Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý hiệu quả
Theo dõi viecday365 tạiKhi ứng tuyển vào vị trí thư ký trợ lý, đa số các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nộp CV để có thể đánh giá và quyết định sẽ gặp mặt ai vào vòng phỏng vấn. Nếu muốn có một CV chất lượng và gây ấn tượng, thì bạn nên bắt đầu từ mục tiêu nghề nghiệp. Đây là mục đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc khi họ nhận CV của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết viết mục này thế nào thì hãy đọc cách viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý dưới đây, đảm bảo có thể đốn tim nhà tuyển dụng.
1. Cần chuẩn bị những gì khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp
Điều đầu tiên bạn cần hiểu rằng thư ký, trợ lý là một vai trò đảm nhận những công việc chính như hỗ trợ quản lý, giám đốc điều hành,... Vị trí này cần sử dụng nhiều kỹ năng, quản lý, giao tiếp qua lời nói và văn bản,... Vì thư ký, trợ lý có thể bao gồm nhiều vai trò và chuyên môn khác nhau nên khá khó để vạch ra một hoặc hai mục tiêu chính trong một CV.
Tuy nhiên, mục tiêu của thư ký trong CV cần tập trung vào việc hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ điều hành vì đây là chức năng chính mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm khi tuyển dụng cho vị trí này. Mục tiêu khác của CV thư ký trợ lý là thể hiện kinh nghiệm thích hợp với những công cụ, phần mềm hay quy trình của công ty tuyển dụng. Những công cụ này dù có đơn giản hay phức tạp đến đâu, thì bạn cũng nên lồng ghép nó vào kinh nghiệm bạn sử dụng nó trước đây để có thể áp dụng cho công việc sau này.
Xem thêm: Bí quyết viết thư xin việc thư ký - trợ lý hấp dẫn, độc đáo
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý hiệu quả
Mục tiêu trong CV của bạn phải có khả năng thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn có kỹ năng và tư tưởng cần thiết cho vai trò thư ký trợ lý. Đồng thời, mục tiêu nghề nghiệp phải đảm bảo rằng bạn hiểu các yêu cầu của công ty cho vị trí thư ký trợ lý và bạn có thể cung cấp những kiến thức và kỹ năng của mình cho công việc.
Để có thể viết một mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý tốt cho CV của mình, bạn cần hiểu rằng nhà tuyển dụng thực sự muốn gì ở ứng viên họ mong muốn, sau đó việc của bạn là khiến bản thân trông gần giống nhất với ứng viên hoàn hảo này. Muốn biết nhà tuyển dụng cần gì thì bạn nên đọc thật kỹ bản mô tả chi tiết công việc được họ công bố cho vị trí này, tìm kiếm các từ khóa đề cập đến yêu cầu và trách nhiệm cần thiết.
Để khiến cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên đề cập đến những kinh nghiệm trước đây của bạn sẽ có lợi như thế nào đối với công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể tự trả lời những câu hỏi sau như:
- Bạn có thể làm những việc gì để đóng góp cho tổ chức và cách thức bạn hỗ trợ như thế nào?
- Kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn có khiến cho bạn phù hợp với môi trường và văn hóa công ty hay không?
- Làm thế nào bạn có thể giúp tổ chức hay người bạn sẽ làm trợ lý, thư ký hoàn thành công việc mà bạn vẫn có thể duy trì được mục tiêu cá nhân của bản thân.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể chia ra là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu rõ ràng nhằm mục đích nổi bật bản thân mà không bị trình bày quá dài dòng. Với vị trí thư ký trợ lý, mục tiêu ngắn hạn mà họ cần đạt được là có thể đáp ứng được mọi tiêu chuẩn và yêu cầu công việc mà lãnh đạo giao phó, đây là mục tiêu mang tính nghiệp vụ. Đó có thể là khả năng sắp xếp công việc, lịch trình hay hỗ trợ xử lý các tài liệu một cách hiệu quả.
Với mục tiêu dài hạn bạn có thể đề cập đến việc trở thành một cách tay phải đắc lực trong việc giúp sếp của mình xử lý mọi chuyện một cách nhanh chóng và hiệu quả, hoặc có thể thay mặt sếp quản lý một số công chuyện. Hoặc là hoàn thiện bản thân một cách hoàn hảo để đảm nhận nhiệm những vai trò to lớn hơn trong tương lai.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể bắt đầu với những đặc điểm nổi bật của bản thân và bổ sung 2-3 kỹ năng chính giúp ích cho công việc rồi mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn một cách rõ ràng, cùng những gì có thể đóng góp cho công ty hay tổ chức bạn ứng tuyển. Với mỗi mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn) thì bạn chỉ nên viết tầm 2-3 dòng, không lan man, rõ ràng, mạch lạc.
Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ra vị trí ứng tuyển và tên công ty một cách rõ ràng, để nhà tuyển dụng có thể xác định đúng vị trí mà bạn quan tâm. CV được nộp rải rác, không có sự đầu tư tìm hiểu vào vị trí ứng tuyển. Đồng thời, trong các CV chuyên nghiệp, phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên hạn chế, tránh dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nên dùng các động từ thể hiện hành động để nhấn mạnh và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đó là các điều cần nhớ và quy tắc khi viết một mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí thư ký, trợ lý. Sau đây sẽ là các ví dụ viết phần mục tiêu mà các bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành thống kê chi tiết
3. Ví dụ những mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí thư ký và trợ lý
Với cách hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp bên trên, viecday365.com sẽ đưa ra một vài ví dụ mẫu cho bạn.
Ví dụ 1:
- Mục tiêu ngắn hạn: Một người có ý chí cầu tiến, động lực cao và đang quan tâm đến vị trí thư ký tại công ty Bella Cop Hoa Kỳ, một tổ chức có nhịp độ phát triển nhanh. Các kỹ năng giao tiếp và quản lý đặc biệt của bản thân sẽ được sử dụng toàn diện cho các hoạt động hiệu quả của công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Hoàn thiện các kỹ năng của bản thân để có thể xử lý tốt các sự vụ được giao phó, trở thành thư ký trưởng cho giám đốc công ty Bella Cop.
Ví dụ 2:
- Mục tiêu ngắn hạn: Một cá nhân trung thực và năng động với nhiều kinh nghiệm trong công tác xử lý các công việc hành chính khác nhau, bao gồm cả việc xây dựng quan hệ khách hàng và chuẩn bị các báo cáo. Mong muốn làm việc tại công ty Sumsang Enterprise với tư cách là thư ký trợ lý.
- Mục tiêu dài hạn: Hoàn thành các kỹ năng quản lý và hành chính nhân sự để có thể đảm nhiệm vị trí quản lý một cách xuất sắc trong tương lai.
Nếu bạn chỉ ghi một mục tiêu duy nhất thì bạn có thể ghi:
- Tìm kiếm chức năng thư ký trong một tổ chức yêu cầu 10 năm kinh nghiệm, cung cấp hỗ trợ văn thư cho các giám đốc điều hành cấp cao trong môi trường pháp lý và sản xuất như công ty SD.
- Có được vị trí thư ký trong một tổ chức hướng đến con người với môi trường đầy thách thức như công ty TNHH và TM Hoàng Hà, góp phần giúp công ty đạt được mục tiêu, đồng thời tối đa hóa các kỹ năng và kinh nghiệm thư ký của bản thân.
- Hỗ trợ tổ chức theo cách có giúp ban lãnh đạo công ty Liverpool đưa ra quyết định nhanh chóng và hợp lý hơn trong tình hình hiện tại và cho tương lai.
Ngoài cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý, các mục khác như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, sở thích,... bạn cũng cần lưu ý viết thật đầy đủ và chính xác để giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng và hiểu thêm về con người bạn
Nếu biết viết mục tiêu nghề nghiệp một cách mạnh mẽ và thông minh, bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Mong rằng với hướng dẫn và gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm thư ký trợ lý bên trên, bạn đã có thể giúp bản thân tăng thêm cơ hội đến vị trí mơ ước của mình.
4078 0