Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng anh hay bị hỏi nhất
Đối với việc tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là giáo viên ngôn ngữ thì vòng phỏng vấn khá là quan trọng. Nhà tuyển dụng thường xây dựng bộ câu hỏi khá “hóc búa” để đánh giá năng lực ứng viên. Tương tự như vậy với việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, bộ câu hỏi để phỏng vấn cũng khá đa dạng. Chính vì vậy việc nắm được các câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh hay dùng sẽ giúp các bạn có được sử chuẩn bị trước.
1. Bố cục chung của các câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh
Tiếng Anh là thứ tiếng quốc tế được sử dụng trên toàn thế giới thế nên việc học tiếng Anh trở thành bắt buộc trong các chương trình giáo dục phổ thông và đại học ở hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam, việc học tiếng Anh cũng là một nhu cầu lớn của rất nhiều đối tượng học sinh, học viên. Chính vì vậy mà các trung tâm tiếng Anh mọc lên như nấm, kéo theo nhu cầu tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh cũng tăng theo.
Tuy nhiên đã là ở vị trí của người dạy học về một thứ tiếng nước ngoài, cho nên các trung tâm đào tạo rất chú trọng vào việc tuyển được một ứng viên tốt nhất, đáp ứng được tiêu chí của trung tâm. Đương nhiên để làm được việc này thì mỗi trung tâm sẽ xây dựng những câu hỏi tuyển dụng từ tổng quan đến chi tiết của chuyên môn và tính cách ứng viên. Từ đó, họ sẽ có được căn cứ để biết rằng đâu là ứng viên phù hợp nhất.
Thông thường bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh sẽ gồm có 3 phần: Phần câu hỏi về bản thân, phần câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ dạy học và kèm theo một phần đặc biệt đó là về kỹ năng quản lý lớp, học viên. Đương nhiên, suôn suốt toàn bộ buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi đáp ứng viên bằng tiếng Anh, và ứng viên cũng phải trả lời bằng thứ tiếng này. Không những vậy thông qua từng câu hỏi, người phỏng vấn có thể sẽ đặt những câu hỏi có những từ khó để đánh giá trình độ tiếng Anh của ứng viên.
Xem thêm: Cách viết Cover Letter cho giáo viên tiếng Anh ấn tượng nhất
2. Câu hỏi và cách trả lời về bản thân của ứng viên giáo viên tiếng Anh
Có một điểm đặc biệt trong khi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh đó là nhà tuyển dụng luôn cho phép bạn tự giới thiệu về bản thân, thay vì đặt các câu hỏi “Bạn tên là gì”, “Bao nhiêu tuổi”, “Sở thích là gì”, “Ưu nhược điểm của bạn như thế nào”. Chính vì vậy cách hay nhất cho bạn đó là hãy xây dựng trước một bài giới thiệu văn tắt nhưng đầy đủ về bản thân bằng tiếng Anh. Chẳng hạn:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
“Tôi là Trang, 24 tuổi, tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh của Đại học Sư phạm Hà Nội. Trước đó, tôi đã có kinh nghiệm làm gia sư tiếng Anh cho học sinh cấp 2 và cấp 3 trong khoảng 2 năm. Dạy học tiếng Anh luôn là sở thích cũng là sở trường của tôi vì tôi cực yêu thích thứ ngôn ngữ này và hào hứng với việc truyền lại sự đam mê đó cho học sinh. Ngoài ra tôi cũng thích nghe nhạc US - UK và xem các bộ phim Hollywood”
Hãy chú ý về việc đưa ra các thông tin của bản thân phải gắn được sự liên quan với việc dạy học tiếng Anh và niềm yêu thích tiếng Anh của bạn. Mục đích của việc cho ứng viên tự giới thiệu này chính là nhà tuyển dụng muốn thấy được cá tính cũng như sự tự tin khi thuyết trình bằng tiếng Anh của ứng viên. Ở phần câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể hỏi một vài câu hỏi phát triển từ thông tin giới thiệu bản thân của ứng viên. Những câu hỏi phát triển này thường sẽ nhằm mục đích khảo sát về kỹ năng dạy học và trình độ của ứng viên.
Ví dụ như: “Bạn nhận thấy tiếng Anh của bạn được củng cố thế nào thông qua sở thích hằng ngày của bạn” hay “Bạn có cách nào để vừa học và vừa chơi bằng tiếng Anh”
Với cả 2 kiểu câu hỏi này thì bạn chỉ việc đưa ra các dẫn chứng là các bài hát tiếng Anh, các bộ phim tiếng Anh bạn “cày” thường xuyên. Cách đáp lại nhà tuyển dụng sẽ là
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
“Tôi thường xem các bộ phim nước ngoài có phụ đề tiếng Anh thay vì tiếng Việt để vừa tự trau dồi thêm cách phát âm cũng như những phong cách giao tiếp của người bản địa. Sau đó tôi sẽ ghi lại những câu ví von hoặc idiom hay ho từ các bộ phim đó ra giấy để ghi nhớ”
Xem thêm: Tra cứu lương giảng viên tiếng Anh
3. Các câu hỏi về nghiệp vụ dạy học của giáo viên tiếng Anh
Đây được xem là phần chính của buổi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh, cho nên các câu hỏi sẽ chiếm dung lượng nhiều nhất. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực dạy học cũng như trình độ chuyên môn về tiếng Anh của bạn. Một số câu hỏi và cách trả lời như sau.
Câu hỏi 1: Tại sao bạn muốn làm giáo viên tiếng Anh mà không phải các công việc khác sử dụng ngôn ngữ này?
Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn thấy được sự yêu thích của bạn với công việc dạy học này như thế nào. Bởi khi bạn hào hứng nói về công việc đó nghĩa là khả năng bạn tận tâm với công việc cao hơn. Cho nên hãy “vẽ” ra những lợi ích tuyệt vời nhất mà bạn thấy được từ việc dạy học tiếng Anh, và có thể gắn nó với một lợi ích xã hội nào đó.
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Vì tôi có thể giúp mọi người yêu thích và thành thạo thứ ngôn ngữ phổ thông quốc tế như tôi. Không những thế việc dạy học tiếng Anh còn giúp tôi trau dồi được khả năng tiếng Anh hằng ngày ở mọi kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) chứ không đơn thuần chỉ là tiếng Anh giao tiếp.
Câu hỏi 2: Phương pháp dạy học tiếng Anh nào mà bạn cho là hữu hiệu nhất cho học viên?
Thực tế, câu hỏi này không có một câu trả lời nào là chính xác nhất. Bởi lẽ nếu như bạn chỉ chăm chăm cho rằng một phương pháp học có thể áp dụng cho mọi học viên thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một người không có nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi này đó là tập trung vào việc đánh giá trình độ của học viên trước khi áp dụng phương pháp dạy.
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Không có một phương pháp dạy học tiếng Anh nào là hữu hiệu nhất. Bởi lẽ mỗi một học viên sẽ có một trình độ và khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì vậy thay trước khi lựa chọn phương pháp dạy, tôi sẽ xem học viên đó có khả năng tiếp thu dễ dàng nhất thông qua giác quan nào. Đồng thời tôi cũng sẽ khảo sát về sở thích hằng ngày của học viên để gắn việc học tiếng Anh với sở thích, nhờ vậy giúp học viên hào hứng hơn với việc học.
Câu hỏi 3: Học sinh Việt Nam thường gặp khó khăn nhất với kỹ năng tiếng Anh nào? Và cách khắc phục tốt nhất bạn từng làm.
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn dò hỏi về kinh nghiệm dạy học trước đó cũng bạn cũng như kỹ năng trong việc giảng dạy. Và nếu bạn đã từng đi dạy học thì các bạn có thể thừa biết đáp án ở đây là gì. Song bạn cũng không nên khẳng định điều đó 100% vì có thể đối tượng dạy học của bạn có sự khác nhau. Vì vậy trước đó các bạn hãy kèm theo thông tin ở đây là đối tượng học viên của bạn từng dạy là gì. Không những thế bạn cũng phải mô tả chi tiết phương pháp ấy cũng như phân tích tính hiệu quả của phương pháp ấy ở điểm nào. Để từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá khách quan hơn với bạn.
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Trước đây tôi đã từng dạy tiếng Anh cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Với đối tượng này, khó khăn lớn nhất đó chính là phần phát âm vì các em chỉ tập trung vào việc học ngữ pháp. Tuy nhiên để có thể cải thiện được yếu điểm này tôi đã áp dụng phương pháp nghe - xem - lặp lại. Đó là tôi sẽ cho học viên nghe cách phát âm của một từ, sau đó xem khẩu hình miệng của người bản ngữ khi phát âm từ đó, tiếp tục cho học sinh phát âm lại và bắt chước theo khẩu hình miệng. Nhờ vậy học sinh có thể mở khẩu hình cũng như bật ra phát âm chuẩn nhất.
Câu hỏi 4: Hình thức bài giảng nào mà bạn cho là gây hào hứng nhất cho việc học tiếng Anh của học sinh?
Với câu hỏi này, các bạn có thể chỉ ra hơn 1 hình thức giảng dạy. Kèm theo đó là mô tả hình thức bài giảng ấy như thế nào, lý giải tại sao học sinh lại hào hứng và kết quả của hình thức dạy ấy ra sao. Mục đích chính khi đưa ra câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng tiếp thu các xu hướng dạy học mới và sự sáng tạo trong chuyên môn giảng dạy của ứng viên.
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Trong quá trình dạy học của tôi, tôi thường sáng tạo ra rất nhiều kiểu bài giảng để linh hoạt trong việc dạy học, tránh gây nhàm chán và áp lực học cho học sinh. Hình thức mới nhất hiện nay mà tôi cho thấy rất hiệu quả đó chính là dạy học bằng hình ảnh và video. Bởi vì theo các nhà khoa học nghiên cứu thì việc tiếp thu kiến thức bằng hình ảnh sẽ lưu lại vào bộ nhớ con người lâu hơn, mắt người cũng nhạy cảm hơn với các thông tin so với các giác quan khác. Thông thường tôi sẽ tìm kiếm các ví dụ về từ mới, hay các câu idiom từ chính các bộ phim đình đám hay các bài hát hot của các nghệ sỹ US UK hiện nay để lôi kéo sự hứng thú của học sinh.
Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội
4. Câu hỏi kỹ năng quản lý lớp của ứng viên giáo viên tiếng Anh
Bên cạnh các nghiệp vụ giảng dạy tiếng Anh tốt thì các trung tâm cũng luôn mong muốn có thể tuyển được những ứng viên có năng lực về quản lý và tổ chức lớp học. Thông thường việc học tiếng Anh sẽ được tổ chức theo khóa học, tức là mỗi khóa học sẽ tương ứng với một giáo viên tiếng Anh quản lý và giảng dạy. Vì vậy có thể xem giáo viên đó giống như một giáo viên chủ nhiệm của lớp. Cho nên các bạn phải có các kỹ năng như: tổ chức lớp học, quản lý việc học của học viên, giải quyết vấn đề, cũng như các công tác chủ nhiệm khác. Đây được xem là cửa ải cuối cùng mà nhà tuyển dụng sẽ dành cho ứng viên cho nên có thể họ sẽ đặt ra các tình huống lớp học để thử thách phương án giải quyết.
Cụ thể ở đây, nhà tuyển dụng có thể đưa một số câu hỏi như:
Câu hỏi 1: Nên xây dựng việc thưởng phạt trong việc học của học viên ở lớp như thế nào?
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Việc thưởng và phát trong khi tổ chức lớp học là điều không thể thiếu và luôn được diễn ra song song. Tuy nhiên việc thưởng phạt phải có ích lợi đối với việc học tiếng Anh của học sinh. Các tốt nhất đó là: nếu phạt thì sẽ phạt học sinh chép phạt hay nhân đôi bài tập, nếu thưởng thì sẽ giảm bớt số lượng bài tập cho học sinh. Tuyệt đối là không áp dụng hình thức thưởng phạt bằng tiền vì đặc biệt nó không thực sự gây áp lực với học sinh bị phạt. Điều này vô hình chung sẽ làm học sinh chểnh mảng việc học hơn.
Câu hỏi 2: Cách để kết hợp giữa ổn định lớp học và luyện tập tiếng Anh cho học sinh?
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Tôi nghĩ nên khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh suôn suốt buổi học kể cả các công việc cá nhân trong lớp. Không những vậy, các nội quy được xây dựng cũng phải được dùng toàn bộ bằng tiếng Anh và được treo ở khắp lớp học. Điều này sẽ khiến học sinh có cảm giác tràn ngập trong một môi trường tiếng Anh, từ đó tạo thói quen và phản xạ tiếng Anh cho học sinh.
Câu hỏi 3: Cách xử lý khi học sinh không chịu làm bài tập về nhà môn tiếng Anh?
Câu trả lời:
(Dịch lại bằng tiếng Việt)
Khi gặp phải vấn đề này trước tiên tôi sẽ tìm hiểu xem vì sao học sinh đó lại không làm bài tập. Nếu như do một lý do khách quan tôi có thể yêu cầu học sinh làm bài tập bù. Còn nếu như lý do là học sinh không thể làm bài tập thì tôi có thể hướng dẫn sau giờ học để hướng dẫn tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên việc không làm bài tập vì bất kỳ lý do nào đều vi phạm quy định của lớp học cho nên tôi vẫn phải áp dụng hình thức phạt để làm gương cho học sinh khác.
Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh đầy đủ nhất. Các bạn có thể tham khảo những câu hỏi và hướng dẫn trả lời trên để có thể vượt qua vòng phỏng vấn thật dễ dàng. Ngoài ra cùng với website viecday365.com, các bạn cũng sẽ tìm được những việc làm dạy tiếng Anh hấp dẫn nhất!
5349 0