Xét tuyển bổ sung là gì? Một số thông tin về xét tuyển bổ sung

Theo dõi viecday365 tại
Trần Mai Phương tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Mai Phương

Ngày đăng: 21-03-2024

Ngay nay, đất nước ta đang theo hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy tất cả công việc trong tương lai đều cần đến kiến thức.Để có một công việc tốt, để có thể giúp ích cho đất nước thì việc đầu tiên đó chính là bạn phải học để trang bị kiến thức, hành trang cho cuộc sống sau này. Biết được điều đó nguyện vọng học tập của mọi người cũng tăng lên.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

"Vì thế các trường đại học, cao đẳng cũng đưa ra chính sách mới gọi là “xét tuyển bổ sung” trong các kỳ tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả mọi người. “Xét tuyển bổ sung” đồng nghĩa với việc gì? Có điều gì cần chú ý khi tham gia quy trình xét tuyển bổ sung không?"

1. Xét tuyển bổ sung là gì?

Theo như quy chế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng những năm gần đây thì các trường sau khi xét tuyển nguyện vọng 1 với mức điểm sàn mà nhà trường đã công bố nhưng vẫn chưa đủ số lượng thí sinh mà nhà trường đã đề ra lúc ban đầu hoặc có thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học thì  nhà trường sẽ xét tuyển bổ sung đợt 2, đợt 3,…dành cho bạn chưa trúng tuyển ở các trường đại học, cao đẳng khác hoặc đã trúng nhưng muốn thay đổi nguyện vọng chọn trường thì có thể nộp đơn xét tuyển, cho đến khi nào đủ số lượng thí sinh đã đề ra ban đầu thì thôi.

2. Khi nào thì các trường đại học, cao đẳng thực hiện xét tuyển bổ sung.

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào các trường đại học cũng tuyển đủ chỉ tiêu cho mình. Sau đợt tuyển sinh đầu tiên, không ít những trường “top” phải chịu cảnh “ quá tải” ở các ngành “hot” trong khi các ngành còn lại lại thưa thớt sinh viên đăng ký. Lý giải cho vấn đề này, chính là các ngành mang “thương hiệu” của nhà trường hay các ngành “xu hướng” thì luôn được đông đảo sinh viên ưa chuộng. Trong khi các ngành khác không giữ được sức hút đối với các bạn sinh viên. Ngoài ra, còn một số lý do khách quan khác như: Những bạn trượt nguyện vọng đầu sẽ thi lại vào năm sau chứ không rẽ sang các chuyên ngành khác... Tất cả dẫn đến hiện trạng éo le đó là mất cân bằng giữa số lượng sinh viên giữa các chuyên ngành trong các trường đại học. Ngành “hot” cứ “hot”, ngành ít nổi bật hơn thì nhà trường bắt buộc phải thực hiện xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu như đã đề ra.

 Chính vì lẽ đó mà các kỳ xét tuyển bổ sung thường diễn ra không lâu sau khi nhà trường công bố điểm chuẩn đợt một. Trong lần xét tuyển đầu tiên, các trường sẽ dự tính được số sinh viên trúng tuyển vào từng chuyên ngành. Tuy nhiên không phải lúc nào sinh viên trúng tuyển cũng sẽ tham gia kỳ nhập học. Có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất là điểm của thí sinh cao hơn điểm trúng tuyển, vì thế thí sinh đó sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn hơn là ngành ban đầu đã đăng ký. Thứ hai, điểm của thí sinh thấp hơn, không đủ điểm trúng tuyển, thí sinh ấy chọn thi lại hoặc chọn sang một ngành hoặc một trường khác có điểm trúng tuyển phù hợp với mình. Dẫn đến việc thiếu hụt chỉ tiêu so với ban đầu. Đó là những trường hợp thí sinh ảo, cho nên con số đó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Kết hợp với quy chế xét tuyển cho phép thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng nên chắc chắn lượng thí sinh ảo là một điều chắc chắn không thể tránh khỏi.

 Do đó, xét tuyển bổ sung được xem như một phương án dự phòng đối với các trường đại học.

Ví dụ như đợt thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua (2024) đã có rất nhiều trường mở xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Trong đó có trường đại học Văn hóa Hà Nội có chỉ tiêu xét tuyển là 1900 thí sinh (2024) nhưng sau khi xét tuyển nguyện vọng 1 kết thúc thì trường mới đạt 90% chỉ tiêu đề ra nên trường có nhu cầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung để  đủ chỉ tiêu đề ra trước đó.

Việc làm nhân viên kinh doanh

3. Các bước khi nộp đơn xét tuyển bổ sung

- Bước 1: Trước khi nộp đơn xét tuyển bổ sung cho bất kì trường nào, cũng cần tìm hiểu kĩ thông tin của các trường đó như điểm chuẩn cho từng ngành ở nguyện vọng 1, mức học phí, công lập hay dân lập, các chuyên ngành đào tạo.

- Bước 2: Đăng ký xét tuyển vào trường theo các hình thức sau:

+ Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua trang website của nhà trường

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường mà mình muốn theo học

+ Nộp hồ sơ tới trường mình muốn nộp bằng cách gửi bưu điện

- Bước 3: Chờ kết quả công bố điểm chuẩn trên trang website trường mình đăng ký.

- Bước 4: Nếu điểm mình bằng hoặc hơn điểm chuẩn ngành mình đăng ký thì bạn đã trúng tuyển.

- Bước 5: Chờ thông báo chính thức từ trường bạn trúng tuyển từ website hoặc từ văn bản qua bưu điện.

Xem thêm: Xuất hóa đơn đỏ là gì? Tất cả những vấn đề liên quan tới xuất hóa đơn đỏ

4. Những điều cần lưu ý khi xét tuyển bổ sung

Trước khi các bạn tham gia xét tuyển bổ sung, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

- Điểm nhận xét tuyển bổ sung không được lớn hơn điểm xét tuyển đợt 1 mà nhà trường đã công bố. Nên các thí sinh cần tìm hiểu thông tin điểm chuẩn ở nguyện vọng của trường, sau đó so sánh với điểm của mình thì hãy nộp hồ sơ

-  Nên tìm hiểu kĩ về cơ hội đăng kí nguyện vọng của mình như bạn có bao nhiêu nguyện vọng để nộp vào các trường. Có rất nhiều bạn không hiểu rõ điều này nê đã tuột mất cơ hội trúng tuyển vào các trường top trên.

- Xét tuyển bổ sung là một hình thức rất có lợi cho thí sinh vì tỉ lệ đậu vào các trường đại học, cao đẳng là rất cao

- Để tránh trường hợp thí sinh bị rơi vào tình trạng học nghành nghề mà mình không yêu thích thì các thí sinh nên vận dụng tối đa các nguyện vọng của mình.

- Trước khi nộp hồ sơ của trường nào đó thí sinh cần tìm hiểu kĩ các thông tin của trường như chuyên nghành đào tạo,điểm của nguyện vọng 1, học phí,… thông qua website của trường, liên hệ với ban cố vấn tuyển sinh của trường, hỏi ý kiến bạn bè biết đến trường đó,… để không phải hối tiệc với vấn đề chọn trường sau này

- Được nộp hồ sơ xét tuyển tuyển nhiều ngành, nhiều trường

- Không nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung cho trường không thông báo xét tuyển bổ sung. Để biết xem trường mình quan tâm có nhu cầu xét tuyển bổ sung không thì lên trang website của trường để tìm hiểm.

- Thí sinh không bị giới hạn quyền nộp vào các ngành cũng như các trường . Từ đó mà các thí sinh cũng được phép đăng ký xét tuyển các nhiều tổ hợp khác nhau, nhiều ngành trong một trường hoặc các trường khác nhau.

- Thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cũng giống như các thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng 1, khi trúng tuyển thí sinh sẽ làm thủ tục, nộp các giấy tờ cần thiết mà nhà trường yêu cầu; mức học phí của thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cũng giống như thí sinh ban đầu, nên các bạn không phải quá lo lắng.

- Sau khi thí sinh nộp đơn xét tuyển thì không được rút đơn ra hay thay đổi nguyện vọng nên các thí sinh cần suy nghĩ kĩ trước khi chọn nghành, trường phù hợp.

Xem thêm: Xuất cảnh là gì? Những hệ lụy từ việc lao động Việt Nam xuất cảnh trái phép

5. Lợi ích của việc xét tuyển bổ sung.

- Đối với thí sinh:

Có thể xem xét tuyển bổ sung chính là một cơ hội làm lại đối với những bạn không may mắn trượt nguyện vọng 1. Do đó, hiểu một cách đúng đắn về nó sẽ là một điều quan trọng để giúp bạn nắm lấy cơ hội thứ hai này.

+ Tăng khả năng theo học ở các trường đại học, cao đẳng của các thí sinh.

Vì đối với một số bạn thí sinh được học tập trong môi trường đại học là điều vô cùng tuyệt vời.

+ Có thể chọn được trường, ngành mà mình yêu thích

- Đối với các trường đại học, cao đẳng

+ Giúp các trường có thêm nhiều lựa chọn thí sinh cho trường minh.

+ Sàng lọc những thí sinh tài năng.

+ Đạt đủ chỉ tiêu thí sinh mà trường đề ra từ ban đầu.

Do nhu cầu học tập lên cao của các bạn thí sinh ngày càng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu đó  Nhà nước ta cũng như các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra giải pháp “xét tuyển bổ sung”. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vơi các bạn thí sinh đang ấp ủ ước mơ được học tập trong môi trường đại học. Cũng như các nhà trường có cơ hội đào tạo những tài năng của đất nước.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3595 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT