Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu độc đáo, ấn tượng
Theo dõi viecday365 tạiNếu bạn đang muốn ứng tuyển vào những vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Những thông tin hữu ích trong bài viết này của viecday365.com sẽ giúp cho bạn có được một mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu thật độc đáo và ấn tượng đối với từng vị trí công việc trong ngành này.
1. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu
Các ứng viên muốn CV của mình thu hút được nhà tuyển dụng và được họ đánh giá trong rất nhiều chiếc CV khác thì cần xác định được mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu của bạn là gì và viết như thế nào để CV của bạn trở nên chuyên nghiệp. Cùng theo dõi dưới những hướng dẫn dưới đây nhé.
1.1. Nội dung cần hướng tới những lợi ích của công ty
Đây là điều bạn cần hết sức lưu ý trong phần mục tiêu nghề nghiệp logistic, bởi các doanh nghiệp cần tìm kiếm những ứng viên có thể giúp doanh nghiệp của họ mang về lợi nhuận. Và bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thây những mặt mạnh và những điều mà bạn sở hữu phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.
Thay vì bạn lựa chọn viết một nội dung hời hợt vô thưởng vô phạt thì nên cụ thể hóa những mục tiêu của bạn và chung cũng cần có mối liên hệ mật thiết với nhau và liên quan đến công ty. Cố gắng bày tỏ với nhà tuyển dụng về mong muốn công hiên của bạn đối với công ty như thế nào để họ thấy được sự quyết tâm từ bạn.
1.2. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong công việc
Đây là phần quan trọng và nhất định phải có trong mục tiêu nghề nghiệp logistic, nó thể hiện được định hướng thăng tiến trong việc làm của bạn một cách rõ nét nhất. Bạn cần phân biệt được rõ ràng thế nào là mục tiêu trong ngắn hạn và thế nào là mục tiêu trong dài hạn để lập kế hoạch phát triển công việc trong tương lai và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.3. Những thông tin trình bày cần rõ ràng và cụ thể
Bạn cần phải nêu đầy đủ tên phòng ban, bộ phận và vị trí bạn ứng tuyển trong mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng biết bạn ứng tuyển vào vị trí nào chưng không chỉ đơn thuần là trở thành một nhân viên của công ty đó, điều này quá chung chung và không rõ ràng.
Lưu ý trong cv, những câu từ mang tính chất khuôn mẫu qua như là: “tôi muốn tìm kiếm thử thách”, “tôi muốn học hỏi và tiến bộ”,... đo chỉ dành cho những ứng viên mới ra trường. Còn đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì những từ ngữ đó thật sự thừa thãi.
1.4. Viết ngắn gọn, xúc tích những cần đầy đủ nội dung cần truyền tải
Nhà tuyển dụng không thể nào mà dành hết thời gian quy báu của mình ra để đọc hết những thông tin mà các ứng viên đưa đến, vậy nên bạn cần viết những nội dung thật là cô đọng. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên gói gọn phần này trong khoảng 100 từ, nếu bạn viết quá dài thì nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng bỏ qua bạn ngay.
Trên đây là những hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu dành cho những bạn có nhu cầu và mong muốn được làm việc trong ngành này.
Xem thêm: Việc làm xuất nhập khẩu
2. Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu cho từng vị tri
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Mục tiêu làm nhân viên kinh doanh trong ngắn hạn
“Là người có khả năng giao tiếp tốt và có vốn ngoại ngữ kha ổn, tôi mong muốn trong thời gian ngăn làm việc tại công ty có thể hòa nhập được với môi trường mới và hoàn thành tốt nhàng nhiệm vụ được giao.”
- Mục tiêu làm việc trong dài hạn
“Với kinh nghiệm cũng như kỹ năng là nhân viên kinh doanh trong một thời gian dài có được, tôi mong muốn sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về mặt kinh tê, phát triển hệ thống khách hàng vững chắc và hy vọng trong khoảng thời gian 3 năm sau khi làm việc tôi sẽ được đảm nhận những vị trí cao hơn trong công việc.”
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
- Mục tiêu làm việc trong ngắn hạn
“Trong thời gian ngắn hạn tôi sẽ cố gắng hòa nhập và thích nghi với môi trường xuất nhập khẩu và hoàn thành tốt những công việc mà công ty giao phó và tự mình học hỏi để phát triển bản thân ngày một tốt hơn”.
- Mục tiêu dài hạn trong công việc
“Là một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường xuất nhập khẩu tại vị trí nhân viên chứng từ, mục tiêu của tôi là dược phát triển một cách tốt nhất trong môi trường chuyên nghiệp. Và trong thời gian tơi co thể đảm nhận những vị trí cao hơn trong công việc như: trưởng phòng hoặc quản lý bộ phận.”
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu vị trí nhân viên thu mua
- Mục tiêu ngắn hạn vị trí nhân viên thu mua
“Mục tiêu trong ngắn hạn của tôi khi làm việc tại vị trí nhân viên thu mua đó là có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc mới và bắt kịp tiến độ công việc của doanh nghiệp. Tôi mong muốn sẽ mang đến cho doanh nghiệp những đối tác tiềm năng mới và đảm bảo được chất lượng đầu vào của sản phẩm tốt nhất.”
- Mục tiêu dài hạn vị trí nhân viên thu mua
“Mục tiêu dài hạn của tôi tại vị trí nhân viên thu mua là có thể cống hiến hết mình cho công ty và xây dựng được nguồn đối tác tiềm năng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước. au khoảng 3 đến 5 năm làm việc tôi mong muốn đảm nhận những vị trí cao hơn để giúp doanh nghiệp có nhiều sự phát triển hơn.”
2.4. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên thanh toán quốc tế
- Mục tiêu ngắn hạn vị trí thanh toán quốc tế
“Là người có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt cả trong giao tiếp và văn bản, bên cạnh đó hiểu biết về những tiêu chuẩn UCP 600 và các nguyên tắc khác, tôi chắc chắn rằng trong thời gian ngăn tôi co thể thích nghi và hoàn thành tốt công việc được giao.”
- Mục tiêu dài hạn vị trí nhân viên thanh thanh toán quốc tế
“Bằng những kinh nghiệm cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt của mình chắc chắn trong thời gian khoảng 2 đến 3 năm tôi sẽ cố gắng trở thành một người quản lý hoặc một người trưởng phòng tốt, giúp công ty xây dựng được một phòng thanh toán quốc tế chuyên nghiệp và bắt kịp với sự phát triển của thế giới.”
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Định hướng nghề nghiệp tương lai
2.5. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu
- Mục tiêu ngắn hạn trong công việc nhân viên hiện trường
“Là một người hoạt bát, hương ngoại và không ngại khó khăn, mục tiêu trong ngắn hạn của tôi khi làm việc tại vị trí này đó là thực hiện thật tốt những công việc mà công ty giao phó và cố gắng tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các phòng ban.”
- Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên hiện trường
“Trong thời gian dài làm việc tại công ty, chắc chắn tôi sẽ công hiên thật nhiều cho công ty và sẵn sàng đảm nhận những vai trò lớn lao hơn như vị trí quản lý hoặc trưởng phòng. Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như những hỗ trợ từ bạn lãnh đạo cộng với sự cố gắng của bạn thân chắc chắn tôi co thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.”
Ngoài mục tiêu nghề nghiệp ra còn các mục khác: trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc cũng rất quan trọng nữa đấy. Nó giúp cho nhà tuyển dụng kỹ năng của bạn có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển hay không nên hãy viết thật cẩn thận và chính xác nhé.
Dưới đây là hướng dẫn về viết mục tiêu nghề nghiệp cho cv ngành xuất nhập khẩu và một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí trong ngành nghề này. Hy vọng với những chia sẻ vô cùng hữu ích trên sẽ giúp bạn có được mục tiêu nghề nghiệp thật ấn tượng trong CV xin việc của mình nhé.
3107 0