được thể hiện trong quá khứ đó như thế nào. Đương nhiên, bạn nên chọn một “thành tích” vẻ vang nhất của mình trong quá trình làm marketing rồi. Tuy nhiên ở đấy khi “khoe” những sản phẩm này, các bạn cần có sự mô tả cụ thể cùng với trình từ theo thời gian. Điều này sẽ cho thấy sự tiến triển từng bước khi làm việc theo đúng chiến dịch marketing của bạn như thế nào. Bên cạnh đó các bạn cũng nêu dẫn chứng, địa điểm, thời gian rõ ràng để tạo độ tin cậy hơn với những gì mình trình bày.
Gợi ý trả lời:
Ở công ty trước, tôi đã từng đảm nhiệm về marketing cho một sản phẩm về sinh tố hoa quả đóng hộp dành cho trẻ em do công ty tôi - công ty ABC sản xuất. Đầu tiên tôi xây dựng 2 phương thức marketing chủ đạo đó là tiếp thị trực tiếp thông qua đặt gian hàng giới thiệu và chào bán tại các cổng trường mầm non và thứ hai là marketing trên facebook với các hội nhóm của bà nội trợ và mẹ bỉm sữa. Tôi đánh giá được đối tượng sử dụng chính của dòng sản phẩm này là trẻ em trong khi khách hàng sẽ là các bà mẹ. Đặc biệt đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, các mẹ luôn quan tâm nhất là yếu tố sạch và đảm bảo, có thể bỏ qua yếu tố về giá thành. Vậy nên khi thực hiện chiến dịch này, chúng tôi luôn nhấn mạnh vào 2 yếu tố kể trên, từ đó marketing về sản phẩm này đạt tín hiệu tích cực hơn.
2.4. Hãy cho tôi biết về một chiến dịch tiếp thị mà bạn tiến hành không thành công. Bạn đã học được gì từ đó?
Câu hỏi này khi được đặt ra vốn là để nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng đối phó với thất bại của ứng viên. Marketing là một biển kiến thức vô giới hạn và có thể thay đổi hàng ngày hàng giờ, cho nên không phải lúc nào các chiến dịch marketing cũng được thực hiện hiệu quả và thành công. Điều quan trọng này là chúng ta rút được gì và học được điều gì từ sự thất bại đó. Đấy chính là một điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn thấy được ở các nhân viên marketing của mình. Tuy nhiên khi nói về thất bại đừng để lại cái kết cuối cùng là sự sụp đổ hoàn toàn của một chiến dịch marketing. Điều ấy có thể làm nhà tuyển dụng e dè khi lựa chọn bạn.
Gợi ý trả lời
Trước đây khá lâu tôi đã từng đảm nhiệm marketing cho một sản phẩm về dịch vụ, song sai lầm của tôi đó là không có sự tham gia trực tuyến mạnh mẽ từ khách hàng. Đương nhiên với dịch vụ, điều này giống như một “liều thuốc độc” giết chết chiến dịch marketing của chúng tôi và làm giảm doanh số. Sau thất bại đó, chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích, tôi đã học được rằng ý thức của chúng tôi về khách hàng là không chính xác và khách hàng thực sự nên được nhắm mục tiêu khác nhau. Và điều này sau đó đã được thông qua bằng quảng cáo và tiếp cận lẫn trải nghiệm khách hàng, nhờ vậy giúp chiến dịch marketing của chúng tôi sau đó thành công.
3. Những câu hỏi mà ứng viên có thể đặt lại với nhà tuyển dụng
Ngoài việc trả lời xuất sắc các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra thì ứng viên nên có những câu hỏi để đặt ngược lại cho nhà tuyển dụng. Mục đích việc này vừa để thể hiện cá tính của bạn cũng thông qua đó khẳng định hơn năng lực và giá trị của bản thân. Các câu hỏi có thể gồm có như:
- Giới hạn về marketing nào mà tôi được phép làm tại quý công ty?
- Sự khuyến khích về các chiến dịch marketing mới được thể hiện như thế nào ở công ty?
- Tôi có thể làm việc cũng với những bộ phận nào để góp phần tạo ra một chiến dịch marketing hiệu quả?
- KPI cho vị trí việc làm của tôi như thế nào?
- Khả năng thăng tiến của tôi ở quý công ty ra sao?
- Tôi sẽ học được những gì từ bản lề marketing sẵn có của công ty?
Tất cả những câu hỏi trên các bạn có thể kết hợp trong quá trình hỏi đáp với nhà tuyển dụng trong các phần “hỏi xoáy” của nhà tuyển dụng. Hoặc các thông thường nhất đó là khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?” thì bạn có thể bắt đầu đưa ra một loạt các câu hỏi trên.
Tuy nhiên một lưu ý dành cho bạn khi đặt câu hỏi ngược dành cho nhà tuyển dụng đó ra việc làm sao tiết chế được cái tôi. Đồng ý rằng việc chủ động đưa ra các câu hỏi chứng tỏ năng lực của bạn khá rõ song trên thực tế nó dẫn dễ bị xảy ra hiện tượng tự kiêu và có thể coi là những người có EQ thấp. Lúc này, nếu so giữa một người làm marketing bình thường nhưng có EQ cao mà một người làm marketing giỏi nhưng EQ thấp thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ sẵn sàng đánh trượt trường hợp 2.
Bài viết trên đây là những gợi ý câu hỏi phỏng vấn marketing nhà tuyển dụng hay hỏi nhất. Hy vọng rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm hữu ích nhất cho buổi phỏng vấn của mình sắp tới. Và nhờ vậy biết đâu khả năng được chọn của bạn cũng sẽ cao hơn.
1152 0