Trọn bộ mô tả công việc barista cho ứng viên chính xác và đầy đủ
Theo dõi viecday365 tạiNói về những công việc tại các quán cà phê, đa số đều là những công việc sử dụng bằng sức lao động. Tuy nhiên trên thực tế, có những công việc là sự kết hợp của sự khéo léo đôi bàn tay, sự thẩm mỹ và cảm thụ vị giác của mình. Đó chính là công việc barista. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mô tả công việc barista trong bài viết hôm nay nhé!
Tìm việc làm nhà hàng khách sạn
1. Giới thiệu chung về công việc barista ở Việt Nam
Nếu như bartender là một tên gọi dành cho những người pha chế rượu và những loại đồ uống có cồn thì barista là cái tên được đặt cho những người pha chế cà phê, trà. Có thể thấy hiện nay, các quán đồ uống mọc lên như nấm sau mưa, được đầu tư cả về đa dạng các loại đồ uống cho đến view ngồi. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà nó bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu của con người hiện nay. Đó là muốn tìm một nơi không chỉ để thưởng thức đồ uống mà có thể ngồi tụ tập, trò chuyện và làm việc. Thậm chí những quán cà phê còn trở thành nơi làm việc của nhiều freelancer hiện nay. Từ lý do đó mà những quán này bắt buộc phải có một đội ngũ barista cho mình nhằm phục vụ được lượng khách đông đảo.
Nhu cầu tuyển dụng barista hiện nay rẽ nhánh thành 2 hình thức làm việc đó là nhân viên pha chế bán thời gian và nhân viên pha chế toàn thời gian. Với nhiệm vụ chính đúng như tên gọi là pha chế, các barista sẽ thể hiện tài nghệ pha chế, trang trí của mình để tạo ra những loại đồ uống vừa đạt yếu tố thẩm mỹ lẫn hương vị. Trên thế giới, barista cũng như bartender đó là tạo ra công thức pha chế riêng và khả năng biểu diễn. Tuy nhiên ở Việt Nam, các barista thường được hướng dẫn về những công thức chung của cửa hàng đồ uống đó và không tập trung vào yếu tố biểu diễn khi pha chế. Đổi lại thì yêu cầu khi tuyển dụng barista ở Việt Nam cũng sẽ có phần thấp hơn và công việc cũng sẽ dàn trải nhiều hơn trong một ngày làm việc.
2. Những trách nhiệm công việc và mô tả đầy đủ của vị trí barista
Nhìn chung, nhiệm vụ của barista chỉ xoay quanh các vấn đề về đồ uống, trong đó nhấn mạnh về trách nhiệm pha chế. Mặc dù vậy, các barista vẫn được đòi hỏi phải đảm bảo các công việc chi tiết khác để có thể mang đến chất lượng sản phẩm và cả chất lượng dịch vụ đến với khách hàng. Đó là mục tiêu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của cửa hàng thông qua các barista.
2.1. Pha chế đồ uống
Nhiệm vụ chính và cũng là quan trọng nhất của các barista đó chính là pha chế đồ uống. Các barista sẽ đứng trực tiếp tại các quầy thực hiện nhận order của khách hàng dựa trên menu của quán. Họ phải đảm bảo rằng đồ uống được pha chế theo đúng công thức mà thương hiệu đã xây dựng, điều này tuyệt đối quan trọng trong việc tạo dấu ấn về hương vị để cạnh tranh kinh doanh của từng thương hiệu đồ uống. Muốn làm được điều này, barista phải đảm bảo các yếu tố về màu sắc của đồ uống, mùi vị của đồ uống và hình thức của đồ uống. Đặc biệt, hiện nay để nâng cao hơn về chất lượng phục vụ thì khách hàng có thể yêu cầu về định lượng đường, đá hay các hương liệu trong đồ uống. Vì vậy thêm một công việc nữa trong nhiệm pha chế của barista đó chính là đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.2. Tư vấn đồ uống
Không chỉ là pha chế đồ uống, vị trí làm việc của các barista cũng thể hiện một nhiệm vụ chính nữa của họ đó chính là tư vấn đồ uống. Không phải ngẫu nhiên mà các barista thường được đứng ngay tại quầy order và thu ngân. Bởi lẽ đây là vị trí mà khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với các barista để hỏi về các loại đồ uống. Barista sẽ có nhiệm vụ giới thiệu cũng như tư vấn các loại đồ uống bên mình sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng nhất. Nếu so với nhân viên order chắc chắn barista sẽ có hiểu biết về các loại đồ uống hơn như loại đồ uống nào dùng lạnh thì ngon hơn, loại đồ uống nào giải mát nhanh, loại đồ uống nào tốt cho sức khỏe hơn, … Hoặc ở một số quán cà phê hiện nay phục vụ thêm cả desert thì nhân viên barista cũng sẽ tư vấn loại đồ uống nào sẽ hợp với món ăn kèm.
Xem thêm: Tìm việc làm pha chế Barista
2.3. Chuẩn bị nguyên liệu và dọn dẹp khu pha chế
Không chỉ đơn thuần là pha chế, các barista cũng có nhiệm vụ về khâu chuẩn bị nguyên liệu và dọn dẹp khu pha chế của mình. Ở đây khi nói về chuẩn bị nguyên liệu không có nghĩa là bạn phải mua chúng mà sẽ phải theo dõi việc sử dụng các nguyên liệu đã hết hoặc còn hạn sử dụng hay không để thông báo với ban quản lý. Không những thế đối với một số đồ uống cần có sự sơ chế nguyên liệu trước thì các barista sẽ chính là người thực hiện công đoạn này. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong để sẵn sàng cho một ngày làm việc, trong quá trình ấy, barista sẽ phải đảm bảo khu pha chế lúc nào cũng phải gọn gàng sạch sẽ bằng việc dọn dẹp và vệ sinh máy móc, cốc chén và bồn rửa. Trong nhiệm vụ này thì họ cũng sẽ kiểm luôn nhiệm vụ bảo quản các loại máy móc pha chế và thông báo để xử lý khi có hỏng hóc.
2.4. Xử lý các yêu cầu và phàn nàn về đồ uống của khách hàng
Cuối cùng không thể thiếu trong nhiệm vụ công việc barista đó là xử lý các yêu cầu đặc biệt và sự phàn nàn về đồ uống của khách hàng. Là kinh doanh đồ uống song bản chất nó vẫn là một ngành dịch vụ cho nên yêu cầu về công việc trong tất cả các vị trí trong quán cà phê đều phải nhiệm vụ này. Trong quá trình phục vụ ấy, sẽ rất nhiều trường hợp bạn sẽ gặp phải khách hàng khó tính. Cụ thể là khách hàng có thể yêu cầu một loại đồ uống đặc biệt hơn trong menu có sẵn. Trong trường hợp này ở các thương hiệu đồ uống có tiếng thì họ yêu cầu các barista phải tiếp nhận order đặc biệt này để phục vụ. Bên cạnh đó thì barista cũng phải xử lý các phàn nàn và giải quyết mọi vấn đề về chất lượng đồ uống của khách hàng.
Các bạn có thể thảm khảo bản mô tả cụ thể về công việc này ở một quán cà phê tại đây.
2.5. Các nhiệm vụ khác
Ngoài những nhiệm vụ cụ thể trên thì vị trí barista cũng kèm theo nhiều nhiệm vụ khác, ví dụ như:
- Lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho công tác pha chế
- Rà soát các hóa đơn đảm bảo sự trùng khớp giữa nguyên liệu đã sử dụng và số lượng sản phẩm đã phục vụ khách hàng
- Thống kê các đơn pha chế sai, hỏng, đổ
- Kiểm tra đều đặn về các kho chứa hàng, tủ đựng nguyên liệu, …
- Đề xuất các ý tưởng mới cho việc mở rộng menu đồ uống của thương hiệu
- Kết hợp với nhân viên phục vụ để nâng cao chất lượng phục vụ hơn
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của quản lý cửa hàng
Tất cả những nhiệm vụ này đều hướng đến mục đích cuối cùng đó là đảm bảo sự chỉn chu trong quy trình phục vụ khách hàng, mang đến sản phẩm thỏa mãn nhất với nhu cầu của khách hàng. Barista thậm chí còn được xem như là bộ mặt thương hiệu cho nên các trách nhiệm liên quan đến phục vụ khách hàng phải luôn được ưu tiên.
Xem thêm: Mô tả công việc giám sát nhà hàng
3. Tiêu chí khi tuyển dụng vị trí barista
Như đã đề cập ở phần giới thiệu, mặc dù trên thế giới, barista được coi là một nghề ngang với đầu bếp, song ở Việt Nam, vị trí barista chưa thực sự được coi là một nghề bài bản. Chính vì vậy mà khi tuyển dụng, các yêu cầu được đưa ra cới các ứng viên có phần ít hơn và cũng dễ dàng hơn. Trong đó ưu điểm lớn nhất là ứng viên không nhất thiết phải có một chứng chỉ hay qua một trường lớp đào tạo về pha chế nào. Nguyên nhân cho điều này là mỗi quán cà phê sẽ tự xây dựng các công thức và quy trình pha chế riêng cho nên nó sẽ thực hiện việc đào tạo đó khi tuyển nhân viên barista. Song song với điều này thì các cửa hàng và thương hiệu vẫn có sự ưu tiên nhiều hơn với các ứng viên đã có kinh nghiệm pha chế trước đó.
Barista không chỉ đơn thuần là người pha chế mà còn là bộ mặt của một thương hiệu. Cho nên trong tiêu chí tuyển dụng của barista thường kèm theo là những người có ngoại hình, không phân biệt là nam hay nữ. Đa số các thương hiệu cũng có sự “cân nhắc” hơn với những bạn trẻ trong độ tuổi 18 - 25 tuổi hơn là những bạn có độ tuổi chững chạc hơn vì sự năng động của ứng viên trong độ tuổi này được thể hiện hơn. Ngoài ra, các yêu cầu về phẩm chất, phong cách làm việc cũng tương đối được quan tâm khi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho vị trí barista.
Cụ thể đó là:
- Ứng viên phải là người có yêu thích về các loại cà phê, trà
- Ứng viên phải là người sạch sẽ, chỉn chu và gọn gàng
- Ứng viên phải có ý thức về sự trung thực, và trách nhiệm đối với công việc pha chế của mình
- Ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, ưu tiên hơn với ứng viên có khả năng về ngoại ngữ
- Ứng viên có thái độ làm việc tích cực, hoạt bát và luôn tập trung trong công việc của mình
Không dừng lại ở những yêu cầu khi đi ứng tuyển này, thậm chí sau khi đã trúng tuyển thì các tập sự barista cũng phải thực hiện những yêu cầu sau như:
- Đảm bảo công việc đúng quy trình và phong cách của cửa hàng
- Nắm rõ các nguyên tắc về phục vụ của cửa hàng
- Học thuộc nhanh chóng các công thức đồ uống trong menu của nhà hàng
- …
Nếu barista tập sự không thể đảm bảo những yêu cầu này thì sẽ không được ký hợp đồng làm việc với cửa hàng. Quá trình này được gọi là quá trình training barista phổ biến của các chuỗi cửa hàng đồ uống hiện nay, và ứng viên bắt buộc phải vượt qua các thử thách này để chính thức trở thành barista của cửa hàng.
4. Mức lương và đãi ngộ cho các barista
Do được xếp vào nhóm công việc cho lao động phổ thông cho nên mức lương của vị trí barista ở Việt Nam không quá cao. Song so với những việc làm tay chân khác thì nó vẫn là một mức lương đáng mơ ước, đặc biệt là vị trí barista thuộc các chuỗi cửa hàng có tiếng. Cụ thể, trung bình mức lương cứng full time cho vị trí này ở thị trường rơi vào khoảng 5 đến 6.000.000 đồng/ tháng. Trong khi đó ở một vài thương hiệu có tiếng thì con số này có thể lên đến 7.000.000đ cho đến 10.000.000 đồng / tháng. Mặc dù vậy những barista vẫn có được những nguồn thu khác ngoài mức lương cứng của công việc này như tiền tips của khách, tiền thưởng theo doanh thu hàng tháng, …
Ngoài ra, với các barista làm việc theo hình thức bán thời gian (làm theo tiếng) thì mức lương được trả cho các bạn trung bình từ 15.000đ - 20.000đ 1 giờ. Mức giá này được cho là khá cao so với các công việc part time tại Việt Nam hiện nay. Tính ra, nếu một nhân viên barista part time làm một ngày 5 tiếng thì một tháng, các bạn có thể kiếm được từ 2.500.000 cho đến 3.500.000 một tháng. Các bạn vừa có thể đảm bảo việc học hoặc các công việc trong giờ hành chính khác lại vừa có thêm thu nhập ngoài giờ bằng công việc này.
Barista không chỉ được nhận một mức lương tốt, ổn định mà còn kèm theo sau đó là rất nhiều các đãi ngộ khác, đặc biệt là với barista làm full time.
- Các bạn sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, ...
- Được nghỉ phép có lương 12 ngày một năm
- Được thưởng lương thứ 13, thưởng Tết theo thâm niên làm việc
- Có lộ trình thăng tiến rõ ràng (đặc biệt là ở những chuỗi đồ uống lớn)
- Được đào tạo chuyên nghiệp về pha chế và tham gia các buổi tập huấn ngành Drink&desert miễn phí
- Được tham gia các buổi du lịch, liên hoan định kỳ của cửa hàng
- …
Còn đối với vị trí part time thì các barista cũng được linh hoạt trong việc đổi ca làm việc, điều này tạo thuận lợi hơn cho việc sắp xếp công việc chính của các bạn. Ngoài ra một số chế độ như sinh nhật, thưởng Tết, du lịch thì barista part time cũng vẫn được hưởng đầy đủ.
Bài viết trên đây là trọn bộ mô tả công việc barista đầy đủ nhất dành cho những bạn ứng viên đang quan tâm công việc này. Nếu bạn đã cảm thấy phù hợp và háo hức với công việc này thì có thể truy cập ngay vào website viecday365.com để tìm kiếm cho mình những vị trí tuyển dụng barista hấp dẫn nhất!
1903 0