Câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng
Câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng là một chủ đề mà rất nhiều bạn quan tâm. Bởi hiện nay ngành điều dưỡng đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, trong khi đó không phải ai cũng dễ dàng lọt qua được vòng phỏng vấn. Cùng tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng để có kế hoạch tốt nhất cho cuộc phỏng vấn.
1. Những câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng thường gặp nhất
Sau đây, viecday365.com sẽ giới thiệu đến các bạn những câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng thông dụng nhất, thường được các nhà tuyển dụng hỏi trực tiếp trong cuộc phỏng vấn.
1.1. Câu hỏi 1 - Giới thiệu về bản thân bạn cho tôi biết được chứ?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng muốn biết một vài thông tin về bản thân của bạn, đó cũng chính là cách mà nhà tuyển dụng mở đầu câu chuyện để làm tiền đề cho những câu hỏi tiếp theo.
+ Gợi ý câu trả lời:
Bạn không cần phải đi quá đà hoặc dành nhiều thời gian cho câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu ngắn gọn những thông tin cơ bản nhất và cũng có giá trị nhất để nhà tuyển dụng đủ biết về bạn. Một số thông tin mà bạn có thể trình bày như: tên của bạn (nói rất ngắn gọn), đến từ đâu? chuyên ngành đã theo học.
Bạn cần nêu ra thông tin có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển là vị trí điều dưỡng, bạn không nên làm mất thời gian bằng những thông tin về: tuổi tác...
+ Câu trả lời mẫu:
“Rất hân hạnh được tham gia buổi phỏng vấn. Mình là A, mình tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng tại trường X. Mình tới từ Hải Dương. Rất mong sẽ có cơ hội gắn bó với cơ sở”.
1.2. Câu hỏi 2 – Hãy cho tôi biết bạn có thế mạnh và thế yếu gì?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng muốn biết những ưu điểm của bạn có thể phục vụ cho công việc hay không. Đồng thời những nhược điểm ở bản thân bạn liệu có gây ảnh hưởng đến công việc và ý định khắc phục những nhược điểm đó như thế nào?
+ Gợi ý câu trả lời:
Bạn cần phải chỉ ra những ưu điểm có liên quan đến công việc điều dưỡng, đồng thời những vấn đề theo hướng tích cực giúp bạn lựa chọn công việc này. Ưu điểm thì bạn cũng có thể nêu ra ưu điểm về chuyên môn và những ưu điểm về kỹ năng, tính cách của mình phù hợp với công việc để nhà tuyển dụng nhận thấy được rằng bạn thực sự hợp với vị trí điều dưỡng viên.
Đối với điểm yếu thì bạn chỉ nên đưa ra những điểm yếu không có ảnh hưởng tới công việc điều dưỡng viên. Khi đưa ra những điểm yếu thì bạn hãy đưa ra những giải pháp cho điểm yếu đó để nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn hoàn toàn có khả năng khắc phục điểm yếu dựa vào những điểm mạnh cá nhân.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi rất thích nghiên cứu những vấn đề về sức khỏe và có trí nhớ tốt để nhớ và hiểu chúng. Bên cạnh đó thì tôi có sự giao tiếp khá tốt để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt lo lắng về tình hình bệnh tật của mình.
Riêng về điểm yếu thì tôi thừa nhận mình có tính cách quá cẩn thận đến nỗi mà muốn mọi việc phải được rõ ràng và làm đến nơi đến chốn. Đôi khi như vậy lại khiến cho tôi giải quyết công việc chậm hơn. Nhưng tôi sẽ không để ảnh hưởng tới tiến độ và kế hoạch của công việc bằng cách tôi làm thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ”.
1.3. Câu hỏi 3 – Lý do gì khiến bạn nghỉ việc ở bệnh viện/cơ sở y tế cũ?
+ Mục đích của câu hỏi:
Khi đưa ra câu hỏi này, không đơn giản là muốn nghe câu trả lời mà không suy nghĩ gì thêm, nhà tuyển dụng muốn biết nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc. Từ nguyên nhân nghỉ việc mà họ có thể đánh giá một cách khách quan về con người và năng lực của bạn. Nếu nguyên nhân từ phía bệnh viện cho nghỉ thì có thể do năng lực của bạn chưa đủ hoặc thái độ làm việc, chuyên môn của bạn có vấn đề.
Còn nếu nguyên nhân từ phía bạn thì sẽ có nhiều hướng để xem xét tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn đưa ra.
+ Gợi ý câu trả lời:
Câu trả lời của bạn sẽ cần phải tránh những vấn đề tai hại, bạn đừng nên coi đó là cơ hội để nói xấu cơ sở y tế cũ hoặc người lãnh đạo cũ của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn luôn có suy nghĩ tiêu cực và không chỉ dừng lại ở việc nói xấu sếp cũ đâu nhé.
Bạn cũng không nên đưa ra vấn đề tiền lương làm nguyên nhân, mà hãy dựa vào mục tiêu phát triển bản thân để làm nguyên nhân.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi luôn muốn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân và cơ hội nghề nghiệp”.
Xem thêm: Viết CV xin việc điều dưỡng mới ra trường tán đổ nhà tuyển dụng
1.4. Câu hỏi 4 - Tại sao ban lại lựa chọn ứng tuyển tại bệnh viện chúng tôi?
+ Mục đích câu hỏi:
Nhà tuyển dụng muốn biết những điểm nào của bệnh viện/cơ sở khiến bạn muốn ứng tuyển vào. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có tìm hiểu và thực sự quan tâm về bệnh viện đó hay không. Đôi khi sự quan tâm của bạn dành cho đối phương chính là một điểm cộng.
+ Gợi ý câu trả lời:
Để trả lời cho câu hỏi này thì lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm hiểu thật kỹ về các thông tin cơ bản của bệnh viện cũng như là những hoạt động mà bệnh viện đã tổ chức và tham gia.
Bạn không nên đưa ra những lý do mang tính lợi ích cá nhân như “bệnh viện có thể trả lương cao”, “bệnh viện được nhiều người lựa chọn”... Thay vào đó, bạn hãy đưa vào những lý do khách quan xuất phát từ bản thân mình, những lý do thật cụ thể.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi thực sự yêu thích nghề điều dưỡng và tôi muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, giúp tôi nâng cao đọc chuyên môn của mình. Đồng thời tôi cũng được thử sức mình trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tôi có thể phát huy những kinh nghiệm mà tôi có được từ những công việc trước đây.
1.5. Câu hỏi 5 - Ở công việc cũ, bạn không hài lòng nhất về điều gì?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để tìm ra một lý do loại bỏ bạn bởi câu hỏi này Nếu bạn coi đây là cơ hội để thỏa sức nêu ra câu trả lời không mấy hay ho về công việc cũ thì chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ tự tin để nói chào tạm biệt bạn.
+ Gợi ý câu trả lời:
Bạn có thể lấy tâm điểm của cơ hội công việc để làm trọng tâm cho câu trả lời. Hãy nói rằng công việc cũ chưa đủ khiến bạn cảm thấy thực sự hài lòng, bạn chưa thể phát huy hết khả năng của mình ở công việc cũ.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tại vị trí ở công việc cũ, tôi cảm thấy bản thân thực sự chưa phát huy được hết khả năng của mình và tôi muốn được trải nghiệm và thử sức ở một công việc mới. Tôi tin rằng công việc mới này chính là cơ hội giúp tôi thể hiện và phát huy dược hết những khả năng tiềm tàng của bản thân.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết đối với bảng mô tả công việc điều dưỡng
2. Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên điều dưỡng
Có vô số những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi các ứng viên, quan trọng là trong hoàn cảnh này được vận dụng câu nào? Tùy vào nhà tuyển dụng và tính chất công việc mà một số câu hỏi sẽ được ưu tiên hỏi trong cuộc phỏng vấn.
Bản thân là ứng viên thì chúng ta khó có thể biết chắc được nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hỏi câu hỏi nào trước để có thể chuẩn bị tốt nhất cho câu trả lời. Điều mà chúng ta có thể chuẩn bị đó là tinh thần và một số câu hỏi.
Dưới đây là một vài câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi, nắm được những câu hỏi này thì các ứng viên cũng sẽ có thể có kế hoạch đưa ra câu trả lời phù hợp mà tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn?
Gợi ý dành cho bạn: Đối với câu hỏi này thì cũng là cách mà nhà tuyển dụng khai thác điểm mạnh của bạn có liên quan gì đến công việc, bạn có điểm mạnh gì phát huy trong công việc? Bạn nên đưa ra những điểm mạnh có liên quan đến công việc, những kỹ năng mà bạn có, những đặc điểm tính cách như chăm chỉ, chịu khó...
- Bạn nhận thấy bản thân xứng đáng nhận mức lương như thế nào?
Gợi ý dành cho bạn: Đối với câu hỏi về lương quả thực rất nhạy cảm, bạn không nên đưa ra một mức lương nhất định, hãy để cho nhà tuyển dụng đề xuất mức lương dành cho bạn sau khi đã nghe hết những câu trả lời của bạn. Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng về vấn đề lương đối với bạn rất quan trọng nhưng điều mà bạn hướng tới là phát triển khả năng của bản thân.
- Trong vòng 5 năm tới, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý dành cho bạn: Đây là một câu hỏi mang hơi hướng của việc khai thác mục tiêu dài hạn của bạn, bởi vậy mà bạn cần phải đưa ra những mục tiêu cụ thể, không nên nói một cách chung chung. Hãy loại bỏ ngay những câu trả lời đại loại như “Xin lỗi, hiện tôi chưa có ý tưởng gì về vài năm tới” hoặc “tôi cũng chưa định hình được mình sẽ làm gì tiếp theo”...
Việc làm y tế - dược tại Hà Nội
3. Những câu hỏi mà bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng
Rất nhiều nhà tuyển dụng cho vị trí điều dưỡng tạo cơ hội cho ứng viên hỏi lại cơ sở mình một số câu hỏi. Việc mà các ứng viên hỏi lại nhà tuyển dụng như vậy sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá toàn diện hơn về ứng viên, điều đó cũng chứng tỏ được rằng ứng viên thực sự quan tâm tới vị trí công việc này tại cơ sở của họ.
Một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn như sau:
- Rất mong anh/chị có thể cho tôi biết cơ sở/bệnh viện mình có tiêu chí gì dành cho các điều dưỡng viên?
- Những quy định mà bệnh viện/cơ sở đặt ra cho các điều dưỡng viên là gì?
- ...
4. Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng
Khi đi phỏng vấn, tâm lý chung của mỗi chúng ta đều rất hồi hộp và hầu như là sẽ bị giảm đi độ tự tin trong quá trình phỏng vấn thực tế. Dù cho bạn đã chuẩn bị thật kỹ càng như thế nào về tình thần, kiến thức và kỹ năng thì bạn vẫn có thể bị lung lay trong quá trình phỏng vấn.
Nếu bạn để cho bản thân quá căng thẳng thì bạn khó có thể thể hiện tốt trước mặt nhà tuyển dụng. Giải pháp tốt nhất trong khi bạn trả lời phỏng vấn đó là đảm bảo về mặt tinh thần, sau đó bạn cần phải xác định rõ từng câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Nếu chưa biết trả lời như thế nào thì bạn hãy nhanh chóng hít một hơi thật sâu để vững tinh thần trước, sau đó hãy quan sát nhà tuyển dụng một cách thân thiện, vui vẻ, hãy ngầm cổ vũ bản thân mình phải thực sự cố gắng và vượt qua những câu hỏi phỏng vấn vì một tương lai sau này.
Như thế, những câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng được viecday365.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào có được định hướng cho bản thân, giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn ứng tuyển vị trí công việc này.
8373 0