Top 5 câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên sacombank cho ứng viên

Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm clock blog27-07-2020

Ngân hàng Sacombank vốn được biết là một trong những môi trường làm việc mơ ước của nhiều ứng  viên đang theo đuổi ngành ngân hàng. Vậy nên không khó hiểu khi ở khâu phỏng vấn, ứng viên phải đối với những những thử thách cam go từ bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng của Sacombank đặt ra. Thế nhưng, hầu hết các chi nhánh của Sacombank hiện nay đều có một đề cương chung. Nhờ vậy mà nếu ứng viên nắm được các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank này giúp bạn “dễ thở” hơn trong buổi phỏng vấn đó. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Việc làm ngân hàng

1. Những câu hỏi hay hỏi khi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank

Những câu hỏi hay hỏi khi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank
Những câu hỏi hay hỏi khi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank

Trước khi đến được vòng phỏng vấn của Sacombank, tất cả ứng viên đều phải qua được vòng xét duyệt CV. Khác với nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp khác, Sacombank xây dựng hẳn mẫu CV riêng cho ứng viên của mình. Trên đó là tất cả những thông tin mà ngân hàng này luôn khai thác ở ứng viên của mình. Vậy nên khi ứng viên qua được vòng CV và có mặt trong vòng phỏng vấn, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đã nắm được hầu hết các thông tin cơ bản của bạn. Từ đó mà các câu hỏi trong buổi phỏng vấn đó thường xoay quanh các vấn đề về kinh nghiệm chuyên môn. Cụ thể:

1.1. Câu hỏi 1: Khả năng giao tiếp trong công việc giao dịch viên của bạn được thể hiện thông qua điều gì?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn xoáy sâu vào kỹ năng mà bạn đã tự ghi trong bản CV trước đó. Đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Song giao tiếp trong công việc ngân hàng nó khác hoàn toàn với giao tiếp xã hội. Vậy nên bạn cần chứng minh được sự phù hợp của bản thân đối với vị trí này thông qua biểu hiện về khả năng giao tiếp của bạn. 

Gợi ý trả lời: 

Khả năng giao tiếp của tôi thể hiện ở 2 khía cạnh chính trong công việc giao dịch viên đó là: nắm bắt tâm lý khách hàng, linh hoạt trong việc phản hồi yêu cầu. Khi khách hàng đến, tôi thường nhanh chóng hiểu ngay được những mong muốn và yêu cầu của khách hàng, nhờ vậy việc tư vấn dịch vụ của tôi được nhanh chóng hơn. Không những thế, tôi nắm bắt được thái độ và cảm xúc của khách hàng thông qua một vài dấu hiệu, chính vì thế mà có thể giảm thiểu tối đa sự phàn nàn và không hài lòng của khách hàng khi đến làm dịch vụ ở ngân hàng. 

1.2. Câu hỏi 2: Bạn đã có người yêu chưa? 

Câu hỏi 2: Bạn đã có người yêu chưa?
Bạn đã có người yêu chưa? 

Câu hỏi này nghe thì có vẻ tếu táo, vui vẻ nhưng thực chất trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng hàm ý muốn biết được thời gian biểu bạn sắp xếp cho công việc và cuộc sống đời tư tình cảm như thế nào. Do tính chất công việc luôn liên tục, và dễ xảy ra sai sót cho nên giao dịch viên chỉ cần một phút lơ là vì những tin nhắn điện thoại cá nhân, hay những cảm xúc đời tư. Chính vì vậy đặt một câu hỏi về relationship của ứng viên là một sự đảm bảo cho ngân hàng đó có được một nhân viên toàn tâm toàn ý với công việc hơn. 

Gợi ý trả lời:

(Bạn có thể trả lời thật hoặc không vì đó không phải mối quan hệ về hôn nhân được ký ước trên giấy tờ. Tuy nhiên với những ứng viên đã có người yêu, chúng tôi không khuyến khích bạn nói thật, hoặc có thì hãy dùng cách trả lời khéo léo dưới đây)

Tôi đã có người yêu được 2 năm nay, tuy nhiên thì vẫn chưa có dự định về kết hôn bởi cả hai đều muốn tập trung cho sự nghiệp trước. Vì thời gian tìm hiểu và hẹn hò cũng khá lâu nên chúng tôi cũng tiết chế việc nhắn tin, hỏi han những câu chuyện không cần thiết vào giờ hành chính. Bên cạnh đó cả hai chúng tôi đều đã trưởng thành và ý thức được việc tôn trọng công việc và kỷ cương nơi làm việc nên việc yêu đương của chúng tôi luôn tách biệt với công việc. Đó là lý do nếu có những buổi tăng ca hay đi công tác dài ngày thì tôi vẫn dành được sự ưu tiên cho công việc và được sự ủng hộ từ phía người yêu.

1.3. Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng Sacombank để ứng tuyển vị trí giao dịch viên chứ không phải các ngân hàng khác?

Mục đích của câu hỏi này không chỉ đơn giản là nhà tuyển dụng muốn biết lý do ứng tuyển của bạn mà còn phần nào đánh giá được sự tìm hiểu của bạn trước về mô hình hoạt động hay các đặc điểm về ngân hàng Sacombank trước đó. Với một sự cạnh tranh về ngân hàng ở Việt Nam hiện nay thì mỗi ngân hàng luôn có cho mình những văn hóa nơi làm việc và tôn chỉ hoạt động riêng để có màu sắc riêng cho mình. Đương nhiên ứng viên phải có sự tìm hiểu trước đó thì mới cho thấy được mong muốn hòa nhập của bạn. 

Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng Sacombank để ứng tuyển vị trí giao dịch viên chứ không phải các ngân hàng khác?
Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng Sacombank để ứng tuyển vị trí giao dịch viên chứ không phải các ngân hàng khác?

Gợi ý trả lời:

Sacombank là một trong năm ngân hàng Thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Với độ phủ sóng trên 28/63 tỉnh thành cả nước và gần 7000 nhân viên, đây là một môi trường ngân hàng cởi mở dành cho những viên trên những bước đi đầu tiên của sự nghiệp có thể đến và học hỏi. Không những vậy với những định hướng về phát triển có sự khác biệt hoàn toàn so với những ngân hàng trong nước khác cho nên tôi tin rằng ở đây, bản thân mình sẽ bộc lộ được những ưu điểm của bản thân và càng ngày càng nâng cấp nó. Bản thân tôi trước đây cũng là một khách hàng của Sacombank cho nên tôi hiểu được dịch vụ khách hàng tại đây tốt như thế nào. Điều đó đã thêm thôi thúc tôi ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên tại đây để thừa hưởng lại những ưu điểm đó. 

1.4. Câu hỏi 4: Điều gì khiến bạn nghĩ rằng Sacombank phù hợp với lộ trình sự nghiệp của bạn?

Đây tiếp tục là một câu hỏi ngầm về trình độ hiểu biết của ứng viên về ngân hàng Sacombank. Vậy nên những thông tin mà bạn đưa ra về ngân hàng này tuyệt đối không được sai. Nếu không chắc chắn về một điều gì trước đó thì tốt nhất không nhắc đến. Với ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở những ngân hàng khác trước đó thì các bạn có thể nhắc đến những nhược điểm của ngân hàng cũ đối với tính cách hay định hướng của bạn. Còn với ứng viên mới ra trường thì có thể đề cập đến những chế độ đào tạo cởi mở của Sacombank để lấy lòng nhà tuyển dụng hơn.

Gợi ý trả lời:

Tôi là một người có định hướng rõ ràng và lộ trình sự nghiệp cụ thể. Vậy nên tôi hiểu rằng bạn thân mình đang ở đâu, đang cần gì. Đương nhiên ngân hàng Sacombank đang có những điều mà tôi đang cần đó để có thể phát triển được năng lực và chuyên môn của bản thân mình. Cụ thể đó là việc tập trung vào phát triển nguồn lực luôn được ban lãnh đạo nhấn mạnh trong cả giá trị cốt lõi lẫn sứ mệnh của ngân hàng. Bởi điều này mà những chính sách làm việc cũng như cơ hội để tôi bộc lộ được năng lực của mình rất nhiều. 

Điều gì khiến bạn nghĩ rằng Sacombank phù hợp với lộ trình sự nghiệp của bạn?
Điều gì khiến bạn nghĩ rằng Sacombank phù hợp với lộ trình sự nghiệp của bạn?

1.5. Câu hỏi 5: Nhược điểm lớn nhất của bạn trong công việc là gì?

Đây là một dạng câu hỏi ngầm của nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ không muốn nghe một câu trả lời như “Khuyết điểm của tôi là sự cầu toàn” hay “Khuyết điểm của tôi là không có khuyết điểm”. Vì điều ấy là không thể xảy ra mà nhà tuyển dụng có nhiều cách để khiến mặt “cứng họng”. Ở đây, thay vì điều “không tưởng” ấy các bạn có thể trung thực chỉ ra điểm yếu của mình, nhưng bên cạnh đó là giải pháp tự khắc phục của bạn. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn. 

Gợi ý trả lời:

Khuyết điểm lớn nhất của tôi trong công việc mà tôi tự đánh giá đó là việc hay quên. Tuy nhiên tôi luôn ý thức được khuyết điểm này để khắc phục nó, hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng đến công việc. Bằng cách tôi luôn có những tờ giấy note vàng cho mình để ghi lại những việc phải làm và dán lên khu vực làm việc. Bên cạnh đó tôi cũng luôn xây dựng các thời gian biểu, kế hoạch làm việc một tuần để theo dõi và tránh bỏ sót một công việc nào đó. 

2. Lưu ý khi đi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank

Ngoài việc tự tin trả lời hết 5 câu hỏi trên thì ứng viên khi tham gia phỏng vấn giao dịch viên Sacombank cần lưu ý những điều quan trọng khác như về tác phong trả lời, trang phục và những giấy tờ có liên quan. Ứng viên làm sao phải có sự chuẩn bị đầy đủ nhất từ đó tạo thiện cảm hơn với nhà tuyển dụng

2.1. Tác phong khi trả lời phỏng vấn 

Tác phong khi trả lời phỏng vấn
Tác phong khi trả lời phỏng vấn 

Khi đi phỏng vấn vị trí giao dịch viên các bạn hãy rèn luyện cho mình một tác phong nhanh nhẹn và nhạy bén đúng như đặc trưng về công việc của vị trí này. Tránh những sự dề dà và giải thích quá khó hiểu, kiểu như không tập trung trọng tâm vào câu hỏi. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là thiếu sự chuẩn bị và sinh ra những ngờ vực về kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn trình bày. Bí kíp dành cho bạn đó là hãy lắng nghe các từ khóa chính trong câu hỏi và trả lời đúng vào mong muốn của nhà tuyển dụng. Việc tham khảo trước về JD hay mô tả về ngân hàng Sacombank cũng là cách khiến bạn có được tác phong tốt khi trả lời phỏng vấn. 

Bên cạnh đó, ứng viên còn có thể đặt ra các câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng để tự giải đáp các băn khoăn của chính bạn, đồng thời thể hiện được sự tự tin và ý thức về giá trị năng lực của mình trong buổi phỏng vấn đó. Những câu hỏi ngược có thể áp dụng đối với vị trí giao dịch viên Sacombank như:

2.2. Trang phục và sự chuẩn bị khi đến phỏng vấn 

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng đưa ra các thông số về chiều cao cân nặng vào bản CV để bạn kê khai. Bởi lẽ vị trí giao dịch viên của Sacombank cũng được yêu cầu về ngoại hình, điều này nằm trong chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. Vậy nên bạn cũng cần chú ý về ngoại hình khi đến phỏng vấn để ghi điểm được phần này. Lưu ý đừng nên chọn lối makeup quá lòe loẹt cầu kỳ, cùng với đó là mùi nước hoa quá nồng nàn. Thay vào đó, các bạn nên để tóc tai gọn gàng, sáng bừng gương mặt, một chút son và phấn để thêm rạng rỡ hơn. Trang phục nên ưu tiên áo sơ mi và chân váy ôm đối với nữ và áo sơ mi và quần âu đối với nam. 

 Trang phục và sự chuẩn bị khi đến phỏng vấn
 Trang phục và sự chuẩn bị khi đến phỏng vấn 

Khi đi phỏng vấn các bạn cũng cần mang theo đầy đủ hồ sơ xin việc của mình. Trong đó có đầy đủ các loại giấy tờ như: thư xin việc, sơ yếu lý lịch, bản CV mẫu của Sacombank đã được điền trước đó, các chứng chỉ cần thiết và kèm theo là bằng tốt nghiệp. 

Bài viết trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên sacombank phổ biến và gợi ý trả lời. Hy vọng rằng các bạn đã bỏ túi cho mình được những bí quyết hay ho nhất giúp bạn nằm nhiều phần thắng hơn trong buổi phỏng vấn tại Sacombank sắp tới.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem7333 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT