Ngành Tâm lý học – học xong ra làm gì?
Theo dõi viecday365 tạiBạn đã từng được ai đó cười và khen bạn rằng “Chà! Cậu tâm lý thật đấy!” hoặc một ai đó than thở về việc thi trượt một kỳ thi vì bị “tâm lý” chưa? Vậy từ “tâm lý” hiển nhiên là một danh từ nhưng cách sử dụng trong nhiều trường hợp lại giữ vai trò như một tính từ miêu tả về phẩm chất con người, lúc lại là một động từ chỉ trạng thái của con người, sao lại như vậy nhỉ? Trong nhịp sống bận bịu, mọi việc cứ xoay vần theo quỹ đạo không chờ đợi ai, tâm lý đôi khi bị người ta bỏ quên vì cứ miệt mài đi tìm những thứ ở vỏ bọc bên ngoài, quên đi đời sống nội tâm tinh thần, quên đi hạnh phúc bên trong suy nghĩ, tiềm thức của mình.
Khi một người được nhận xét, khen ngợi là một người tâm lý, nghĩa là người đó đủ tinh tế, sự thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của những người xung quanh, từ đó có cách ứng xử và lời nói phù hợp khiến mọi người cảm thấy thoải mái, bình an, ưng ý. Tâm lý là một lĩnh vực vừa hay nhưng cũng vừa phức tạp, khó hiểu, bất quy tắc cũng giống như trường hợp bên trên đề cập, chỉ là một kỳ thi nhưng khi bạn bị “tâm lý” thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển suy nghĩ và hành vi của mình. Thêm nữa, ngày nay có rất nhiều người trẻ sớm mắc phải những bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất hành vi ý thức, tự kỷ, hội chứng cô đơn,… Có thể nói rằng lĩnh vực tâm lý học luôn là một lĩnh vực nên tìm hiểu để có kỹ năng xử lý và phòng tránh bệnh tật, và nó cũng là một “cuốn sách hay” mà bất kỳ ai cũng nên “thưởng thức” để trở nên tinh tế hơn, thấu cảm hơn và giúp cho cuộc sống của tất cả mọi người hạnh phúc, bình an hơn. Bạn đã bao giờ nảy ra ý định trong đầu sẽ trở thành Bác sĩ tâm lý hay sẽ đào sâu nghiên cứu vì đam mê với ngành Tâm lý học chưa? Hãy cùng website viecday365.com tìm hiểu ngành nghề vô cùng thiết thực và nhiều trải nghiệm không dễ quên này nhé!
1. Bạn đã hiểu đúng về ngành Tâm lý học chưa?
Ngành Tâm lý học là gì bạn nhỉ? Nếu bạn nghĩ ngành Tâm lý học là một ngành chuyên nghiên cứu và điều tra về suy nghĩ và các hành vi của loài người thì bạn đã đoán khá đúng rồi đấy. Khái niệm về ngành Tâm lý học thực chất là ngành chuyên thu thập những thông tin, dữ liệu tiếp nhận từ con người, sau đó xử lý thông tin về các biểu hiện, hành vi con người, làm rõ và gọi tên những trạng thái, hành vi, cảm xúc, tư tưởng, tinh thần của con người, đi sâu vào tìm hiểu những “ngõ ngách” trong đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, triết học, y học,…
Sau khi biết được khái niệm về ngành Tâm lý học bạn đã thấy dễ hiểu hơn chưa, nếu chưa thì cũng không sao, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm những thông tin về ngành trong những mục tiếp theo đây, bởi ngành Tâm lý học cũng phức tạp chính như tâm lý con người vậy, cần nhiều thời gian để có thể hiểu được bản chất.
2. Những ngành Tâm lý học phổ biến
Ngành Tâm lý học có rất nhiều môi trường cấn tới vì vậy trong Tâm lý học chia nhỏ thành rất nhiều loại như Tâm lý giáo dục, Tâm lý học đường, Tâm lý học tội phạm, Tâm lý học thể thao, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học kỹ thuật, Tâm lý học tổ chức,… Sau đây là 5 chuyên ngành Tâm lý học được nhiều sinh viên lựa chọn quan tâm nhất!
2.1. Ngành tâm lý học thể thao
Bạn có hay xem các chương trình thể thao trên tivi không? Những vận động viên cuồn cuộn cơ bắp, thể hình khỏe khoắn vạm vỡ đầy khí thế chiến đấu để giành giải nhất của các bộ môn như bơi lội, chạy marathon, quần vợt tennis, bóng rổ, đua xe,… Bạn có thấy họ tự tin và cơ thể tràn đầy can đảm không? Nhưng đó là nhờ vào có “vị thuốc tinh thần” trước khi thi đấu đấy – điều mà khán giả có thể không biết. Đằng sau những chiến thắng, thành công của những vận động viên chuyên nghiệp là hậu cần âm thầm phía sau vun đắp cho tinh thần của những vận động viên, chính là những huấn luyện viên và chuyên gia tâm lý. Những chuyên gia ngành Tâm lý học thể thao sẽ là người theo sát các vận động viên, chia sẻ, tâm sự, động viên tinh thần trong suốt những ngày thi đấu và qua các giải đấu.
Công việc của nhà tâm lý thể thao thật thú vị phải không bạn? Không phải luôn ngồi trong phòng khám có điều hòa 24/24, cũng không phải là môi trường bệnh viện, công việc của người làm ngành Tâm lý học thể thao diễn ra cùng lịch trình và nơi làm việc của các vận động viên tham gia thi đấu.
2.2. Ngành tâm lý học tội phạm
Bạn có phải là người dễ bị những tình tiết phá án, điều tra vụ án trong những bộ phim hay truyện trinh thám như Thám tử lừng danh Conan hay Sherlock Home lôi cuốn không? Những người có nghiệp vụ điều tra vụ án như cảnh sát, công an sẽ có trách nhiệm tham gia vụ việc để điều tra, bên cạnh đó sẽ có sự kết hợp phá án của những nhà Tâm lý học tội phạm. Công việc của chuyên gia đòi hỏi nhiều lúc cần phải đóng vai là tội phạm giết người, thủ phạm gây án để có thể tưởng tượng, hình dung ra các lối suy nghĩ, hành vi, tính toán của tội phạm gây án, từ đó chuyên gia sẽ có thể suy đoán ra giới tính, độ tuổi, đặc điểm cơ thể, tính cách, hoàn cảnh sống, những mối quan hệ trong gia đình, nghề nghiệp,... Ngành này được đào tạo tại các nước phát triển như Úc, Áo, Hà Lan, Mỹ, Thụy Sĩ,… và thu hút lượng lớn sinh viên quốc tế.
2.3. Ngành tâm lý học kỹ thuật
Một chuyên ngành có tên gọi hơi lạ lẫm đối với đa phần mọi người. Bạn có thường được nhận những tin nhắn hay email khảo sát về mức độ hài lòng của các thiết bị như các hãng điện thoại, các hãng máy giặt, các vật dụng trong phòng bếp,… hay không? Đó là một phần trong công việc của những người làm trong ngành Tâm lý học kỹ thuật. Họ sẽ phải thấu hiểu tâm lý khách hàng, sàng lọc kết quả, xử lý thông tin và báo cáo về cho công ty sản xuất để giúp công ty có những điều chỉnh sản phẩm phù hợp cho trải nghiệm của khách hàng hơn. Thị trường hiện nay cạnh tranh rất nhiều nên những thương hiệu sản phẩm sẽ chỉ cần “nhỉnh” hơn một chút về khoản tâm lý với khách hàng là đã chiếm được sự quan tâm của khách hàng hơn rồi.
Những công ty, doanh nghiệp ngày nay cũng dần dần nhận ra vai trò của tâm lý nên nhu cầu của ngành này cũng rất lớn.
2.4. Ngành Tâm lý học lâm sàng
Đây là một ngành rất phổ biến của xã hội. Ngành này có chức năng giúp nhận diện những dấu hiệu, triệu chứng bệnh tâm thần, thần kinh ở người và những phương pháp để có thể phòng ngừa triệu chứng cho các bệnh nhân. Bác sĩ làm trong ngành này sẽ có khả năng giúp cho những bệnh nhân vượt qua được các nỗi sợ hãi bằng những cuộc nói chuyện hay những giấc mơ hồi tưởng về quá khứ.
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành này rất đa dạng, bạn có thể trở thành bác sĩ tại các trường bệnh viện, viện nghiên cứu hoặc mở phòng khám lâm sàng tại nhà.
3. Những trường Đại học ở Việt Nam đào tạo ngành Tâm lý học
Ở Việt Nam hiện tại có nhiều trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành Tâm lý học ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
- Ở khu vực miền Bắc có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Lao động Xã hội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Ở khu vực miền Trung có trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà nẵng, trường Đại học Hồng Đức và trường Đại học Đông Á
- Khu vực miền Nam có các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang và Đại học Hoa Sen
Để thi tuyển vào các trường Đại học trên bạn cần thi theo các khối:
- Khối thi A00 gồm các tổ hợp môn Toán, Vật lí, Hóa học
- Khối thi A01 gồm các tổ hợp môn Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Khối thi B00 gồm các tổ hợp môn Toán, Hóa học, Sinh học
- Khối thi C00 gồm các tổ hợp môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- Khối thi D01 gồm các tổ hợp môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Mức điểm chuẩn của ngành Tâm lý học dao động từ 16 đến 23 điểm.
4. Bạn sẽ học những gì ở ngành Tâm lý học
Chương trình học của ngành Tâm lý học sẽ gồm 2 phần là khối kiến thức chung và khối kiến thức chuyên ngành:
4.1. Khối kiến thức chung
Trong phần kiến thức này các bạn sinh viên sẽ tiếp cận những học phần của kiến thức đại cương là:
+ Môn Giáo dục quốc phòng
+ Môn NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
+ Môn Tiếng Anh 1
+ Môn Tiếng Nga 1
+ Môn Tiếng Pháp 1
+ Môn Tiếng Trung 1
+ Môn Giáo dục thể chất 1
+ Môn NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
+ Môn Tiếng Anh 2
+ Môn Tiếng Nga 2
+ Môn Tiếng Pháp 2
+ Môn Tiếng Trung 2
+ Môn Tin học đại cương
+ Môn Giáo dục thể chất 2
+ Môn Âm nhạc
+ Môn Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
+ Môn Kỹ năng giao tiếp
+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Môn Tiếng Anh 3
+ Môn Tiếng Nga 3
+ Môn Tiếng Pháp 3
+ Môn Tiếng Trung 3
+ Môn Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
+ Môn Giáo dục thể chất 4
+ Môn Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
4.2. Khối kiến thức chuyên ngành
Trong phần kiến thức chuyên ngành các bạn sẽ được học tập nghiên sâu hơn về chuyên môn ngành Tâm lý học:
+ Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Môn Sinh lý học hoạt động thần kinh
+ Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
+ Môn Xác suất thống kê
+ Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Môn Tâm lý học đại cương
+ Môn Những cơ sở chung về GDH
+ Môn Tâm lý học xã hội
+ Môn Lý luận giáo dục
+ Môn Tâm lý học xuyên/đa văn hóa
+ Môn Lý luận dạy học
+ Môn Tâm lý học nhận thức
+ Môn Tâm lý học nhân cách
+ Môn Nhập môn tâm lý học phát triển
+ Môn Tâm lý học phát triển
+ Môn Các giai đoạn phát triển tâm lý người
+ Môn Chẩn đoán tâm lý
+ Môn Nhập môn tham vấn tâm lý
+ Môn Nhập môn tâm lý học trường học
+ Môn Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên
+ Môn Các phương pháp nghiên cứu trong TLHTH
+ Môn Các lý thuyết tham vấn - trị liệu trong trường học
+ Môn Đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
+ Môn Đánh giá nhân cách và can thiệp
+ Môn Tư vấn giáo dục
+ Môn Giám sát trong tâm lý học trường học
+ Môn Tiếng Anh chuyên ngành
+ Môn Tiếng Pháp chuyên ngành
+ Môn Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
+ Môn Kỹ thuật phỏng vấn và xây dựng trường hợp
+ Môn Thực hành đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
+ Môn Thực hành đánh giá nhân cách và can thiệp
+ Môn Thực hành giám sát trong TLHTH
+ Môn Thực hành tư vấn giáo dục
+ Thực tập sư phạm 1
+ Môn Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho trẻ mầm non và tiểu học
+ Môn Tham vấn và trị liệu nhóm
+ Môn Tham vấn cho trẻ chậm phát triển và khuyết tật
+ Môn Tham vấn giới tính, hôn nhân - gia đình
+ Môn Tham vấn cho trẻ bị lạm dụng
+ Môn Tham vấn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
+ Môn Công tác xã hội trong nhà trường
+ Môn Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho thanh thiếu niên
+ Môn Tham vấn hướng nghiệp
+ Môn Tham vấn cho trẻ em năng khiếu và phát triển sớm
+ Môn Tham vấn cho trẻ em có hành vi lệch chuẩn và khó hoà nhập
+ Môn Tham vấn trong trường dạy nghề, Cao đẳng và Đại học
+ Môn Dược học tâm lý
+ Thực tập sư phạm 2
+ Khóa luận tốt nghiệp
5. Tương lai cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Ngành Tâm lý học thực sự là ngành mất nhiều thời gian đầu tư để có thể trở nên uyên bác trong ngành, nhưng sau khi ra trường các bạn sẽ có nhiều cơ hội và hướng đi riêng, cụ thể là:
- Bác sĩ tâm lý
- Chuyên gia trị liệu tâm thần
- Giảng viên bộ môn Tâm lý học
- Tư vấn tâm lý học đường
- Chuyên viên tham vấn
- Nhà trị liệu tâm lý
- Nhà tư vấn tuyển dụng
6. Mức lương trong ngành Tâm lý học
Mức lương đối với những sinh viên mới tốt nghiệp sẽ dao động ở mức 5 đến 7 triệu. Đối với những người làm việc vài năm thì mức lương là 10 triệu hoặc cao hơn.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học
Ngành tâm lý học có đầu ra là những nhà trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm lý, chuyên viên tham vấn, tư vấn và sẽ phải làm việc với nhiều bệnh nhân, vì thế tố chất của người làm ngành nghề này là cần phải có trái tim và tấm lòng ấm áp, bao dung, kiên nhẫn lắng nghe, bình tĩnh trong mọi trường hợp, bên cạnh đó không được phán xét người khác cũng như cần giữ cho bản thân không bị “cuốn” theo người khác, bị thu hút vào những cảm xúc tiêu cực. Công việc này khá áp lực tinh thần cho nên các bạn cần có sức khỏe ổn định, tinh thần tích cực và sự nhiệt huyết làm việc vì những bệnh nhân của mình.
Giờ đây bạn đã hiểu được ngành Tâm lý học là gì qua những thông tin chia sẻ của web viecday365.com. Bạn hãy truy cập trang để tìm đọc những bài viết khác về định hướng nghề nghiệp nhé, chúc bạn thành công!
3092 0