Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư ấn tượng
Theo dõi viecday365 tạiMột trong những ngành nghề đem lại thu nhập khủng hàng đầu trong thị trường việc làm tại Việt Nam đó chính là Kiến trúc sư. Không những lương cao, chế độ quyền lợi nhận được còn hấp dẫn nên có không ít ứng viên nhảy vào với mong muốn sở hữu việc làm này.
Để sở hữu việc làm kiến trúc sư, không phải chỉ dựa vào năng lực thực tế mà thành, ứng viên cần phải chuẩn bị một mẫu CV xin việc với đầy đủ yếu tố hoàn hảo. Đồng thời hãy chú trọng hơn với mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư, nhìn vào đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự quyết tâm của bạn ở mức nào.
1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư trong CV xin việc
Thông thường, trước khi có việc làm thì ứng viên ngành kiến trúc nói chung và ứng viên kiến trúc sư nói riêng đều phải vượt qua rất nhiều cửa ải do nhà tuyển dụng đưa ra. Trong đó khâu nộp hồ sơ là thử thách đầu tiên mà bạn cần đối mặt.
Vì nhiều lý do như thiếu hiểu biết về việc làm, thiếu kinh nghiệm viết CV mà có không ít ứng viên đã phải tạm biệt cuộc chơi ngay từ sớm. Khi nhà tuyển dụng đòi hỏi những thông tin chất lượng thì họ lại không cung cấp được.
Một sự thật có thể bạn không biết đó là, với mỗi bản CV xin việc kiến trúc sư, nhà tuyển dụng thường muốn khám phá mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên đầu tiên. Những thông tin này thường có đặc điểm khá thú vị, nó không được thể hiện theo một khuôn mẫu nào, mà sẽ do ứng viên bằng lời văn của mình viết lại những mong muốn của bản thân với công việc hiện tại.
Kiến trúc sư thực sự là một việc làm không dễ dàng có được, bởi vậy khi tham gia ứng tuyển thì ứng viên cần phải hết sức cẩn thận để trở nên ưu tú nhất. Nếu chưa biết thu phục nhà tuyển dụng bằng cách nào thì hãy bắt đầu từ mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư bạn nhé.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư ấn tượng
Trước khi tiến đến nội dung chi tiết, hãy đảm bảo rằng bạn đã xác định được vị trí mình làm việc là gì. Thế giới của kiến trúc sư có rất nhiều vị trí khác nhau, nếu không tách biệt chúng thì rất có thể bạn sẽ là ứng viên tiếp theo phải ra về đấy.
2.1. Xác định rõ vị trí kiến trúc sư mình ứng tuyển
Chắc hẳn bạn đã từng nghe những cái tên như kiến trúc sư thiết kế, kiến trúc sư cảnh quan hay kiến trúc sư quy hoạch rồi chứ. Thật không khó để bắt gặp chúng trong cuộc sống nhất là khi bạn lại là sinh viên của chuyên ngành kiến trúc này.
Việc xác định rõ vị trí ứng tuyển sẽ giúp ứng viên xác định công việc cụ thể cùng với những yêu cầu mình phải đáp ứng. Ngoài ra bạn sẽ có những cách riêng để thể hiện phần mục tiêu nghề nghiệp độc đáo hơn.
Chi tiết về cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí kiến trúc sư chính là điều mà không chỉ bạn mà còn nhiều người khác quan tâm. Hãy tham gia tìm hiểu ngay để biết cách hoàn thiện mẫu CV xin việc của mình nhé.
2.2. Chi tiết nội dung mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí kiến trúc sư
2.2.1. Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư thiết kế
Ở mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư thiết kế, ứng viên cần làm nổi bật yếu tố kinh nghiệm của mình. Cùng với đó là trình độ chuyên môn với những bản vẽ nhà, biệt thự, công trình dịch vụ như khách sạn hay resort 5 sao,...
Tất cả những thông tin đưa vào cần chính xác và chỉ nhắc qua sau đó hướng tới nội dung chính là mong muốn của bạn với vị trí hiện tại, kèm theo mục tiêu phấn đấu trong tương lai là gì.
Ví dụ:
“Là người sở hữu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế các công trình kiến trúc lớn như thiết kế biệt thự, thiết kế chung cư, nhà ở kèm nội thất,... Bên cạnh đó, tôi còn có thể sử dụng thành thạo những phần mềm chuyên dụng dùng trong thiết kế như là Acad, Revit và 3Dmax,... Tin chắc mình sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà quý công ty giao phó.
Ngoài ra, với ý định gắn bó lâu dài thì trong 5 năm tới, tôi muốn mình trở thành trưởng phòng kiến trúc để cùng ban lãnh đạo tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng hơn nữa.”
Bạn có thể trình bày tương tự nhưng triển khai theo giọng văn của mình, miễn làm sao để nhà tuyển dụng hiểu được những mong muốn của bạn đối với vị trí kiến trúc sư thiết kế đang ứng tuyển.
2.2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư cảnh quan như thế nào?
Tương tự như kiến trúc sư thiết kế, khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho kiến trúc sư cảnh quan thì bạn cũng có thể điểm qua một vài thông tin pr bản thân như kinh nghiệm làm việc hoặc thành tích nào đó để thu hút nhà tuyển dụng.
Ví dụ:
“Sở hữu chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng 2 với hơn 5 năm kinh nghiệm làm nghề thiết kế cảnh quan cho những khu đô thị lớn bậc nhất cả nước, đồng thời những dự án khách sạn hay resort nhiều sao thì tôi nghĩ mình có đủ năng lực để tiếp nhận những nhiệm vụ mới do quý công ty đưa ra.
Khi làm việc, tôi dự định mình sẽ trở thành nhân viên xuất sắc nhất với vị trí hiện tại và có thể trong vòng 5 năm tới tôi sẽ phấn đấu để ngồi vào vị trí trưởng phòng kiến trúc cảnh quan mà mình từng mơ ước. Rất mong sắp tới sẽ được hợp tác cùng quý ông/quý bà cho một sự nghiệp ngày càng phát triển”
2.2.3. Mục tiêu nghề nghiệp cho kiến trúc sư quy hoạch
Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư quy hoạch sẽ được viết như thế nào? Để tránh nhàm chán, bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn cho cv của mình.
Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: Tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc quy hoạch đô thị, cộng với kinh nghiệm làm việc trong ngành 5 năm, tôi tin rằng mình sẽ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Mục tiêu dài hạn: Với những kiến thức được học ở trường cộng thêm 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, tôi mong muốn mình sẽ trở thành những nhân viên ưu tú của công ty.
Như vậy, cũng không cần quá cầu kỳ, những mẫu CV xin việc kiến trúc sư quy hoạch sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi có nội dung mục tiêu nghề nghiệp chất lượng.
3. Sinh viên mới ra trường thì cần viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc ra sao?
Nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể đưa vào một số thành tích xuất sắc mà mình đã có ở trường, ví dụ từng đạt nhiều học bổng, từng được cử đi du học nước ngoài, thường xuyên đạt điểm cao trong các môn học chuyên ngành,...
Ví dụ:
"Having been a student who achieved many scholarships, in the upcoming time, I will strive to complete all the assigned tasks within the shortest period possible."
4. Cần chú ý những gì khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí kiến trúc sư?
Mục tiêu nghề nghiệp chính là một thành phần hấp dẫn tạo nên một bản CV chất lượng, nếu mẫu CV kiến trúc của bạn không đạt chuẩn về nội dung hay hình thức thì điều đó đồng nghĩa với việc thông tin sẽ kém hiệu quả hơn.
Có một số lỗi mà ứng viên thường mắc phải khi viết CV xin việc, nhất là mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư đó là lỗi chính tả, lỗi trình bày, viết sai font chữ, nội dung quá dài,...
Ngoài ra, nên tập trung vào trọng tâm của vấn đề, viết CV cho vị trí nào thì xoay quanh vị trí đó. Nếu phát hiện bạn đang bị lạc đề thì rất nhanh thôi, bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chiến này.
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư đã được làm rõ với bài viết trên đây. Hy vọng sắp tới các kiến trúc sư tương lai sẽ sở hữu cho mình mẫu CV xin việc ấn tượng nhất.
1512 0