Những thông tin cần biết về việc làm QC thực phẩm chuẩn nhất
Theo dõi viecday365 tạiĐối với một công ty sản xuất thực phẩm, việc đặt ra những tiêu chuẩn cho các sản phẩm của mình là vô cùng quan trọng. Việc đặt ra những tiêu chuẩn đó sẽ mang lại chất lượng ổn định và tính đồng nhất của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Và việc đảm bảo những tiêu chuẩn đó được thực hiện chính xác là việc làm QC thực phẩm. Vậy việc làm QC thực phẩm là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công việc này qua bài viết sau đây của viecday365.com.
1. Định nghĩa về việc làm QC thực phẩm
1.1. Khái niệm về QC thực phẩm
QC là tên viết tắt của một từ tiếng Anh là Quality Control hay còn được hiểu với nghĩa là kiểm soát chất lượng sản phẩm. Việc làm QC thực phẩm chính là việc làm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn mà công ty đã đưa ra, đảm bảo tính đồng nhất giữa các sản phẩm với nhau. Việc làm QC đóng vai trò rất lớn đối với việc mang lại sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. Người làm công việc QC sẽ là người đứng trên cương vị khách hàng để trải nghiệm sản phẩm, tìm ra những lỗi và yêu cầu khắc phục ngay những sản phẩm kém chất lượng.
Việc làm QC thường hay bị nhầm lẫn với QA vì cùng hoạt động trong lĩnh vực chất lượng. Tuy nhiên, QA có trách nhiệm là đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản xuất cũng như quản lý chất lượng. Còn đối với QC, họ là những người trực tiếp tham gia kiểm tra đánh giá từng khâu một trong quá trình sản xuất và loại bỏ những sản phẩm lỗi. Chúng ta cần chú ý đến điều này để tránh nhầm lẫn giữa hai công việc có một số đặc điểm tương đồng này.
Xem thêm: Tư vấn ngành nghề liệu con gái có nên học công nghệ thực phẩm?
1.2. Các vị trí việc làm QC thực phẩm
Vì phải giám sát công việc của cả một dây chuyền sản xuất thực phẩm từ đầu cho đến cuối để đảm bảo chất lượng, việc làm QC thực phẩm sẽ được chia thành 3 loại để phù hợp với quy trình sản xuất. Các vị trí QC thực phẩm bao gồm nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào, nhân viết kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất và nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra. Mỗi vị trí đều có những nhiệm vụ khác nhau để đánh giá và kiểm soát chất lượng thực phẩm:
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC): Công việc này yêu cầu người nhân viên phải kiểm soát chất lượng nguyên, vật liệu đưa vào sản xuất, đảm bảo đúng theo những tiêu chuẩn đã được đưa ra về nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, PQC cần theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo đủ cả số lượng lẫn chất lượng. Khi có vấn đề phát sinh đối với nhà cung ứng, PQC sẽ là người giải quyết trực tiếp và đánh giá nhà cung ứng.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC): Đây là công việc yêu cầu sự phối hợp giữa cả hai bộ phận QA và QC để kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất. QA sẽ thiết kế quy trình sản xuất và QC sẽ kiểm tra và đảm bảo các công đoạn sản xuất theo đúng kế hoạch và chất lượng đề ra. Ngoài ra, QC cũng sẽ tham gia vào việc giải quyết các vấn đề do khách hàng để ra cũng như phát triển các sản phẩm mới.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC): Công việc này yêu cầu người nhân viên kiểm soát chất lượng phải đặt ra các tiêu chuẩn đầu ra cho sản phẩm cũng như trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm dựa theo tiêu chuẩn đó. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát sinh lỗi hay sai sót, OQC cần thu thập và phân loại các loại lỗi trên và chuyển đến PQC để yêu cầu xử lý. Thêm vào đó, OQC cũng góp mặt trong việc giải quyết các yêu cầu hay khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
2. Tại sao việc làm QC lại quan trọng với công ty?
Như đã nói ở trên, QC đóng vai trò đảm bảo chất lượng cũng như tính đồng nhất của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Cụ thể hơn, việc làm QC có 3 vai trò trong việc sản xuất cũng như sáng tạo sản phẩm.
Đầu tiên, QC đóng vai trò như một bộ lọc của quá trình sản xuất. QC sẽ kiểm soát quá trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Ngay từ khi bắt đầu, QC sẽ kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên liệu, đảm bảo những nguyên liệu là đạt tiêu chuẩn để sản xuất và giải quyết những nguyên liệu không đạt chuẩn. Trong quá trình sản xuất, những sản phẩm không đạt đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại ra và cuối cùng QC sẽ rà soát lại một lần nữa để đảm bảo tiêu chuẩn của các sản phẩm khi ra khỏi nhà máy.
Thứ hai, QC đóng vai trò là người phân tích và tổng hợp các lỗi trong quá trình sản xuất. Thông qua việc lọc ra các sản phẩm lỗi cũng như thu thập các thông tin trong sản xuất, QC cần tìm ra nguyên nhân cũng như phân tích lý do xảy ra lỗi. Sau khi tổng hợp lại sẽ đưa lên cấp trên để tìm cách khắc phục.
Thứ ba, QC đóng vai trò là người đàm phán với khách hàng. Do có hiểu biết chuyên sâu về từng công đoạn sản xuất cũng như có một tiêu chuẩn rõ ràng cho sản phẩm, QC là người sẽ mang đến cái nhìn kỹ càng nhất về sản phẩm đối với khách hàng. Qua đó thu thập ý kiến và đưa ra đề xuất cho khách hàng về chất lượng sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
Xem thêm: Cẩm nang Ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm ra làm gì
3. Yêu cầu để trở thành một nhân viên QC thực phẩm
Để làm một nhân viên QC thực phẩm cần rất nhiều tố chất khác nhau như tính cẩn thận, tỉ mỉ hay khả năng đánh giá, kiểm tra,... Một số yêu cầu cần thiết nhất để trở thành một nhân viên QC bao gồm:
- Kỹ năng kiểm tra, giám sát: Công việc của QC yêu cầu thường xuyên phải kiểm tra sản phẩm để đảm bảo về tiêu chuẩn đề ra. Kỹ năng giám sát sẽ giúp QC đảm bảo đúng quy trình về sản xuất và mang lại tính đồng nhất.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề; Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những vấn đề nảy sinh từ bất kỳ khâu sản xuất nào. QC cần bình tĩnh và sáng suốt để đưa ra cách xử lý vấn đề đó nhanh nhất để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
- Kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình làm việc, QC sẽ là người trao đổi với khách hàng về sản phẩm của công ty cũng như trao đổi thêm về những yêu cầu của khách hàng. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp truyền đạt cũng như tiếp nhận thông tin một cách chuẩn nhất giữa hai bên, tránh trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Tính cẩn thận và tỉ mỉ là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất khi tới tay khách hàng. Tuy có rất nhiều khâu kiểm tra khác nhau nhưng vẫn cần tỉ mỉ để phát hiện những sản phẩm lỗi. Nhất là trong ngành thực phẩm, các sản phẩm lỗi có thể rất tai hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và hình ảnh công ty.
Vừa rồi là một số thông tin về việc làm QC thực phẩm. Đây là một công việc rất thú vị nhưng cũng mang đến rất nhiều thách thức. Qua bài viết này, viecday365.com hy vọng các bạn đã có được những kiến thức về công việc QC thực phẩm này. Chúc các bạn tìm được một công việc phù hợp với mình.
3286 0